Chất Ketamine là gì? kinh doanh sản phẩm có chứa chất Ketamine có bị phạt?
Có nhiều hợp chất chỉ được sử dụng trong y tế, khoa học và được cơ quan có thẩm quyền chuyên môn quyết định cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, không ít các trường hợp kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường lại chứa hợp chất Ketamine. Vậy đây là chất gì và kinh doanh sản phẩm có chứa chất Ketamine có bị xử phạt? 1. Chất Ketamine là gì? Ketamine có phải ma túy? Cụ thể tại danh mục III ban hành kèm Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định hợp chất Ketamine được liệt kê số 40 danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Lý do, chất Ketamine được liệt kê vào nhóm thuốc loại III là vì được dùng như một loại thuốc gây mê, hiện được phép sử dụng trong bệnh viện và các cơ sở y tế. Tuy nhiên, Ketamine cũng bị lạm dụng cho mục đích khác vì có thể gây ảo giác, an thần và sử dụng kéo dài có thể dẫn đến gây nghiện. Do đó, Ketamine cũng được xem là ma túy nếu sử dụng trái phép, dù vậy hợp chất này không bị nghiêm cấm tuyệt đối mà được sử dụng trong y học, y tế và khoa học. 2. Những hợp chất bị hạn chế sử dụng tương tự như Ketamine Theo quy định hiện nay, có rất nhiều phân loại hợp chất, tiền chất ma túy trên thị trường và thế giới. Thì tương tự như Ketamine vẫn còn một số chất bị hạn chế hoặc cấm sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: (1) Amphetamine Amphetamine là chất có tính chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Đây là một loại thuốc được kê toa ở nhiều quốc gia. Trong y khoa, Amphetamine được sử dụng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng ngủ rũ, béo phì và trước đây được dùng để điều trị nghẹt mũi và trầm cảm, tăng cường thành tích thể thao và nhận thức. Amphetamine hiện nay được sử dụng bất hợp pháp cho mục đích giải trí và dùng như một chất kích thích tình dục và gia tăng khoái cảm. Amphetamine có thể sử dụng bằng đường uống, hít và đôi khi được sử dụng bằng đường tiêm chích. (2) Methamphetamine Methamphetamine (thường gọi ma túy đá hay Meth) có cấu trúc và có nhiều đặc tính tương tự như Amphetamine. Meth là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương mạnh, trong y khoa mặc dù có thể được chỉ định điều trị cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và béo phì nhưng rất ít khi được dùng do nguy hiểm và có hiệu quả kém. (3) Cocaine Cocain là alkaloid được chiết xuất từ cây coca (Erythroxylum coca) được trồng phổ biến ở một số quốc gia Nam Mỹ như Colombia, Peru, Bolivia. Sử dụng cocain hoặc cây coca có thể ở các dạng khác nhau. Ở Việt Nam, cocain ít phổ biến và chỉ có ở dạng cocain hydrocloride hay cacain base. 3. Mức phạt hành chính khi kinh doanh sản phẩm có Ketamine trái phép Căn cứ Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính trong vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy đối với cá nhân như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; + Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý; + Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy. + Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển. + Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. - Phạt tiền từ 40 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động. Lưu ý: Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt gấp 2 lần. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như sau: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. - Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng. - Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng. - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh dù cố ý hoặc vô tình kinh doanh sản phẩm mà chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc sản xuất mà sản phẩm đó có chứa chất Ketamine có thể bị phạt tiền lên đến 130 triệu đồng, trường hợp vượt định khung hành chính có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành vi vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Quy định pháp luật về đối tượng áp dụng đối với vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học này? 1. Đối tượng áp dụng cho vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học Căn cứ Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. - Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm. - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam; Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp; Tổ hợp tác; Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này. 2. Mức phạt hành chính Căn cứ Điều 50 Nghị định 45/2022/NĐ-CP - Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định. - Hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại không tuân thủ các quy định của pháp luật thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã được phê duyệt tại Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ban hành kèm theo giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm: điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; thực hiện các quy trình về: nuôi dưỡng, chăm sóc loài; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền). - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: • Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; • Hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại điểm b khoản 5 Điều này. Như vậy đối với vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có mức phạt tiền cao nhất là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú giống và khác gì nhau?
Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như khu vực địa lý hành chính. Để dễ dàng xác định nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú để làm thủ tục hành chính thì người dân cần phải phân biệt được nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú như sau: 1. Điểm giống nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Thuật ngữ cư trú chỉ ra rằng đây là nơi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, nơi cư trú được chia thành 2 loại gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. 2. Điểm khác nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Căn cứ Nơi thường trú Nơi tạm trú Khái niệm Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020) là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Bản chất Chủ yếu ở thường xuyên, lâu dài đa phần là nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. Chủ yếu sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn. Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn tối đa 2 năm và có thể gia hạn thêm Nơi đăng ký cư trú - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều kiện đăng ký - Có chỗ ở hợp pháp; - Nhập hộ khẩu về nhà người thân - Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ - Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội - Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động - Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú - Sinh sống từ 30 ngày trở lên. Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp. Ở và làm việc trên 30 ngày. Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Mục phạt vi phạm Phạt 500.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng (khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Cây của người khác trồng trên phần đất của mình thì thuộc về ai?
Hiện nay, không hiếm khi bắt gặp những trường hợp người khác tự ý trồng cây lấn sang đất hoặc trồng trên phần đất trống thuộc đất của mình. Lâu ngày khi cây đã lớn thì phần cây này có thuộc quyền sở hữu của mình hay không? Nhiều người lợi dụng lòng tin để trồng cây nhờ trên phần đất trống chưa được sử dụng, qua đó thực hiện việc hiện tranh chấp đất đai với chủ sở hữu quyền sử dụng đất, tình huống này giải quyết thế nào? 1. Giấy chứng nhậnQSDĐ là vật quan trọng khi có tranh chấp Khi hàng xóm hoặc người lạ trồng cây lên phần đất của mình mà chưa có rào chắn và được sự cho phép hoặc không cho phép sau khoản thời gian đủ lâu cây trồng đã lớn mà người trồng cây có ý định chiếm đất làm tài sản của mình. Thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi tắt là (QSDĐ) chính là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp và công nhận. Qua đó, nếu người có quyền sử dụng đất tranh chấp đất đai tại tòa sẽ được pháp luật bảo vệ nếu chủ sử dụng đất đai có đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp. 2. Người có QSDĐ được phép thực hiện những gì? Căn cứ Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về những quyền chung đối với người được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thì người có QSDĐ sẽ được phép thực hiện đối với phần đất của mình cụ thể như sau: - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định Luật Đất đai 2013. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, người có QSDĐ hợp pháp sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền lợi của mình bởi mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và người có đất sẽ có toàn quyền thực hiện những hành vi pháp luật cho phép trong quá trình sử dụng đất và những chủ thể khác phải tôn trọng quyền này. 3. Có được chặt cây người khác trên đất của mình? Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản mà người có QSDĐ hợp pháp cần lưu ý để tránh vi phạm pháp luật. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải thực hiện tranh chấp thông qua việc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình thì người này cũng đã vi phạm pháp luật về hành vi hủy hoại tài sản của người khác, vì thế chủ thể có tài sản bị xâm hại không nên tự ý thực hiện. 4. Mức phạt đối với hành vi tự ý chặt cây không đúng quy định Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. Lưu ý: Tổ chức có hành vi vi phạm tương tự như cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần số tiền trên. Như vậy, cây của người khác trồng trên phần đất của người có QSDĐ hợp pháp là sai quy định pháp luật, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý giải quyết vụ việc bằng tranh chấp cá nhân mà nên thông qua phương pháp hòa giải và khiếu kiện.
Chất Ketamine là gì? kinh doanh sản phẩm có chứa chất Ketamine có bị phạt?
Có nhiều hợp chất chỉ được sử dụng trong y tế, khoa học và được cơ quan có thẩm quyền chuyên môn quyết định cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, không ít các trường hợp kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường lại chứa hợp chất Ketamine. Vậy đây là chất gì và kinh doanh sản phẩm có chứa chất Ketamine có bị xử phạt? 1. Chất Ketamine là gì? Ketamine có phải ma túy? Cụ thể tại danh mục III ban hành kèm Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định hợp chất Ketamine được liệt kê số 40 danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Lý do, chất Ketamine được liệt kê vào nhóm thuốc loại III là vì được dùng như một loại thuốc gây mê, hiện được phép sử dụng trong bệnh viện và các cơ sở y tế. Tuy nhiên, Ketamine cũng bị lạm dụng cho mục đích khác vì có thể gây ảo giác, an thần và sử dụng kéo dài có thể dẫn đến gây nghiện. Do đó, Ketamine cũng được xem là ma túy nếu sử dụng trái phép, dù vậy hợp chất này không bị nghiêm cấm tuyệt đối mà được sử dụng trong y học, y tế và khoa học. 2. Những hợp chất bị hạn chế sử dụng tương tự như Ketamine Theo quy định hiện nay, có rất nhiều phân loại hợp chất, tiền chất ma túy trên thị trường và thế giới. Thì tương tự như Ketamine vẫn còn một số chất bị hạn chế hoặc cấm sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: (1) Amphetamine Amphetamine là chất có tính chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Đây là một loại thuốc được kê toa ở nhiều quốc gia. Trong y khoa, Amphetamine được sử dụng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng ngủ rũ, béo phì và trước đây được dùng để điều trị nghẹt mũi và trầm cảm, tăng cường thành tích thể thao và nhận thức. Amphetamine hiện nay được sử dụng bất hợp pháp cho mục đích giải trí và dùng như một chất kích thích tình dục và gia tăng khoái cảm. Amphetamine có thể sử dụng bằng đường uống, hít và đôi khi được sử dụng bằng đường tiêm chích. (2) Methamphetamine Methamphetamine (thường gọi ma túy đá hay Meth) có cấu trúc và có nhiều đặc tính tương tự như Amphetamine. Meth là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương mạnh, trong y khoa mặc dù có thể được chỉ định điều trị cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và béo phì nhưng rất ít khi được dùng do nguy hiểm và có hiệu quả kém. (3) Cocaine Cocain là alkaloid được chiết xuất từ cây coca (Erythroxylum coca) được trồng phổ biến ở một số quốc gia Nam Mỹ như Colombia, Peru, Bolivia. Sử dụng cocain hoặc cây coca có thể ở các dạng khác nhau. Ở Việt Nam, cocain ít phổ biến và chỉ có ở dạng cocain hydrocloride hay cacain base. 3. Mức phạt hành chính khi kinh doanh sản phẩm có Ketamine trái phép Căn cứ Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính trong vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy đối với cá nhân như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; + Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý; + Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy. - Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy. + Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy. + Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển. + Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. - Phạt tiền từ 40 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động. Lưu ý: Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt gấp 2 lần. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như sau: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. - Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng. - Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng. - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh dù cố ý hoặc vô tình kinh doanh sản phẩm mà chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc sản xuất mà sản phẩm đó có chứa chất Ketamine có thể bị phạt tiền lên đến 130 triệu đồng, trường hợp vượt định khung hành chính có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành vi vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Quy định pháp luật về đối tượng áp dụng đối với vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học này? 1. Đối tượng áp dụng cho vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học Căn cứ Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. - Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm. - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam; Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp; Tổ hợp tác; Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này. 2. Mức phạt hành chính Căn cứ Điều 50 Nghị định 45/2022/NĐ-CP - Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định. - Hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại không tuân thủ các quy định của pháp luật thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã được phê duyệt tại Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ban hành kèm theo giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm: điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; thực hiện các quy trình về: nuôi dưỡng, chăm sóc loài; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền). - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: • Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; • Hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại điểm b khoản 5 Điều này. Như vậy đối với vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có mức phạt tiền cao nhất là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú giống và khác gì nhau?
Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như khu vực địa lý hành chính. Để dễ dàng xác định nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú để làm thủ tục hành chính thì người dân cần phải phân biệt được nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú như sau: 1. Điểm giống nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Thuật ngữ cư trú chỉ ra rằng đây là nơi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, nơi cư trú được chia thành 2 loại gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. 2. Điểm khác nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Căn cứ Nơi thường trú Nơi tạm trú Khái niệm Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020) là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Bản chất Chủ yếu ở thường xuyên, lâu dài đa phần là nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. Chủ yếu sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn. Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn tối đa 2 năm và có thể gia hạn thêm Nơi đăng ký cư trú - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều kiện đăng ký - Có chỗ ở hợp pháp; - Nhập hộ khẩu về nhà người thân - Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ - Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội - Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động - Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú - Sinh sống từ 30 ngày trở lên. Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp. Ở và làm việc trên 30 ngày. Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Mục phạt vi phạm Phạt 500.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng (khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Cây của người khác trồng trên phần đất của mình thì thuộc về ai?
Hiện nay, không hiếm khi bắt gặp những trường hợp người khác tự ý trồng cây lấn sang đất hoặc trồng trên phần đất trống thuộc đất của mình. Lâu ngày khi cây đã lớn thì phần cây này có thuộc quyền sở hữu của mình hay không? Nhiều người lợi dụng lòng tin để trồng cây nhờ trên phần đất trống chưa được sử dụng, qua đó thực hiện việc hiện tranh chấp đất đai với chủ sở hữu quyền sử dụng đất, tình huống này giải quyết thế nào? 1. Giấy chứng nhậnQSDĐ là vật quan trọng khi có tranh chấp Khi hàng xóm hoặc người lạ trồng cây lên phần đất của mình mà chưa có rào chắn và được sự cho phép hoặc không cho phép sau khoản thời gian đủ lâu cây trồng đã lớn mà người trồng cây có ý định chiếm đất làm tài sản của mình. Thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi tắt là (QSDĐ) chính là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp và công nhận. Qua đó, nếu người có quyền sử dụng đất tranh chấp đất đai tại tòa sẽ được pháp luật bảo vệ nếu chủ sử dụng đất đai có đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp. 2. Người có QSDĐ được phép thực hiện những gì? Căn cứ Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về những quyền chung đối với người được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thì người có QSDĐ sẽ được phép thực hiện đối với phần đất của mình cụ thể như sau: - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định Luật Đất đai 2013. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, người có QSDĐ hợp pháp sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền lợi của mình bởi mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và người có đất sẽ có toàn quyền thực hiện những hành vi pháp luật cho phép trong quá trình sử dụng đất và những chủ thể khác phải tôn trọng quyền này. 3. Có được chặt cây người khác trên đất của mình? Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản mà người có QSDĐ hợp pháp cần lưu ý để tránh vi phạm pháp luật. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải thực hiện tranh chấp thông qua việc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình thì người này cũng đã vi phạm pháp luật về hành vi hủy hoại tài sản của người khác, vì thế chủ thể có tài sản bị xâm hại không nên tự ý thực hiện. 4. Mức phạt đối với hành vi tự ý chặt cây không đúng quy định Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. Lưu ý: Tổ chức có hành vi vi phạm tương tự như cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần số tiền trên. Như vậy, cây của người khác trồng trên phần đất của người có QSDĐ hợp pháp là sai quy định pháp luật, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý giải quyết vụ việc bằng tranh chấp cá nhân mà nên thông qua phương pháp hòa giải và khiếu kiện.