Một số điều cần biết về quyền của người LGBT
LGBT là viết tắt của cộng đồng người: đồng tính, song tính và chuyển giới. Hiện nay, họ là những người có giới tính dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại trong xã hội. Còn theo quy định pháp luật, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự ghi nhận: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” Do vậy, về mặt pháp lý danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thuộc cộng đồng LGBT là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 1- Quyền chuyển đổi giới tính Cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định pháp luật. >>>Người đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không? Việc chuyển đổi giới tính không làm thay đổi họ của người đã chuyển đổi giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) người đã chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự có quyền thay đổi tên phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Việc thay đổi tên của người đã chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS). 2- Quyền xác định lại giới tính Cá nhân có quyền xác định lại giới trong trường hợp giới tính của người đó: (1) bị khuyết tật bẩm sinh hoặc (2) chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định. >>>Người đã xác định lại giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không? Tương tự như chuyển đổi giới tính, việc xác định lại giới tính không làm thay đổi họ của người đã xác định lại giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có), pháp luật công nhận người xác định lại giới tính có quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính được xác định lại. Việc thay đổi tên được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS). >>>Giới hạn của quyền xác định lại giới tính: Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ về nhân thân phù hợp giới tính đã được chuyển đổi thì cá nhân có thể yêu cầu về việc chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, việc thực hiện yêu cầu này có liên quan nhiều đến hạn chế quyền công dân của chính cá nhân có nhu cầu chuyển đổi và của các chủ thể khác có liên quan, do đó phải bằng quy định của luật. Trường hợp luật đã có quy định về chuyển đổi giới tính thì cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục được quy định trong luật, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc hạn chế quyến sau đây: + Thứ nhất: Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015). + Thứ hai: Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định trên thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định. (Điều 10) 3 - Chung sống giữa những người cùng giới tính có bị coi là vi phạm điều cấm của Luật HNGĐ không? Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã bãi bỏ điều cấm về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính so với quy định cũ tại Luật Hôn nhân gia đình 2000 trước đây. Theo đó, không hề có quy định nào cấm cho phép việc chung sống giữa những người LGBT. Vì vậy, Chung sống giữa những người cùng giới tính không bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hôn nhân giữa những người này chưa được Nhà nước thừa nhận (Khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014). 4- Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì giải quyết như thế nào? Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì họ sẽ không được chế định “ Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 1 Luật HNGĐ 2014)” vì họ không thỏa mãn yếu tố “khác giới” – nam, nữ sống chung; và hơn nữa cũng không thỏa mãn yếu tố “sống như vợ chồng” vì pháp luật hiện hành không công nhận mối quan hệ vợ, chồng giữa những người cùng giới. Chính vì vậy, khi hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì: - Trước hết việc giải quyết căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. - Trường hợp không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc hòa giải ngoài tòa án hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc chung, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản riêng của người nào nào thì được giao lại cho người đó; tài sản chung được phân chia theo công sức đóng góp mỗi bên, nếu tài sản chung là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, tài sản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, tài sản sở hữu trí tuệ thì việc xác định tài sản được áp dụng theo pháp luật có liên quan. 5- Người LGBT có quyền nhận nuôi con nuôi không? Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. Đồng thời, pháp luật quy định những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng theo quy định của luật. Như vậy, không hề có quy định nào cấm việc người LGBT được quyền nhận con nuôi. Theo đó, về nguyên tắc, một cá nhân thuộc cộng đồng LGBTI có quyền nhận nuôi con nuôi khi đảm bảo các điều kiện nêu trên.
Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật khiếu nại 2011. Có “ủy quyền khiếu nại” được không? Vì những lý do khách quan mà trong nhiều trường hợp cá nhân không thể thực tiếp thực hiện việc khiếu nại. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại. Ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trước sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Chủ thể được ủy quyền Theo đó, người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng các phương thức: tự mình khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại. Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau: - Cách 1: Tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khái niệm "người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật khiếu nại năm 2011, thế nên cần hiểu những người khác có đủ năng lực hành vi dân sự là người như thế nào? Do chưa có quy định xác định cụ thể nên chúng ta chiếu theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân để xác định như sau: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự." Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ những trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, Luật Khiếu nại 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” để thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng. - Cách 2: Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có cần chứng thực giấy ủy quyền khiếu nại? Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 2011 có ghi nhận: Nếu nhiều người khiếu về cùng một nội dung và bằng đơn thì phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện. Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng chỉ quy định người được ủy quyền phải xuất trình chứng minh nhân dân, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý. Như vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật về khiếu nại hiện hành đều KHÔNG quy định văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền) cho người đại diện phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người ủy quyền cư trú hoặc yêu cầu văn bản này phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Một số điều cần biết về giao dịch CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Giao dịch CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT là gì? Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì giao dịch “chuyển quyền sử dụng đất” được hiểu là: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” Điều kiện thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định: Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Thời điểm được thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 thì: thời điểm để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất là khi có giấy chứng nhận. Lưu ý: Nếu trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì: người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hiệu lực của Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Đất đai là tài sản đặc biệt, việc xác lập quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất không giống như tài sản là động sản khác quy định trong Bộ luật dân sự. Mà việc chuyển quyền sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính căn cứ Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai: 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Ghi tên người có quyền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận Luật đất đai 2013 không quy định về độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận. Giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự, theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về độ tuổi thực hiện giao dịch dân sự như sau: Điều 21. Người chưa thành niên Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện, xác lập và đứng tên trên Giấy chứng nhận nhưng phải được ghi rõ là người đại diện của người nhận thừa kế. Trường hợp chưa đủ 18 tuổi muốn tự mình xác lập, thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Một số điều cần biết về “Phiếu lý lịch tư pháp”
Nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ, khá mơ hồ khái niệm về "Phiếu lý lịch tư pháp". Vậy, loại giấy tờ này là gì? Đề cập, ghi nhận về nội dung gì? Bài viết dưới đây mình sẽ đề cập đến một số thông tin bạn cần biết liên quan đến "Phiếu lý lịch tư pháp" để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009) Phiếu lý lịch tư pháp là một loại tài liệu (phiếu) do Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trên đó cung cấp các thông tin chứng minh: + Một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án. + Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại? Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan). Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp: + Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam + Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình. Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Phiếu lý lịch tư pháp làm ở đâu? Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp đối với: + Công dân Việt Nam không xác định được nơi cư trú hoặc nơi tạm trú. + Công dân nước ngoài đã sinh sống tại Việt Nam. Sở Tư pháp nơi thường trú sẽ cấp đối với: + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước. + Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. + Công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Tuy nhiên trong Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi, bổ sung 2017 thì không còn phân chia đối tượng cấp như thế nữa mà thay vào đó cả 02 cơ quan là Sở Tư pháp và Cơ qian quản lý lý lịch tư pháp trên đều có quyền cấp theo yêu cầu, cụ thể: 1. Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp và Sở Tư pháp là cơ quan thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu. 2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. 3. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích và thông tin về việc đương nhiên xóa án tích chưa được cập nhật vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 3 Điều 32a của Luật này, Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu cấp Phiếu đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố, quyết định khởi tố, Tòa án, Cơ quan điều tra có liên quan cung cấp thông tin về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người đó. Hiện nay, cơ quan Nhà nước đã triển khai thực hiện lý lịch tư pháp trực tuyến. Không còn phải xếp hàng chờ đợi, chúng ta có thể nhận kết quả lý lịch tư pháp ngay khi ngồi tại nhà. Làm Phiếu lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (gồm lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2) đều phải cung cấp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu) kèm theo các loại giấy tờ sau: + Bản sao CMND hoặc hộ chiếu + Bản sao sổ hộ khẩu, giấy thường trú hoặc xác nhận tạm trú. + Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài). Phiếu lý lịch tư pháp làm trong bao lâu? Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày. Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu? Thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó. Ví dụ: + Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày. (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014) + Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. (Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi) + Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.(Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014) + Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm (đăng trên Website Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Do đó, cần quy định thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp, việc xác định thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp rất cần thiết, tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất.
Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân” hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là chế độ thăm nuôi phạm nhân. Trên cơ sở đó, người thân của phạm nhân sẽ có sắp xếp phù hợp để tiến hành thăm phạm nhân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phạm nhân gồm những ai? Trước tiên chúng ta cần hiểu “phạm nhân” theo quy định được hiểu như thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định:“ Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân.” Người thân của phạm nhân gồm những ai? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định người thân (thân nhân) phạm nhân được gặp phạm nhân là những người sau: Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân 1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân. Cụ thể phải qua 02 bước sau: Bước 1: Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. Trong đó, Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân. Thời gian gặp người thân của phạm nhân và các chế độ thăm gặp khác Điều 3 thông tư 46/2011/TT- BCA quy định về thời gian và các chế độ thăm gặp người thân của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. - Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ. - Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Lưu ý: Đối với Phạm nhân là người chưa thành niên: được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.
Một số điều cần biết về quyền của người LGBT
LGBT là viết tắt của cộng đồng người: đồng tính, song tính và chuyển giới. Hiện nay, họ là những người có giới tính dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại trong xã hội. Còn theo quy định pháp luật, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự ghi nhận: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” Do vậy, về mặt pháp lý danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thuộc cộng đồng LGBT là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 1- Quyền chuyển đổi giới tính Cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định pháp luật. >>>Người đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không? Việc chuyển đổi giới tính không làm thay đổi họ của người đã chuyển đổi giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) người đã chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự có quyền thay đổi tên phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Việc thay đổi tên của người đã chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS). 2- Quyền xác định lại giới tính Cá nhân có quyền xác định lại giới trong trường hợp giới tính của người đó: (1) bị khuyết tật bẩm sinh hoặc (2) chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định. >>>Người đã xác định lại giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không? Tương tự như chuyển đổi giới tính, việc xác định lại giới tính không làm thay đổi họ của người đã xác định lại giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có), pháp luật công nhận người xác định lại giới tính có quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính được xác định lại. Việc thay đổi tên được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS). >>>Giới hạn của quyền xác định lại giới tính: Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ về nhân thân phù hợp giới tính đã được chuyển đổi thì cá nhân có thể yêu cầu về việc chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, việc thực hiện yêu cầu này có liên quan nhiều đến hạn chế quyền công dân của chính cá nhân có nhu cầu chuyển đổi và của các chủ thể khác có liên quan, do đó phải bằng quy định của luật. Trường hợp luật đã có quy định về chuyển đổi giới tính thì cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục được quy định trong luật, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc hạn chế quyến sau đây: + Thứ nhất: Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015). + Thứ hai: Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định trên thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định. (Điều 10) 3 - Chung sống giữa những người cùng giới tính có bị coi là vi phạm điều cấm của Luật HNGĐ không? Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã bãi bỏ điều cấm về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính so với quy định cũ tại Luật Hôn nhân gia đình 2000 trước đây. Theo đó, không hề có quy định nào cấm cho phép việc chung sống giữa những người LGBT. Vì vậy, Chung sống giữa những người cùng giới tính không bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hôn nhân giữa những người này chưa được Nhà nước thừa nhận (Khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014). 4- Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì giải quyết như thế nào? Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì họ sẽ không được chế định “ Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 1 Luật HNGĐ 2014)” vì họ không thỏa mãn yếu tố “khác giới” – nam, nữ sống chung; và hơn nữa cũng không thỏa mãn yếu tố “sống như vợ chồng” vì pháp luật hiện hành không công nhận mối quan hệ vợ, chồng giữa những người cùng giới. Chính vì vậy, khi hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì: - Trước hết việc giải quyết căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. - Trường hợp không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc hòa giải ngoài tòa án hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc chung, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản riêng của người nào nào thì được giao lại cho người đó; tài sản chung được phân chia theo công sức đóng góp mỗi bên, nếu tài sản chung là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, tài sản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, tài sản sở hữu trí tuệ thì việc xác định tài sản được áp dụng theo pháp luật có liên quan. 5- Người LGBT có quyền nhận nuôi con nuôi không? Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. Đồng thời, pháp luật quy định những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng theo quy định của luật. Như vậy, không hề có quy định nào cấm việc người LGBT được quyền nhận con nuôi. Theo đó, về nguyên tắc, một cá nhân thuộc cộng đồng LGBTI có quyền nhận nuôi con nuôi khi đảm bảo các điều kiện nêu trên.
Một số điều cần biết về “ủy quyền trong khiếu nại”
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật khiếu nại 2011. Có “ủy quyền khiếu nại” được không? Vì những lý do khách quan mà trong nhiều trường hợp cá nhân không thể thực tiếp thực hiện việc khiếu nại. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại. Ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trước sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Chủ thể được ủy quyền Theo đó, người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng các phương thức: tự mình khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại. Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau: - Cách 1: Tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khái niệm "người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật khiếu nại năm 2011, thế nên cần hiểu những người khác có đủ năng lực hành vi dân sự là người như thế nào? Do chưa có quy định xác định cụ thể nên chúng ta chiếu theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân để xác định như sau: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự." Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ những trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, Luật Khiếu nại 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” để thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng. - Cách 2: Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có cần chứng thực giấy ủy quyền khiếu nại? Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 2011 có ghi nhận: Nếu nhiều người khiếu về cùng một nội dung và bằng đơn thì phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện. Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng chỉ quy định người được ủy quyền phải xuất trình chứng minh nhân dân, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý. Như vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật về khiếu nại hiện hành đều KHÔNG quy định văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền) cho người đại diện phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người ủy quyền cư trú hoặc yêu cầu văn bản này phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Một số điều cần biết về giao dịch CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Giao dịch CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT là gì? Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì giao dịch “chuyển quyền sử dụng đất” được hiểu là: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” Điều kiện thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định: Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Thời điểm được thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 thì: thời điểm để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất là khi có giấy chứng nhận. Lưu ý: Nếu trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì: người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hiệu lực của Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất Đất đai là tài sản đặc biệt, việc xác lập quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất không giống như tài sản là động sản khác quy định trong Bộ luật dân sự. Mà việc chuyển quyền sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính căn cứ Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai: 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Ghi tên người có quyền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận Luật đất đai 2013 không quy định về độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận. Giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự, theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, quy định về độ tuổi thực hiện giao dịch dân sự như sau: Điều 21. Người chưa thành niên Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện, xác lập và đứng tên trên Giấy chứng nhận nhưng phải được ghi rõ là người đại diện của người nhận thừa kế. Trường hợp chưa đủ 18 tuổi muốn tự mình xác lập, thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Một số điều cần biết về “Phiếu lý lịch tư pháp”
Nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ, khá mơ hồ khái niệm về "Phiếu lý lịch tư pháp". Vậy, loại giấy tờ này là gì? Đề cập, ghi nhận về nội dung gì? Bài viết dưới đây mình sẽ đề cập đến một số thông tin bạn cần biết liên quan đến "Phiếu lý lịch tư pháp" để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009) Phiếu lý lịch tư pháp là một loại tài liệu (phiếu) do Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trên đó cung cấp các thông tin chứng minh: + Một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án. + Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại? Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan). Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp: + Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam + Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình. Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Phiếu lý lịch tư pháp làm ở đâu? Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp đối với: + Công dân Việt Nam không xác định được nơi cư trú hoặc nơi tạm trú. + Công dân nước ngoài đã sinh sống tại Việt Nam. Sở Tư pháp nơi thường trú sẽ cấp đối với: + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước. + Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. + Công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Tuy nhiên trong Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi, bổ sung 2017 thì không còn phân chia đối tượng cấp như thế nữa mà thay vào đó cả 02 cơ quan là Sở Tư pháp và Cơ qian quản lý lý lịch tư pháp trên đều có quyền cấp theo yêu cầu, cụ thể: 1. Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp và Sở Tư pháp là cơ quan thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu. 2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. 3. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích và thông tin về việc đương nhiên xóa án tích chưa được cập nhật vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 3 Điều 32a của Luật này, Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu cấp Phiếu đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố, quyết định khởi tố, Tòa án, Cơ quan điều tra có liên quan cung cấp thông tin về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người đó. Hiện nay, cơ quan Nhà nước đã triển khai thực hiện lý lịch tư pháp trực tuyến. Không còn phải xếp hàng chờ đợi, chúng ta có thể nhận kết quả lý lịch tư pháp ngay khi ngồi tại nhà. Làm Phiếu lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (gồm lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2) đều phải cung cấp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu) kèm theo các loại giấy tờ sau: + Bản sao CMND hoặc hộ chiếu + Bản sao sổ hộ khẩu, giấy thường trú hoặc xác nhận tạm trú. + Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài). Phiếu lý lịch tư pháp làm trong bao lâu? Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày. Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu? Thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó. Ví dụ: + Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày. (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014) + Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. (Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi) + Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.(Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014) + Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm (đăng trên Website Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Do đó, cần quy định thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp, việc xác định thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp rất cần thiết, tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất.
Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân” hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là chế độ thăm nuôi phạm nhân. Trên cơ sở đó, người thân của phạm nhân sẽ có sắp xếp phù hợp để tiến hành thăm phạm nhân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phạm nhân gồm những ai? Trước tiên chúng ta cần hiểu “phạm nhân” theo quy định được hiểu như thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định:“ Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân.” Người thân của phạm nhân gồm những ai? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định người thân (thân nhân) phạm nhân được gặp phạm nhân là những người sau: Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân 1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân. Cụ thể phải qua 02 bước sau: Bước 1: Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. Trong đó, Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân. Thời gian gặp người thân của phạm nhân và các chế độ thăm gặp khác Điều 3 thông tư 46/2011/TT- BCA quy định về thời gian và các chế độ thăm gặp người thân của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. - Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ. - Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Lưu ý: Đối với Phạm nhân là người chưa thành niên: được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.