Nguyên tắc xác định quốc tịch có yếu tố nước ngoài cho con?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam xác định quốc tịch của con có yếu tố nước ngoài như thế nào? Nếu con sinh ra có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì con sẽ theo quốc tịch ai? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Nguyên tắc xác định quốc tịch có yếu tố nước ngoài cho con? Theo Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam như sau: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Vậy, dù trẻ em có sinh ra ở nước ngoài thì con vẫn có quốc tịch Việt Nam khi cha mẹ đều là công dân Việt Nam. Theo Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau: - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Vậy: Nếu trẻ em sinh ra ở cả Việt Nam và nước ngoài sẽ có quốc tịch Việt Nam khi: + Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia không quốc tịch + Mẹ là công dân Việt Nam, không rõ cha. + Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia không rõ quốc tịch thì thỏa thuận bằng văn bản. Nếu không thoả thuận được mà trẻ sinh ra ở Việt Nam thì theo quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Vậy nếu sinh ra ở Việt Nam, có cha và mẹ hoặc mẹ (không rõ cha) đều ra người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam Theo Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, trẻ chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây: - Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài; - Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài. Khi nào được nhập quốc tịch Việt Nam? Để được nhập quốc tịch Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau: - Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; + Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định trên nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại không phải có các điều kiện như trên, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. - Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện trên và thực hiện các thủ tục theo quy định sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam. Xem thêm: Công dân Việt Nam được mang tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Người không quốc tịch có được đăng ký thường trú tại Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: “Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú 1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. 2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. 3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. 4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.” Căn cứ tại Điều 41, Điều 42 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định: “Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú ... 2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. 5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. Điều 42. Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch 1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn xin thường trú; b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại ViệtNam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. 2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.” “Điều 5. Giải quyết thường trú 2. Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú: … b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú. 3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú: … b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.” Theo đó, người không quốc tịch cần chuẩn bị các hồ sơ nêu trên và gửi đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin nhập hộ khẩu.
Nguyên tắc xác định quốc tịch có yếu tố nước ngoài cho con?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam xác định quốc tịch của con có yếu tố nước ngoài như thế nào? Nếu con sinh ra có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì con sẽ theo quốc tịch ai? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Nguyên tắc xác định quốc tịch có yếu tố nước ngoài cho con? Theo Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam như sau: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Vậy, dù trẻ em có sinh ra ở nước ngoài thì con vẫn có quốc tịch Việt Nam khi cha mẹ đều là công dân Việt Nam. Theo Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau: - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Vậy: Nếu trẻ em sinh ra ở cả Việt Nam và nước ngoài sẽ có quốc tịch Việt Nam khi: + Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia không quốc tịch + Mẹ là công dân Việt Nam, không rõ cha. + Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia không rõ quốc tịch thì thỏa thuận bằng văn bản. Nếu không thoả thuận được mà trẻ sinh ra ở Việt Nam thì theo quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Vậy nếu sinh ra ở Việt Nam, có cha và mẹ hoặc mẹ (không rõ cha) đều ra người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam Theo Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, trẻ chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây: - Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài; - Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài. Khi nào được nhập quốc tịch Việt Nam? Để được nhập quốc tịch Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau: - Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; + Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định trên nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại không phải có các điều kiện như trên, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. - Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện trên và thực hiện các thủ tục theo quy định sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam. Xem thêm: Công dân Việt Nam được mang tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Người không quốc tịch có được đăng ký thường trú tại Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: “Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú 1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. 2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. 3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. 4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.” Căn cứ tại Điều 41, Điều 42 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định: “Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú ... 2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. 5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. Điều 42. Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch 1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn xin thường trú; b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại ViệtNam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. 2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.” “Điều 5. Giải quyết thường trú 2. Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú: … b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú. 3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú: … b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.” Theo đó, người không quốc tịch cần chuẩn bị các hồ sơ nêu trên và gửi đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin nhập hộ khẩu.