Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Vừa qua Bộ Y tế đã ban hành danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 kèm theo Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024. Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam Theo đó, trong danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 có: - 425 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 05 năm. - 156 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. - 45 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực đến 31/12/2025. Như vậy, tại Đợt 205 có 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam với hiệu lực 5 năm, 3 năm và đến đến 31/12/2025. Xem toàn bộ danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/27/618694.pdf Trách nhiệm của cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc Theo Điều 2 Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024 quy định cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có những trách nhiệm sau: - Sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc. - Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. - Thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BYT - Thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhưng chưa nộp hồ sơ cập nhật nội dung nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT thì phải thực hiện cập nhật theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 37 Thông tư 01/2018/TT-BYT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. - Sau 12 tháng kể từ ngày 24/7/2024, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành đợt này có thay đổi về nội dung hành chính phải sản xuất và lưu hành với các nội dung đã được phê duyệt thay đổi trong hồ sơ gia hạn. - Cơ sở đăng ký thuốc phải bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BYT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động. - Cơ sở sản xuất thuốc phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BYT. - Phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BYT đối với các thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. Theo đó, khi được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc cũng cần phải lưu ý thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm của mình.
Các trường hợp được sửa đổi hợp đồng trong đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Sửa đổi hợp đồng là việc chủ đầu tư, nhà thầu thống nhất sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng được sửa đổi hợp đồng mà chủ đầu tư và nhà thầu chỉ có thể sửa hợp đồng trong các trường hợp sau đây. Các trường hợp sửa đổi hợp đồng trong đấu thầu Tại Khoản 1 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 và Khoản 2 Điều 160 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện trong các trường hợp: - Trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự. - Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của chủ đầu tư. - Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật bao gồm các trường hợp: + Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng; + Sự kiện bất khả kháng; + Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; + Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác. Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép. Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm; + Thay đổi về thiết kế được duyệt; + Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư; + Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Đấu thầu; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác. 2/ Quy định về sửa đổi hợp đồng Tại Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về sửa đổi hợp đồng như sau: - Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực; - Việc sửa đổi các nội dung về tiến độ, khối lượng, giá chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng, trừ trường hợp áp dụng tùy chọn mua thêm. Tuy nhiên, các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đối với trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì không vượt dự toán gói thầu; + Không vượt thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng; + Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng - Việc sửa đổi hợp đồng được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo kết quả đầu ra; Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; Hợp đồng hỗn hợp. - Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng. - Khi chỉ số giá và các yếu tố khác biến động theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu có thể xem xét sửa đổi hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng bảo đảm phù hợp với quy định về sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản quy định tại pháp luật dân sự. - Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà khối lượng công việc quy định tại hợp đồng ban đầu chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư có thể báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 93 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. - Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và các nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng mà không phải sửa đổi hợp đồng, không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm: + Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra (nếu có) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; + Tăng, giảm khối lượng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, việc bổ sung khối lượng thuộc tùy chọn mua thêm áp dụng sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; + Tăng, giảm thời gian đối với hợp đồng theo thời gian; tăng, giảm chi phí trực tiếp thực hiện đối với hợp đồng chi phí cộng phí; tăng, giảm giá trị cơ sở để tính phần trăm chi phí đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; tăng, giảm mức giảm trừ thanh toán, mức tăng giá trị thanh toán đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp việc thay đổi các nội dung quy định tại khoản này dẫn đến không đáp ứng được một hoặc các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 thì phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép sửa đổi hợp đồng. => Như vậy, trong trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu được sửa đổi hợp đồng thì khi sửa đổi, các bên phải tuân thủ theo những quy định trên.
Hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu, căn cước gắn chíp
Ngày 25/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. 1. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ Theo đó, thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định tại Điều 9 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thời hạn có hiệu lực là 20 năm. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của thuê bao được gia hạn thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm. - Đối với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử, thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký số theo quy định tại Điều 23 Nghị định 68/2024/NĐ-CP. Đối với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử, thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký số theo quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP. 2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử được quy định tại Điều 23 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 15 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 10 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 Hộ chiếu có gắn chíp điện tử. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của IS thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng. 3. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công, vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 27 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 22 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của IS thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng. Trên đây là quy định mới về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ nói chung và chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu, thẻ căn cước có gắn chíp điện tử nói riêng. Nghị định 68/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/08/2024.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp?
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là gì? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp và có hiệu lực trong bao lâu? (1) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu là gì? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân tham dự thi và đạt kết quả quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. (2) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu phục vụ cho công việc gì? Theo Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định đấu thầu như sau: Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Ngoài ra, tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT cũng quy định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu được cấp cho các cá nhân sau: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Như vậy, các cá nhân là thành viên của tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu mới đủ điều kiện được hành nghề theo quy định của pháp luật (3) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp? Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, các cơ quan, đơn vị tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu: - Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu giao đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, hồ sơ đăng ký cấp lại, hồ sơ đăng ký cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu và tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. (4) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực bao lâu? Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc được gia hạn. Trường hợp cấp lại chứng chỉ thì ghi thời hạn theo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trước đó
Di chúc miệng sẽ có hiệu lực khi nào? Cần ít nhất mấy người làm chứng?
Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật vẫn cho phép di chúc miệng có hiệu lực pháp lý. (1) Di chúc miệng là gì? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông thường sẽ được lập bằng văn bản tuy nhiên trong trường tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng từ thời xa xưa hay được biết đến với các tên gọi khác nhau như với tên gọi như di lệnh, di ngôn, hay lệnh, ..thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết. Để tránh các trường hợp có người lợi dụng di chúc miệng để lừa dối, gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản nên Bộ luật Dân sự đã quy định một số điều kiện pháp lý đảm bảo cho di chúc miệng thể hiện đúng giá trị của người để lại di chúc. (2) Khi nào thì di chúc miệng có hiệu lực? Di chúc miệng được xem là có hiệu lực khi thỏa mãn được các điều kiện về năng lực của người lập di chúc, nội dung di chúc miệng phải hợp pháp và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Điều kiện đối với người lập di chúc miệng Dù di chúc miệng được lập ra trong tình trạng tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng người lập di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực lập di chúc theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. - Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực Điều kiện để nội dung và trình tự của di chúc miệng hợp pháp Điều kiện về nội dung: Di chúc miệng phải đảm bảo nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật ( khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015). Chính vì vậy, nếu người lập di chúc có đủ điều kiện về năng lực pháp luật nhưng nội dung di chúc miệng trái với đạo đức xã hội thì di chúc miệng được xem là vô hiệu. Điều kiện trình tự, thủ tục: Bên cạnh việc phải đảm bảo về mặt nội dung, di chúc miệng còn phải đảm bảo về mặt trình tự theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Tóm lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng thì di chúc miệng được xem là có hiệu lực. (3) Để di chúc miệng có hiệu lực cần ít nhất bao nhiêu người làm chứng? Di chúc miệng mang tính chất đặc thù nên cần có người làm chứng thì di chúc miệng mới phát sinh hiệu lực. Tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 đề cập “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” Theo quy định trên,người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất là hai người làm chứng và người làm chứng phải thỏa mãn được các điều kiện sau đây ( theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015) Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, di chúc miệng cần phải được ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng phải đáp ứng điều kiện tại Điều 632 của Bộ luật Dân sự 2015 phải được ghi chép lại và chứng thực, xác nhận chữ ký của người làm chứng thì di chúc miệng đó được xem là hợp pháp và có liệu lực. Di chúc miệng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp nào? Thứ nhất, di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ trong trường hợp sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt Thứ hai, trong các trường hợp người lập di chúc miệng đủ điều kiện lập di chúc nhưng người làm chứng của người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc người lập di chúc miệng và nội dung di chúc không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng có thể bị hủy bỏ. Bên cạnh việc lập di chúc bằng văn bản, người lập di chúc cũng có thể lập di chúc bằng miệng trong trường hợp trường tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Một di chúc miệng có hiệu lực, di chúc miệng cần phải thỏa mãn các điều kiện về năng lực của người lập di chúc, điều kiện về nội dung, trình tự di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của người lập di chúc và đáp ứng được các điều kiện về người làm chứng di chúc.
Hợp đồng cho tặng đất có hiệu lực bao lâu?
Hợp đồng tặng cho đất là một loại hợp đồng về đất đai phổ biến hiện nay, việc tặng cho đất được lập hợp đồng sẽ giúp đảm bảo được tính ràng buộc quyền và nghãi vụ giữa các bên tránh trường hợp vi phạm thỏa thuận. Tuy nhiên, ngoài các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và điều khoản trong hợp đồng ra thì nhiều người vẫn thắc mắc không biết có hiệu lực bao lâu? Hợp đồng tặng cho tài sản là gì? Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, hợp đồng này phát sinh kể từ khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng. Hợp đồng cho tặng đất có hiệu lực bao lâu? Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”. Tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động QSDĐ; VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hủy bỏ hợp đồng: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; - Trường hợp khác do luật quy định. Có được đòi lại bất động sản đã được tặng cho hay không? Hiện nay nếu hợp đồng tặng cho đất đã được công chứng hoặc chứng thực và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người được tặng cho. Cũng chính vì thế, người tặng không được đòi lại tài sản nói trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, thì vẫn có khả năng đòi lại đất đã tặng cho, cụ thể như sau: Trường hợp 1: Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau: - Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu tặng cho mảnh đất nói trên và có yêu cầu phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Nếu như người này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có cơ sở để đòi lại. Và lưu ý rằng: Ngay từ khi giao kết hợp đồng tặng cho, đồng thời cũng phải đặt ra điều kiện buộc bên được tặng phải thực hiện, không được phép đưa ra điều kiện sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản. Trường hợp 2: có thể được hoàn trả lại mảnh đất nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, như sau: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.” Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Quyết định ly hôn có còn hiệu lực không nếu vợ/chồng được tuyên bố mất tích bỗng trở về?
Càng ngày số vụ ly hôn càng gia tăng, đặc biệt, có những bạn trẻ vừa kết hôn xong đã ra tòa một cách chóng vánh. Tuy nhiên, không chỉ có mâu thuẫn về tình cảm mới ly hôn, trong trường hợp một trong hai người vợ hoặc chồng mất tích thì người còn lại cũng có quyền ly hôn đơn phương. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là Liệu khi người vợ/chồng mất tích trở về thì quyết định ly hôn đó còn hiệu lực không? Thủ tục ly hôn với người mất tích được pháp luật quy định như thế nào? Để ly hôn với người bị tuyên bố mất tích, người vợ/chồng phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Theo đó, người yêu cầu ly hôn với người bị tuyên bố mất tích phải chuẩn bị và nộp cho Tòa án những loại giấy tờ sau: - Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực); - Quyết định công bố một người mất tích; - Giấy khai sinh của con (nếu có, bản sao chứng thực); - Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản (nếu có, bản sao chứng thực)… Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích (Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Vì vợ/chồng đã mất tích nên vụ án ly hôn đơn phương này thuộc trường hợp không thể tiến hành hòa giải. Do đó, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Sau khi ly hôn, vợ/chồng mất tích quay trở về thì quyết định ly hôn còn hiệu lực không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, sau khi ly hôn thì cho dù vợ/chồng mất tích có trở về thì quyết định ly hôn vẫn còn hiệu lực. Hồ sơ ly hôn bao gồm những giấy tờ gì? - Mẫu đơn xin ly hôn gồm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương và Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình. Mẫu đơn xin ly hôn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-xin-ly-hon-ban-cap-nhat-moi-nhat.docx Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-xin-ly-hon-don-phuong(1).docx Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-thuan-tinh-ly-hon-ban-moi-cap-nhat%20(1).docx - Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu của cả hai vợ chồng (yêu cầu sao y bản chính); - Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn, nếu không có bản chính thì nộp giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, mục đích là để tòa án xác định đây có phải là hôn nhân hợp pháp hay không, và quyết định cho ly hôn thì tòa án sẽ giữ giấy tờ này); - Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con; - Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản); - Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ - chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng). Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn
Thời điểm hết hiệu lực đối với Giấy chứng cải tạo xe ô tô cấp lại là khi nào?
Giấy chứng nhận cải tạo xe ô tô là một loại giấy tờ đặc biệt khi chủ xe sử dụng phương tiện xe đã qua quy trình cải tạo được cơ quan đăng kiểm cấp. Trong trường hợp không may làm mất Giấy chứng nhận cải tạo thì Giấy chứng nhận cải tạo được cấp lại có được gia hạn thêm hiệu lực không? 1. Cải tạo xe ô tô thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 9 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện tại các cơ sở cải tạo có kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc thi công cải tạo phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Xe cơ giới sau thi công cải tạo xuất xưởng phải được cơ sở cải tạo kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm tra được lập thành Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo mẫu. 2. Nội dung nghiệm thu xe ô tô cải tạo Việc nghiệm thu xe cơ giới khi cải tạo phải theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, nghiệm thu theo trách nhiệm và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Cụ thể, Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiệm thu xe cơ giới cải tạo các nội dung sau: - Cải tạo chuyển đổi vị trí vô lăng của xe ô tô tay lái nghịch. - Cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người. - Cải tạo từ xe ô tô tải không có thùng xe đã qua sử dụng nhập khẩu. - Cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới. - Cải tạo xe cơ giới các loại thành xe chuyên dùng. 3. Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo Người có xe cơ giới cải tạo cần nghiệm thu tại cơ quan đăng kiểm cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây: - Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. - Thiết kế đã được thẩm định. Đối với trường hợp miễn thiết kế quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập. - Ảnh tổng thể chụp góc khoảng 45 độ phía trước và phía sau góc đối diện của xe cơ giới sau cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành cải tạo. - Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo. - Bảng kê các tổng thành, hệ thống thay thế mới theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. - Bản sao có xác nhận của cơ sở cải tạo các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành cải tạo. - Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng và các thiết bị chuyên dùng theo quy định. 4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận cải tạo Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cải tạo là 06 tháng, kể từ ngày ký. - Trường hợp chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo còn hiệu lực thì phải có đơn báo mất nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua các hình thức phù hợp khác đến cơ quan đã nghiệm thu để cấp lại. Cơ quan nghiệm thu cấp lại Giấy chứng nhận cải tạo ngay sau khi nhận được đề nghị của chủ xe. Giấy chứng nhận cải tạo được cấp lại có ngày hết hạn hiệu lực trùng với Giấy chứng nhận cải tạo đã mất. - Trường hợp chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo hết hiệu lực thì phải có đơn báo mất nộp cho cơ quan đã nghiệm thu để nghiệm thu và cấp mới Giấy chứng nhận cải tạo. - Trường hợp Giấy chứng nhận cải tạo hết hiệu lực thì chủ xe nộp lại Giấy chứng nhận cải tạo cũ cho cơ quan đã nghiệm thu để nghiệm thu và cấp mới Giấy chứng nhận cải tạo. Như vậy, khi chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo xe ô tô thì khi làm hồ sơ xin cấp lại thì thời điểm hết hạn của Giấy chứng nhận cải tạo xe được cấp lại sẽ trùng thời điểm với Giấy chứng nhận cải tạo đã mất.
Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu?
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Theo đó, di chúc miệng có hiệu lực trong vòng 03 tháng nếu người để lại di chúc khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt. Nếu người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng vẫn tiếp tục có hiệu lực. **Chia di sản trong trường hợp di chúc miệng hết hiệu lực: Nếu di chúc miệng đã hết hiệu lực thì di sản được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự các hàng thừa kế như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Vậy di chúc miệng có hiệu lực trong vòng 03 tháng nếu người để lại di chúc khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt và di chúc miệng đã hết hiệu lực thì di sản được chia theo pháp luật.
Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
Cho mình hỏi hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
Quy định về hiệu lực và gia hạn hiệu lực đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định: "Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng ... 5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó. ... Điều 84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ... 4. Tổ chức thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. ... Điều 86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. ... Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: ... 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này và bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại." =>> Theo quy định nêu trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực sử dụng 10 năm. Khi chứng chỉ hết hiệu lực thì được cấp gia hạn. Đơn vị có chứng chỉ có trách nhiệm thực hiện nộp hồ sơ xin gia hạn trong thời hạn là 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn này đơn vị không được gia hạn chứng chỉ mà phải nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ lần đầu. =>> Hồ sơ xin gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này - Bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp - Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại
Về hiệu lực của quyết định ủy quyền của cơ quan, người có thẩm quyền
Xin các bạn tư vấn: Trên cơ sở nội dung quy định chi tiết tại Nghị định, cơ quan, người có thẩm quyền ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định nêu trên. Tuy nhiên đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế. E muốn hỏi, vậy quyết định ủy quyền này còn hiệu lực thi hành không?
Công văn 1938/BTC-TCT: Lưu ý 24 văn bản bị hiểu lầm là hết hiệu lực
24 văn bản bị hiểu lầm là hết hiệu lực Ngày 26/2/2021, Bộ Tài chính ra Công văn 1938/BTC-TCT V/v thực hiện Thông tư 156/2013/TT-BTC và các Thông tư khác. Theo nội dung công văn, một số văn bản sau đây không phải là văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế, vì vậy cho đến khi Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế, những văn bản này chưa hết hiệu lực. 23 văn bản bao gồm: - Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP. - Thông tư 176/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro” từ Lô 09-1 theo Hiệp định 2010 và Nghị định thư 2013. - Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định 12/2015/NĐ-CP - Thông tư 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật dầu khí. - Thông tư 22/2010/TT-BTC ngày 12/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 100/2009/NĐ-CP ngày 03/11/2009 của Chính phủ quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giả dầu thô biến động tăng. - Thông tư 56/2008/TT-BTC ngày 23/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa. - Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. - Thông tư 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. - Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Khoa học công nghệ - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. - Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế. - Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ. - Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài. - Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (đã được bổ sung tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC). - Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. - Thông tư 03/2021/TT-BTC ngày 11/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. - Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chỉnh sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) và bãi bỏ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. - Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết bị Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. - Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính về cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. - Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP. - Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP. - Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 99/2016/TT-BTC. Các quy định trong các văn bản nêu trên vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có nội dung thay thế.
Infographic: 18 Luật có hiệu lực trong năm 2020
Trong năm 2020, có tất cả 18 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành; thời điểm áp dụng và phạm vi điều chỉnh của từng luật. Dưới đây là hình ảnh 18 Luật có hiệu lực trong năm 2020.
Hiệu lực của bản án dân sự theo quy định hiện hành?
Căn cứ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: - Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Căn cứ quy định trên, sau khi hết thời hạn kháng cáo của các đương sự và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (sau 30 ngày) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án dân sự sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. Mời mọi người tham khảo bài viết trên.
Thời gian có hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ?
Theo khoản 1, Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên, nội dung trong nghị định 123 được quan tâm là việc bác bỏ điều khoản ghi trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP rằng không còn bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử ngày 01/11/2020. Vậy cho hỏi việc bác bỏ này đang có hiệu lực ngay hay chờ đến 01/07/2022 ? Xin chân thành cảm ơn
Hiệu lực chứng minh nhân dân khi chưa đổi sang CCCD?
Tôi TRẦN QUANG NHỊ sinh năm 1956, đã được cấp CMND ngày 14/02/2006. Vậy tôi sử dụng CMND này đến 14/02/2021 mới đổi sang Thẻ CCCD phải không?
Hiệu lực giấy tờ khi đổi sang chứng minh nhân dân?
Bên mình có trường hợp đổi CMND sang CCCD. Vậy mình có cần đổi những giấy tờ gì liên quan không? Như thuế chẳng hạn?
Thời điểm có hiệu lực của con dấu?
Cho mình hỏi, cơ quan mình đăng ký lại mẫu dấu và được sử dụng từ ngày 6/11/2019. Vậy mình có được đóng dấu mới này vào các văn bản ra trước ngày 6/11/2019 không?
Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, việc xác định hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định theo Luật ban hành VBQPPL 2015 và các văn bản hướng dẫn của luật này, cụ thể Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật ban hành VBQPPL. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định tại Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015 như sau: Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL 1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. 2. VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Như vậy có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật như sau: - Đối với văn bản thông thường thì được quy định tại văn bản đó nhưng: + Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương; + Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. - Trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định: Ngày có hiệu lực của VBQPPL phải được quy định cụ thể ngay trong VBQPPL.
Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Vừa qua Bộ Y tế đã ban hành danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 kèm theo Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024. Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam Theo đó, trong danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 có: - 425 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 05 năm. - 156 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. - 45 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực đến 31/12/2025. Như vậy, tại Đợt 205 có 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam với hiệu lực 5 năm, 3 năm và đến đến 31/12/2025. Xem toàn bộ danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/27/618694.pdf Trách nhiệm của cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc Theo Điều 2 Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024 quy định cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có những trách nhiệm sau: - Sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc. - Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. - Thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BYT - Thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhưng chưa nộp hồ sơ cập nhật nội dung nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT thì phải thực hiện cập nhật theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 37 Thông tư 01/2018/TT-BYT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. - Sau 12 tháng kể từ ngày 24/7/2024, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành đợt này có thay đổi về nội dung hành chính phải sản xuất và lưu hành với các nội dung đã được phê duyệt thay đổi trong hồ sơ gia hạn. - Cơ sở đăng ký thuốc phải bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BYT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động. - Cơ sở sản xuất thuốc phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BYT. - Phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BYT đối với các thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. Theo đó, khi được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc cũng cần phải lưu ý thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm của mình.
Các trường hợp được sửa đổi hợp đồng trong đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Sửa đổi hợp đồng là việc chủ đầu tư, nhà thầu thống nhất sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng được sửa đổi hợp đồng mà chủ đầu tư và nhà thầu chỉ có thể sửa hợp đồng trong các trường hợp sau đây. Các trường hợp sửa đổi hợp đồng trong đấu thầu Tại Khoản 1 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 và Khoản 2 Điều 160 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện trong các trường hợp: - Trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự. - Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của chủ đầu tư. - Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật bao gồm các trường hợp: + Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng; + Sự kiện bất khả kháng; + Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; + Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác. Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép. Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm; + Thay đổi về thiết kế được duyệt; + Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư; + Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Đấu thầu; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác. 2/ Quy định về sửa đổi hợp đồng Tại Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về sửa đổi hợp đồng như sau: - Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực; - Việc sửa đổi các nội dung về tiến độ, khối lượng, giá chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng, trừ trường hợp áp dụng tùy chọn mua thêm. Tuy nhiên, các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đối với trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì không vượt dự toán gói thầu; + Không vượt thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng; + Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng - Việc sửa đổi hợp đồng được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo kết quả đầu ra; Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; Hợp đồng hỗn hợp. - Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng. - Khi chỉ số giá và các yếu tố khác biến động theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu có thể xem xét sửa đổi hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng bảo đảm phù hợp với quy định về sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản quy định tại pháp luật dân sự. - Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà khối lượng công việc quy định tại hợp đồng ban đầu chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư có thể báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 93 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. - Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và các nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng mà không phải sửa đổi hợp đồng, không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm: + Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra (nếu có) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; + Tăng, giảm khối lượng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, việc bổ sung khối lượng thuộc tùy chọn mua thêm áp dụng sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; + Tăng, giảm thời gian đối với hợp đồng theo thời gian; tăng, giảm chi phí trực tiếp thực hiện đối với hợp đồng chi phí cộng phí; tăng, giảm giá trị cơ sở để tính phần trăm chi phí đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; tăng, giảm mức giảm trừ thanh toán, mức tăng giá trị thanh toán đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp việc thay đổi các nội dung quy định tại khoản này dẫn đến không đáp ứng được một hoặc các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 thì phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép sửa đổi hợp đồng. => Như vậy, trong trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu được sửa đổi hợp đồng thì khi sửa đổi, các bên phải tuân thủ theo những quy định trên.
Hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu, căn cước gắn chíp
Ngày 25/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. 1. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ Theo đó, thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định tại Điều 9 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thời hạn có hiệu lực là 20 năm. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của thuê bao được gia hạn thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm. - Đối với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử, thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký số theo quy định tại Điều 23 Nghị định 68/2024/NĐ-CP. Đối với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử, thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký số theo quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP. 2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử được quy định tại Điều 23 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 15 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 10 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 Hộ chiếu có gắn chíp điện tử. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra hộ chiếu có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của IS thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng. 3. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công, vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 27 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 22 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng; + Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của IS thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng. Trên đây là quy định mới về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ nói chung và chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu, thẻ căn cước có gắn chíp điện tử nói riêng. Nghị định 68/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/08/2024.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp?
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là gì? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp và có hiệu lực trong bao lâu? (1) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu là gì? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân tham dự thi và đạt kết quả quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. (2) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu phục vụ cho công việc gì? Theo Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định đấu thầu như sau: Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Ngoài ra, tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT cũng quy định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn đấu thầu được cấp cho các cá nhân sau: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Như vậy, các cá nhân là thành viên của tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu mới đủ điều kiện được hành nghề theo quy định của pháp luật (3) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do đơn vị nào cấp? Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, các cơ quan, đơn vị tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu: - Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu giao đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, hồ sơ đăng ký cấp lại, hồ sơ đăng ký cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu và tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. (4) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực bao lâu? Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc được gia hạn. Trường hợp cấp lại chứng chỉ thì ghi thời hạn theo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trước đó
Di chúc miệng sẽ có hiệu lực khi nào? Cần ít nhất mấy người làm chứng?
Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật vẫn cho phép di chúc miệng có hiệu lực pháp lý. (1) Di chúc miệng là gì? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông thường sẽ được lập bằng văn bản tuy nhiên trong trường tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng từ thời xa xưa hay được biết đến với các tên gọi khác nhau như với tên gọi như di lệnh, di ngôn, hay lệnh, ..thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết. Để tránh các trường hợp có người lợi dụng di chúc miệng để lừa dối, gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản nên Bộ luật Dân sự đã quy định một số điều kiện pháp lý đảm bảo cho di chúc miệng thể hiện đúng giá trị của người để lại di chúc. (2) Khi nào thì di chúc miệng có hiệu lực? Di chúc miệng được xem là có hiệu lực khi thỏa mãn được các điều kiện về năng lực của người lập di chúc, nội dung di chúc miệng phải hợp pháp và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Điều kiện đối với người lập di chúc miệng Dù di chúc miệng được lập ra trong tình trạng tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng người lập di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực lập di chúc theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. - Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực Điều kiện để nội dung và trình tự của di chúc miệng hợp pháp Điều kiện về nội dung: Di chúc miệng phải đảm bảo nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật ( khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015). Chính vì vậy, nếu người lập di chúc có đủ điều kiện về năng lực pháp luật nhưng nội dung di chúc miệng trái với đạo đức xã hội thì di chúc miệng được xem là vô hiệu. Điều kiện trình tự, thủ tục: Bên cạnh việc phải đảm bảo về mặt nội dung, di chúc miệng còn phải đảm bảo về mặt trình tự theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Tóm lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng thì di chúc miệng được xem là có hiệu lực. (3) Để di chúc miệng có hiệu lực cần ít nhất bao nhiêu người làm chứng? Di chúc miệng mang tính chất đặc thù nên cần có người làm chứng thì di chúc miệng mới phát sinh hiệu lực. Tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 đề cập “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” Theo quy định trên,người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất là hai người làm chứng và người làm chứng phải thỏa mãn được các điều kiện sau đây ( theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015) Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, di chúc miệng cần phải được ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng phải đáp ứng điều kiện tại Điều 632 của Bộ luật Dân sự 2015 phải được ghi chép lại và chứng thực, xác nhận chữ ký của người làm chứng thì di chúc miệng đó được xem là hợp pháp và có liệu lực. Di chúc miệng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp nào? Thứ nhất, di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ trong trường hợp sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt Thứ hai, trong các trường hợp người lập di chúc miệng đủ điều kiện lập di chúc nhưng người làm chứng của người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc người lập di chúc miệng và nội dung di chúc không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng có thể bị hủy bỏ. Bên cạnh việc lập di chúc bằng văn bản, người lập di chúc cũng có thể lập di chúc bằng miệng trong trường hợp trường tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Một di chúc miệng có hiệu lực, di chúc miệng cần phải thỏa mãn các điều kiện về năng lực của người lập di chúc, điều kiện về nội dung, trình tự di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của người lập di chúc và đáp ứng được các điều kiện về người làm chứng di chúc.
Hợp đồng cho tặng đất có hiệu lực bao lâu?
Hợp đồng tặng cho đất là một loại hợp đồng về đất đai phổ biến hiện nay, việc tặng cho đất được lập hợp đồng sẽ giúp đảm bảo được tính ràng buộc quyền và nghãi vụ giữa các bên tránh trường hợp vi phạm thỏa thuận. Tuy nhiên, ngoài các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và điều khoản trong hợp đồng ra thì nhiều người vẫn thắc mắc không biết có hiệu lực bao lâu? Hợp đồng tặng cho tài sản là gì? Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, hợp đồng này phát sinh kể từ khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng. Hợp đồng cho tặng đất có hiệu lực bao lâu? Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”. Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”. Tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động QSDĐ; VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hủy bỏ hợp đồng: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; - Trường hợp khác do luật quy định. Có được đòi lại bất động sản đã được tặng cho hay không? Hiện nay nếu hợp đồng tặng cho đất đã được công chứng hoặc chứng thực và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người được tặng cho. Cũng chính vì thế, người tặng không được đòi lại tài sản nói trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, thì vẫn có khả năng đòi lại đất đã tặng cho, cụ thể như sau: Trường hợp 1: Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau: - Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu tặng cho mảnh đất nói trên và có yêu cầu phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Nếu như người này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có cơ sở để đòi lại. Và lưu ý rằng: Ngay từ khi giao kết hợp đồng tặng cho, đồng thời cũng phải đặt ra điều kiện buộc bên được tặng phải thực hiện, không được phép đưa ra điều kiện sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản. Trường hợp 2: có thể được hoàn trả lại mảnh đất nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, như sau: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.” Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Quyết định ly hôn có còn hiệu lực không nếu vợ/chồng được tuyên bố mất tích bỗng trở về?
Càng ngày số vụ ly hôn càng gia tăng, đặc biệt, có những bạn trẻ vừa kết hôn xong đã ra tòa một cách chóng vánh. Tuy nhiên, không chỉ có mâu thuẫn về tình cảm mới ly hôn, trong trường hợp một trong hai người vợ hoặc chồng mất tích thì người còn lại cũng có quyền ly hôn đơn phương. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là Liệu khi người vợ/chồng mất tích trở về thì quyết định ly hôn đó còn hiệu lực không? Thủ tục ly hôn với người mất tích được pháp luật quy định như thế nào? Để ly hôn với người bị tuyên bố mất tích, người vợ/chồng phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Theo đó, người yêu cầu ly hôn với người bị tuyên bố mất tích phải chuẩn bị và nộp cho Tòa án những loại giấy tờ sau: - Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực); - Quyết định công bố một người mất tích; - Giấy khai sinh của con (nếu có, bản sao chứng thực); - Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản (nếu có, bản sao chứng thực)… Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích (Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Vì vợ/chồng đã mất tích nên vụ án ly hôn đơn phương này thuộc trường hợp không thể tiến hành hòa giải. Do đó, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Sau khi ly hôn, vợ/chồng mất tích quay trở về thì quyết định ly hôn còn hiệu lực không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, sau khi ly hôn thì cho dù vợ/chồng mất tích có trở về thì quyết định ly hôn vẫn còn hiệu lực. Hồ sơ ly hôn bao gồm những giấy tờ gì? - Mẫu đơn xin ly hôn gồm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương và Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình. Mẫu đơn xin ly hôn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-xin-ly-hon-ban-cap-nhat-moi-nhat.docx Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-xin-ly-hon-don-phuong(1).docx Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/mau-don-thuan-tinh-ly-hon-ban-moi-cap-nhat%20(1).docx - Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu của cả hai vợ chồng (yêu cầu sao y bản chính); - Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn, nếu không có bản chính thì nộp giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, mục đích là để tòa án xác định đây có phải là hôn nhân hợp pháp hay không, và quyết định cho ly hôn thì tòa án sẽ giữ giấy tờ này); - Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con; - Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản); - Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ - chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng). Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn
Thời điểm hết hiệu lực đối với Giấy chứng cải tạo xe ô tô cấp lại là khi nào?
Giấy chứng nhận cải tạo xe ô tô là một loại giấy tờ đặc biệt khi chủ xe sử dụng phương tiện xe đã qua quy trình cải tạo được cơ quan đăng kiểm cấp. Trong trường hợp không may làm mất Giấy chứng nhận cải tạo thì Giấy chứng nhận cải tạo được cấp lại có được gia hạn thêm hiệu lực không? 1. Cải tạo xe ô tô thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 9 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện tại các cơ sở cải tạo có kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc thi công cải tạo phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Xe cơ giới sau thi công cải tạo xuất xưởng phải được cơ sở cải tạo kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm tra được lập thành Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo mẫu. 2. Nội dung nghiệm thu xe ô tô cải tạo Việc nghiệm thu xe cơ giới khi cải tạo phải theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, nghiệm thu theo trách nhiệm và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Cụ thể, Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiệm thu xe cơ giới cải tạo các nội dung sau: - Cải tạo chuyển đổi vị trí vô lăng của xe ô tô tay lái nghịch. - Cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người. - Cải tạo từ xe ô tô tải không có thùng xe đã qua sử dụng nhập khẩu. - Cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới. - Cải tạo xe cơ giới các loại thành xe chuyên dùng. 3. Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo Người có xe cơ giới cải tạo cần nghiệm thu tại cơ quan đăng kiểm cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây: - Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. - Thiết kế đã được thẩm định. Đối với trường hợp miễn thiết kế quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập. - Ảnh tổng thể chụp góc khoảng 45 độ phía trước và phía sau góc đối diện của xe cơ giới sau cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành cải tạo. - Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo. - Bảng kê các tổng thành, hệ thống thay thế mới theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. - Bản sao có xác nhận của cơ sở cải tạo các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành cải tạo. - Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng và các thiết bị chuyên dùng theo quy định. 4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận cải tạo Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cải tạo là 06 tháng, kể từ ngày ký. - Trường hợp chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo còn hiệu lực thì phải có đơn báo mất nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua các hình thức phù hợp khác đến cơ quan đã nghiệm thu để cấp lại. Cơ quan nghiệm thu cấp lại Giấy chứng nhận cải tạo ngay sau khi nhận được đề nghị của chủ xe. Giấy chứng nhận cải tạo được cấp lại có ngày hết hạn hiệu lực trùng với Giấy chứng nhận cải tạo đã mất. - Trường hợp chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo hết hiệu lực thì phải có đơn báo mất nộp cho cơ quan đã nghiệm thu để nghiệm thu và cấp mới Giấy chứng nhận cải tạo. - Trường hợp Giấy chứng nhận cải tạo hết hiệu lực thì chủ xe nộp lại Giấy chứng nhận cải tạo cũ cho cơ quan đã nghiệm thu để nghiệm thu và cấp mới Giấy chứng nhận cải tạo. Như vậy, khi chủ xe làm mất Giấy chứng nhận cải tạo xe ô tô thì khi làm hồ sơ xin cấp lại thì thời điểm hết hạn của Giấy chứng nhận cải tạo xe được cấp lại sẽ trùng thời điểm với Giấy chứng nhận cải tạo đã mất.
Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu?
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Theo đó, di chúc miệng có hiệu lực trong vòng 03 tháng nếu người để lại di chúc khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt. Nếu người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng vẫn tiếp tục có hiệu lực. **Chia di sản trong trường hợp di chúc miệng hết hiệu lực: Nếu di chúc miệng đã hết hiệu lực thì di sản được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự các hàng thừa kế như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Vậy di chúc miệng có hiệu lực trong vòng 03 tháng nếu người để lại di chúc khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt và di chúc miệng đã hết hiệu lực thì di sản được chia theo pháp luật.
Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
Cho mình hỏi hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
Quy định về hiệu lực và gia hạn hiệu lực đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định: "Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng ... 5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó. ... Điều 84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ... 4. Tổ chức thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. ... Điều 86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. ... Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: ... 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này và bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại." =>> Theo quy định nêu trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực sử dụng 10 năm. Khi chứng chỉ hết hiệu lực thì được cấp gia hạn. Đơn vị có chứng chỉ có trách nhiệm thực hiện nộp hồ sơ xin gia hạn trong thời hạn là 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn này đơn vị không được gia hạn chứng chỉ mà phải nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ lần đầu. =>> Hồ sơ xin gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này - Bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp - Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại
Về hiệu lực của quyết định ủy quyền của cơ quan, người có thẩm quyền
Xin các bạn tư vấn: Trên cơ sở nội dung quy định chi tiết tại Nghị định, cơ quan, người có thẩm quyền ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định nêu trên. Tuy nhiên đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế. E muốn hỏi, vậy quyết định ủy quyền này còn hiệu lực thi hành không?
Công văn 1938/BTC-TCT: Lưu ý 24 văn bản bị hiểu lầm là hết hiệu lực
24 văn bản bị hiểu lầm là hết hiệu lực Ngày 26/2/2021, Bộ Tài chính ra Công văn 1938/BTC-TCT V/v thực hiện Thông tư 156/2013/TT-BTC và các Thông tư khác. Theo nội dung công văn, một số văn bản sau đây không phải là văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế, vì vậy cho đến khi Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế, những văn bản này chưa hết hiệu lực. 23 văn bản bao gồm: - Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP. - Thông tư 176/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro” từ Lô 09-1 theo Hiệp định 2010 và Nghị định thư 2013. - Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định 12/2015/NĐ-CP - Thông tư 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật dầu khí. - Thông tư 22/2010/TT-BTC ngày 12/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 100/2009/NĐ-CP ngày 03/11/2009 của Chính phủ quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giả dầu thô biến động tăng. - Thông tư 56/2008/TT-BTC ngày 23/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa. - Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. - Thông tư 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. - Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Khoa học công nghệ - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. - Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế. - Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ. - Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài. - Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (đã được bổ sung tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC). - Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. - Thông tư 03/2021/TT-BTC ngày 11/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. - Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chỉnh sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) và bãi bỏ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. - Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết bị Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. - Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính về cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. - Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP. - Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP. - Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 99/2016/TT-BTC. Các quy định trong các văn bản nêu trên vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có nội dung thay thế.
Infographic: 18 Luật có hiệu lực trong năm 2020
Trong năm 2020, có tất cả 18 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành; thời điểm áp dụng và phạm vi điều chỉnh của từng luật. Dưới đây là hình ảnh 18 Luật có hiệu lực trong năm 2020.
Hiệu lực của bản án dân sự theo quy định hiện hành?
Căn cứ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: - Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Căn cứ quy định trên, sau khi hết thời hạn kháng cáo của các đương sự và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (sau 30 ngày) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án dân sự sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. Mời mọi người tham khảo bài viết trên.
Thời gian có hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ?
Theo khoản 1, Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên, nội dung trong nghị định 123 được quan tâm là việc bác bỏ điều khoản ghi trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP rằng không còn bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử ngày 01/11/2020. Vậy cho hỏi việc bác bỏ này đang có hiệu lực ngay hay chờ đến 01/07/2022 ? Xin chân thành cảm ơn
Hiệu lực chứng minh nhân dân khi chưa đổi sang CCCD?
Tôi TRẦN QUANG NHỊ sinh năm 1956, đã được cấp CMND ngày 14/02/2006. Vậy tôi sử dụng CMND này đến 14/02/2021 mới đổi sang Thẻ CCCD phải không?
Hiệu lực giấy tờ khi đổi sang chứng minh nhân dân?
Bên mình có trường hợp đổi CMND sang CCCD. Vậy mình có cần đổi những giấy tờ gì liên quan không? Như thuế chẳng hạn?
Thời điểm có hiệu lực của con dấu?
Cho mình hỏi, cơ quan mình đăng ký lại mẫu dấu và được sử dụng từ ngày 6/11/2019. Vậy mình có được đóng dấu mới này vào các văn bản ra trước ngày 6/11/2019 không?
Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, việc xác định hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định theo Luật ban hành VBQPPL 2015 và các văn bản hướng dẫn của luật này, cụ thể Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật ban hành VBQPPL. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định tại Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015 như sau: Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL 1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. 2. VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Như vậy có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật như sau: - Đối với văn bản thông thường thì được quy định tại văn bản đó nhưng: + Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương; + Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. - Trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định: Ngày có hiệu lực của VBQPPL phải được quy định cụ thể ngay trong VBQPPL.