Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động?
Về mặt pháp lý, Hợp đồng cộng tác viên (hay một số hợp đồng có tính chất tương tự như hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) có thể được xem xét là một loại hợp đồng dịch vụ (với cơ sở pháp lý là sự tồn tại mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ).Thực hiện theo quy định từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật Dân sự 2015. Hiện nay Hợp đồng dịch vụ đang được điều chỉnh bởi hai nguồn luật chính đó là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Theo quy định của pháp luật lao động, có hai loại hợp đồng lao động một là hợp động lao động không xác định thời hạn và hai là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, về mặt tên gọi thì hợp đồng cộng tác viên không phải là một loại hợp đồng lao động. Nhưng đối với pháp luật Việt Nam thì tên gọi không phải là yếu tố quyết định, mà nội dung và bản chất của hợp đồng mới là yếu tố quan trọng nhất. Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “Điều 13. Hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”. Như vậy, nếu nội dung của hợp đồng cộng tác viên (hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) có chứa đựng các nội dung giống hoặc có tính chất tương tự như nội dung của hợp đồng lao động thì đây có thể được xem là hợp đồng lao động.
Hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải đóng BHXH?
Dạo gần đây mình hay nghe các bạn sinh viên đi làm thêm và kí hợp đồng cộng tác viên, mình đã tìm hiểu và rút ra một vài điểm như sau: Hiện nay, luật hiện hành không có quy định hay khái niệm nào về hợp đồng cộng tác viên. Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Bản chất chính là sự thỏa thuận dân sự và hợp đồng đồng của cộng tác viên là dạng hợp đồng dân sự. Như vậy, người sử dụng lao động kí hợp đồng cộng tác viên với người lao động thì có phải nộp BHXH không? Trường hợp 1: Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 513: Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ." Đối với trường hợp này: giữa cộng tác viên và người sử dụng cộng tác viên không có bất cứ ràng buộc nào về nội quy, quy chế lao động; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi xong công việc. Căn cứ 518 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 518: Quyền của bên cung ứng dịch vụ 1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc. 2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. 3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ." Như vậy hợp đồng cộng tác viên dưới dạng hợp đồng dịch vụ thì không phải đóng BHXH Trường hợp 2: Căn cứ Điều 15 Bộ luật lao động 2012 "Điều 15: Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động." Đối với trường hợp này: Cộng tác viên có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc, nội quy,... của doanh nghiệp. Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn,không xác định thời hạn, hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên sẽ đươc xem là hợp đồng lao động. Do đó, lúc này, cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội.
Quy định về hợp đồng cộng tác viên ( khái niệm, những công việc nào mới được ký hợp đồng CTV,...)? Khái niệm: cộng tác viêc là cá nhân làm theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Cộng tác viên được trả thù lao theo 1 công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ hoàn thành công việc. Trên thưc tế các doanh nghiệp thường tuyển cộng tác viên để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong 1 thời hạn nhất định; ít kéo dài, thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao thường được trả gói gọn theo công việc được giao, tính theo sản phẩm, cách thức trả là tạm ứng và tất toán khi xong công việc Theo điều 513 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ Như vậy từ những quy định trên thì hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cộng tác viên có phải tham gia BHXH? Như đã phân tích ở trên hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, nên bên cung ững dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng BHXH và BHYT, BHTN. Hợp đồng cộng tác viên đóng thuế TNCN theo hình thức nào? Vì hợp đồng cộng tác viên không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Mong mọi người góp ý. Cảm ơn.
Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ
Hiện Công ty muốn thuê cộng tác viên bán hàng, chi phí được tính theo sản lượng, ví dụ bán được 1 sản phẩm thì trả 10.000 đồng. Công ty không quản lý thời gian, địa điểm làm việc và các ràng buộc về nghĩa vụ. Vậy, theo quy định Công ty của bà có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cộng tác viên không?
Chế độ BHXH đối với hợp đồng cộng tác viên
Bên mình là công ty TNHH, cần thuê một số bạn làm công việc phát mẫu sản phẩm và thời gian, địa điểm làm việc không cố định, trả lương theo giờ, vậy: 1. Nếu ký hợp đồng Cộng tác viên có được không? 2. Các chế độ bảo hiểm xã hội đối với các bạn này thế nào? 3. Hợp đồng này có giới hạn về thời hạn của hợp đồng không?
Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ
>>> Phân biệt: Học việc, thử việc và Cộng tác viên >>> Có đóng bảo hiểm khi ký hợp đồng cộng tác viên >>> Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên >>> Ký HĐ cộng tác viên với mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng đúng hay sai? Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Hiện Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 (tỉnh Vĩnh Phúc) muốn thuê cộng tác viên bán hàng, chi phí được tính theo sản lượng, ví dụ bán được 1 sim thì trả 10.000 đồng. Công ty không quản lý thời gian, địa điểm làm việc và các ràng buộc về nghĩa vụ. Bà Phan Thị Thu Trang hỏi, theo quy định Công ty của bà có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cộng tác viên không? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trả lời như sau: Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Như vậy, trong trường hợp công ty của bà ký hợp đồng cộng tác viên nhưng theo hình thức hợp đồng dịch vụ. Tức là, người làm việc cho Công ty cung cấp một dịch vụ làm việc bán thời gian hưởng lương dựa trên doanh số mình bán ra, không chịu sự quản lý về thời gian làm việc, quyền và nghĩa vụ,… trong Bộ Luật Lao động mà được quy định tại Chương 9 trong Bộ Luật Dân sự. Khi đó, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Theo Chinhphu.vn
Ký HĐ cộng tác viên với mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng
Công ty mình hiện đang ký HĐ cộng tác viên với bạn sinh viên để hỗ trợ một số công việc cho anh chị trong VP. Tuy nhiên, mức lương để trên HĐ đang là 2 triệu đồng, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo QĐ-vùng 1 là 3.370.00 đồng. Như thế có được không ạ. Nếu được thì theo quy định nào. Mong sớm được mọi người hỗ trợ giải đáp.
Hợp đồng cộng tác viên, bán thời gian
Hi Luật sư, Em có 1 thắc mắc mong nhận được giải đáp sớm ạ: Cty em ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên dịch thuật và bán thời gian với nhân viên giao hàng, thời hạn 1 năm. Vậy 2 trường hợp trên em có phải tham gia BHXH cho họ hay không ạ??? Nếu có thì em phải ký hợp đồng như thế nào để không phải tham gia BHXH??? Chân thành cảm ơn và mong nhận được giải đáp sớm !!
Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên
Khái niệm “cộng tác viên” có lẽ khá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay và thông thường các bạn nhận làm việc với vai trò này nhưng lại chưa rõ mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì, mình có được pháp luật bảo vệ không khi chẳng may người sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi của mình… Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn. Bài viết sẽ diễn giải các vấn đề của hợp đồng cộng tác viên theo 2 khía cạnh. Đó là theo Bộ luật lao động 2012 và Bộ luật dân sự 2005. A. Theo Bộ luật lao động 2012 Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, tùy theo loại hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định. I. Đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: Xem chi tiết tại đây. II. Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn 1. Về việc ký kết hợp đồng lao động Khi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn cần phải lưu ý vấn đề sau: Hết thời hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, 02 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu đã ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 2. Mẫu hợp đồng lao động Không bắt buộc phải theo mẫu nhất định nào. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng lao động vẫn phải đảm bảo có đủ các nội dung sau: - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp. - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động. - Công việc và địa điểm làm việc. - Thời hạn của hợp đồng lao động. - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. - Chế độ nâng bậc, nâng lương. - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng, các bạn có thể tham khảo: - Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên - Hợp đồng lao động 3. Những quyền lợi được hưởng - Không bị đuổi việc một cách vô cớ, không có lý do chính đáng. - Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, và ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. - Được hưởng các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định. - Người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và người lao động ký kết 01 trong 02 loại hợp đồng này được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Đối với lao động nữ được hưởng các chính sách như được nghỉ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 3 ngày làm việc trong 01 tháng trong thời gian hành kinh, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút để nghỉ ngơi, vắt, trữ sữa, cho con bú… - Được hưởng tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật (xem chi tiết lương tối thiểu vùng hiện nay). - Khi có tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động xảy ra, đây là cơ sở để Tòa án căn cứ giải quyết bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 4. Về nghĩa vụ của người lao động - Phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân. - Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất: + Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày. + Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: 03 ngày làm việc với trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ¼ thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 30 ngày đối với các trường hợp còn lại. 5. Thời gian thử việc Tùy vào trình độ và khả năng chuyên môn của người lao động mà thời gian thử việc được quy định như sau: - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Lưu ý: Thời gian thử việc, người lao động phải được hưởng tối thiểu 85% mức lương chính thức của công việc đó. 6. Một số chế tài dành cho người sử dụng lao động nếu vi phạm Xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hay buộc khắc phục hậu quả: - Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với công việc có thời hạn trên 03 tháng hoặc không giao kết đúng loại hợp đồng lao động: 500.000 – 20.000.000 đồng. - Thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định, hoặc mức lương thử việc thấp hơn quy định: 2.000.000 – 5.000.000 đồng. - Không trả lương đúng thời hạn: 5.000.000 – 50.000.000 đồng. - Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng: 20.000.000 – 75.000.000 đồng. - Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh: 500.000 – 1.000.000 đồng. - Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động: 18 - 20% tổng số tiền BHXH bắt buộc phải đóng... Có thể xem chi tiết tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Xử lý hình sự - Buộc người lao động thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Xem chi tiết tại Bộ luật hình sự 1999. Như vậy, theo khía cạnh này, pháp luật thiên về hướng bảo vệ quyền lợi của cộng tác viên hơn người sử dụng lao động là cộng tác viên. Quyền lợi của cộng tác viên được bảo đảm với tư cách là người lao động. B. Theo Bộ luật dân sự 2005 Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. 1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (bên thuê cộng tác viên) - Phải cung cấp cho cộng tác viên những thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để làm việc và trả tiền cho cộng tác viên theo thỏa thuận. - Đồng thời có quyền yêu cầu cộng tác viên phải hoàn thành đúng số lượng, chất lượng, thời hạn công việc được giao. - Trong trường hợp phía cộng tác viên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đã giao kết thì bên thuê cộng tác viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Quyền và nghĩa vụ của bên cộng tác viên - Thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn được giao,. - Không được giao cho người khác thực hiện thay mình trừ trường hợp bên thuê cộng tác viên đồng ý. - Phải bảo quản và giao lại các tài liệu, phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc. - Báo ngay cho bên thuê cộng tác viên về thông tin, tài liệu, phương tiện không đủ dẫn đến không đảm bảo hoàn thành đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao. - Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. - Được thay đổi điều kiện làm việc, công việc… vì quyền lợi của bên thuê cộng tác viên mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê, nếu chờ thì sẽ gây thiệt hại cho bên thuê, nhưng phải báo ngay cho bên thuê. - Được quyền yêu cầu bên thuê cộng tác viên trả tiền. 3. Trả tiền cho cộng tác viên - Theo thỏa thuận giữa đôi bên. - Nếu không thỏa thuận sẽ căn cứ vào giá thị trường tại cùng thời điểm giao kết hợp đồng. - Bên thuê cộng tác viên phải trả tiền dịch vụ này tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành công việc nếu không có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp phía cộng tác viên không đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao thì bên thuê có quyền giảm tiền này và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 4. Mẫu hợp đồng cung ứng dich vụ Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: - Đối tượng của hợp đồng là công việc phải làm. - Số lượng, chất lượng. - Giá, phương thức thanh toán. - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. - Quyền, nghĩa vụ của các bên. - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng; - Các nội dung khác. 5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng - Nếu tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cộng tác viên biết trước một thời gian hợp lý. Đồng thời, bên thuê phải trả tiền phần công việc đã thực hiện cho cộng tác viên và bồi thường thiệt hại. - Nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc không đúng theo thỏa thuận thì bên cộng tác viên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 6. Thời hạn thực hiện hợp đồng Nếu đã kết thúc thời hạn hợp đồng mà công việc chưa hoàn thành hoặc bên cộng tác viên vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê biết nhưng không phản đối thì hợp đồng đương nhiên được tiếp tục theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành. 7. Nghĩa vụ về thuế Trong trường hợp cung ứng dịch vụ của mình, cộng tác viên phải thực hiện nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân, trong đó là thuế thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động cung ứng dịch vụ này. (Theo Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) 8. Vi phạm thực hiện hợp đồng Trong trường hợp vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng, mà không bị xử lý hành chính, xử lý hình sự. Như vậy, theo khía cạnh này, quyền lợi và nghĩa vụ của bên thuê cộng tác viên và bên cộng tác viên là ngang nhau, không thiên về bên nào.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động?
Về mặt pháp lý, Hợp đồng cộng tác viên (hay một số hợp đồng có tính chất tương tự như hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) có thể được xem xét là một loại hợp đồng dịch vụ (với cơ sở pháp lý là sự tồn tại mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ).Thực hiện theo quy định từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật Dân sự 2015. Hiện nay Hợp đồng dịch vụ đang được điều chỉnh bởi hai nguồn luật chính đó là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Theo quy định của pháp luật lao động, có hai loại hợp đồng lao động một là hợp động lao động không xác định thời hạn và hai là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, về mặt tên gọi thì hợp đồng cộng tác viên không phải là một loại hợp đồng lao động. Nhưng đối với pháp luật Việt Nam thì tên gọi không phải là yếu tố quyết định, mà nội dung và bản chất của hợp đồng mới là yếu tố quan trọng nhất. Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “Điều 13. Hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”. Như vậy, nếu nội dung của hợp đồng cộng tác viên (hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) có chứa đựng các nội dung giống hoặc có tính chất tương tự như nội dung của hợp đồng lao động thì đây có thể được xem là hợp đồng lao động.
Hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải đóng BHXH?
Dạo gần đây mình hay nghe các bạn sinh viên đi làm thêm và kí hợp đồng cộng tác viên, mình đã tìm hiểu và rút ra một vài điểm như sau: Hiện nay, luật hiện hành không có quy định hay khái niệm nào về hợp đồng cộng tác viên. Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Bản chất chính là sự thỏa thuận dân sự và hợp đồng đồng của cộng tác viên là dạng hợp đồng dân sự. Như vậy, người sử dụng lao động kí hợp đồng cộng tác viên với người lao động thì có phải nộp BHXH không? Trường hợp 1: Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 513: Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ." Đối với trường hợp này: giữa cộng tác viên và người sử dụng cộng tác viên không có bất cứ ràng buộc nào về nội quy, quy chế lao động; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi xong công việc. Căn cứ 518 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 518: Quyền của bên cung ứng dịch vụ 1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc. 2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. 3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ." Như vậy hợp đồng cộng tác viên dưới dạng hợp đồng dịch vụ thì không phải đóng BHXH Trường hợp 2: Căn cứ Điều 15 Bộ luật lao động 2012 "Điều 15: Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động." Đối với trường hợp này: Cộng tác viên có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc, nội quy,... của doanh nghiệp. Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn,không xác định thời hạn, hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên sẽ đươc xem là hợp đồng lao động. Do đó, lúc này, cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội.
Quy định về hợp đồng cộng tác viên ( khái niệm, những công việc nào mới được ký hợp đồng CTV,...)? Khái niệm: cộng tác viêc là cá nhân làm theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Cộng tác viên được trả thù lao theo 1 công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ hoàn thành công việc. Trên thưc tế các doanh nghiệp thường tuyển cộng tác viên để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong 1 thời hạn nhất định; ít kéo dài, thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao thường được trả gói gọn theo công việc được giao, tính theo sản phẩm, cách thức trả là tạm ứng và tất toán khi xong công việc Theo điều 513 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ Như vậy từ những quy định trên thì hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cộng tác viên có phải tham gia BHXH? Như đã phân tích ở trên hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, nên bên cung ững dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng BHXH và BHYT, BHTN. Hợp đồng cộng tác viên đóng thuế TNCN theo hình thức nào? Vì hợp đồng cộng tác viên không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Mong mọi người góp ý. Cảm ơn.
Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ
Hiện Công ty muốn thuê cộng tác viên bán hàng, chi phí được tính theo sản lượng, ví dụ bán được 1 sản phẩm thì trả 10.000 đồng. Công ty không quản lý thời gian, địa điểm làm việc và các ràng buộc về nghĩa vụ. Vậy, theo quy định Công ty của bà có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cộng tác viên không?
Chế độ BHXH đối với hợp đồng cộng tác viên
Bên mình là công ty TNHH, cần thuê một số bạn làm công việc phát mẫu sản phẩm và thời gian, địa điểm làm việc không cố định, trả lương theo giờ, vậy: 1. Nếu ký hợp đồng Cộng tác viên có được không? 2. Các chế độ bảo hiểm xã hội đối với các bạn này thế nào? 3. Hợp đồng này có giới hạn về thời hạn của hợp đồng không?
Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ
>>> Phân biệt: Học việc, thử việc và Cộng tác viên >>> Có đóng bảo hiểm khi ký hợp đồng cộng tác viên >>> Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên >>> Ký HĐ cộng tác viên với mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng đúng hay sai? Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Hiện Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 (tỉnh Vĩnh Phúc) muốn thuê cộng tác viên bán hàng, chi phí được tính theo sản lượng, ví dụ bán được 1 sim thì trả 10.000 đồng. Công ty không quản lý thời gian, địa điểm làm việc và các ràng buộc về nghĩa vụ. Bà Phan Thị Thu Trang hỏi, theo quy định Công ty của bà có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cộng tác viên không? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trả lời như sau: Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Như vậy, trong trường hợp công ty của bà ký hợp đồng cộng tác viên nhưng theo hình thức hợp đồng dịch vụ. Tức là, người làm việc cho Công ty cung cấp một dịch vụ làm việc bán thời gian hưởng lương dựa trên doanh số mình bán ra, không chịu sự quản lý về thời gian làm việc, quyền và nghĩa vụ,… trong Bộ Luật Lao động mà được quy định tại Chương 9 trong Bộ Luật Dân sự. Khi đó, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Theo Chinhphu.vn
Ký HĐ cộng tác viên với mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng
Công ty mình hiện đang ký HĐ cộng tác viên với bạn sinh viên để hỗ trợ một số công việc cho anh chị trong VP. Tuy nhiên, mức lương để trên HĐ đang là 2 triệu đồng, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo QĐ-vùng 1 là 3.370.00 đồng. Như thế có được không ạ. Nếu được thì theo quy định nào. Mong sớm được mọi người hỗ trợ giải đáp.
Hợp đồng cộng tác viên, bán thời gian
Hi Luật sư, Em có 1 thắc mắc mong nhận được giải đáp sớm ạ: Cty em ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên dịch thuật và bán thời gian với nhân viên giao hàng, thời hạn 1 năm. Vậy 2 trường hợp trên em có phải tham gia BHXH cho họ hay không ạ??? Nếu có thì em phải ký hợp đồng như thế nào để không phải tham gia BHXH??? Chân thành cảm ơn và mong nhận được giải đáp sớm !!
Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên
Khái niệm “cộng tác viên” có lẽ khá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay và thông thường các bạn nhận làm việc với vai trò này nhưng lại chưa rõ mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì, mình có được pháp luật bảo vệ không khi chẳng may người sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi của mình… Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn. Bài viết sẽ diễn giải các vấn đề của hợp đồng cộng tác viên theo 2 khía cạnh. Đó là theo Bộ luật lao động 2012 và Bộ luật dân sự 2005. A. Theo Bộ luật lao động 2012 Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, tùy theo loại hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định. I. Đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: Xem chi tiết tại đây. II. Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn 1. Về việc ký kết hợp đồng lao động Khi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn cần phải lưu ý vấn đề sau: Hết thời hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, 02 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu đã ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 2. Mẫu hợp đồng lao động Không bắt buộc phải theo mẫu nhất định nào. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng lao động vẫn phải đảm bảo có đủ các nội dung sau: - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp. - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động. - Công việc và địa điểm làm việc. - Thời hạn của hợp đồng lao động. - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. - Chế độ nâng bậc, nâng lương. - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng, các bạn có thể tham khảo: - Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên - Hợp đồng lao động 3. Những quyền lợi được hưởng - Không bị đuổi việc một cách vô cớ, không có lý do chính đáng. - Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, và ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. - Được hưởng các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định. - Người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và người lao động ký kết 01 trong 02 loại hợp đồng này được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Đối với lao động nữ được hưởng các chính sách như được nghỉ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 3 ngày làm việc trong 01 tháng trong thời gian hành kinh, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút để nghỉ ngơi, vắt, trữ sữa, cho con bú… - Được hưởng tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật (xem chi tiết lương tối thiểu vùng hiện nay). - Khi có tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động xảy ra, đây là cơ sở để Tòa án căn cứ giải quyết bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 4. Về nghĩa vụ của người lao động - Phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân. - Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất: + Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày. + Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: 03 ngày làm việc với trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ¼ thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 30 ngày đối với các trường hợp còn lại. 5. Thời gian thử việc Tùy vào trình độ và khả năng chuyên môn của người lao động mà thời gian thử việc được quy định như sau: - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Lưu ý: Thời gian thử việc, người lao động phải được hưởng tối thiểu 85% mức lương chính thức của công việc đó. 6. Một số chế tài dành cho người sử dụng lao động nếu vi phạm Xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hay buộc khắc phục hậu quả: - Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với công việc có thời hạn trên 03 tháng hoặc không giao kết đúng loại hợp đồng lao động: 500.000 – 20.000.000 đồng. - Thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định, hoặc mức lương thử việc thấp hơn quy định: 2.000.000 – 5.000.000 đồng. - Không trả lương đúng thời hạn: 5.000.000 – 50.000.000 đồng. - Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng: 20.000.000 – 75.000.000 đồng. - Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh: 500.000 – 1.000.000 đồng. - Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động: 18 - 20% tổng số tiền BHXH bắt buộc phải đóng... Có thể xem chi tiết tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Xử lý hình sự - Buộc người lao động thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Xem chi tiết tại Bộ luật hình sự 1999. Như vậy, theo khía cạnh này, pháp luật thiên về hướng bảo vệ quyền lợi của cộng tác viên hơn người sử dụng lao động là cộng tác viên. Quyền lợi của cộng tác viên được bảo đảm với tư cách là người lao động. B. Theo Bộ luật dân sự 2005 Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. 1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (bên thuê cộng tác viên) - Phải cung cấp cho cộng tác viên những thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để làm việc và trả tiền cho cộng tác viên theo thỏa thuận. - Đồng thời có quyền yêu cầu cộng tác viên phải hoàn thành đúng số lượng, chất lượng, thời hạn công việc được giao. - Trong trường hợp phía cộng tác viên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đã giao kết thì bên thuê cộng tác viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Quyền và nghĩa vụ của bên cộng tác viên - Thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn được giao,. - Không được giao cho người khác thực hiện thay mình trừ trường hợp bên thuê cộng tác viên đồng ý. - Phải bảo quản và giao lại các tài liệu, phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc. - Báo ngay cho bên thuê cộng tác viên về thông tin, tài liệu, phương tiện không đủ dẫn đến không đảm bảo hoàn thành đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao. - Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. - Được thay đổi điều kiện làm việc, công việc… vì quyền lợi của bên thuê cộng tác viên mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê, nếu chờ thì sẽ gây thiệt hại cho bên thuê, nhưng phải báo ngay cho bên thuê. - Được quyền yêu cầu bên thuê cộng tác viên trả tiền. 3. Trả tiền cho cộng tác viên - Theo thỏa thuận giữa đôi bên. - Nếu không thỏa thuận sẽ căn cứ vào giá thị trường tại cùng thời điểm giao kết hợp đồng. - Bên thuê cộng tác viên phải trả tiền dịch vụ này tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành công việc nếu không có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp phía cộng tác viên không đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao thì bên thuê có quyền giảm tiền này và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 4. Mẫu hợp đồng cung ứng dich vụ Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: - Đối tượng của hợp đồng là công việc phải làm. - Số lượng, chất lượng. - Giá, phương thức thanh toán. - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. - Quyền, nghĩa vụ của các bên. - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng; - Các nội dung khác. 5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng - Nếu tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cộng tác viên biết trước một thời gian hợp lý. Đồng thời, bên thuê phải trả tiền phần công việc đã thực hiện cho cộng tác viên và bồi thường thiệt hại. - Nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc không đúng theo thỏa thuận thì bên cộng tác viên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 6. Thời hạn thực hiện hợp đồng Nếu đã kết thúc thời hạn hợp đồng mà công việc chưa hoàn thành hoặc bên cộng tác viên vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê biết nhưng không phản đối thì hợp đồng đương nhiên được tiếp tục theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành. 7. Nghĩa vụ về thuế Trong trường hợp cung ứng dịch vụ của mình, cộng tác viên phải thực hiện nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân, trong đó là thuế thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động cung ứng dịch vụ này. (Theo Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) 8. Vi phạm thực hiện hợp đồng Trong trường hợp vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng, mà không bị xử lý hành chính, xử lý hình sự. Như vậy, theo khía cạnh này, quyền lợi và nghĩa vụ của bên thuê cộng tác viên và bên cộng tác viên là ngang nhau, không thiên về bên nào.