Quy trình lấy vân tay khi làm hộ chiếu gắn chíp điện tử
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 110/2020 quy định quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động. Theo đó, việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị chuyên dụng hoặc từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử. Bộ Công an nhấn mạnh việc thu thập vân tay phải bảo đảm chính xác, đồng nhất giữa thông tin nhân thân của người được thu thập vân tay với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. “Ảnh vân tay thu thập của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau để nhận dạng tự động” – thông tư nêu rõ. Cũng theo thông tư, vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng thì thực hiện thu thập vân tay chụm của bốn ngón bàn tay phải/trái, hai ngón cái và vân tay lăn 10 ngón. Trường hợp nếu không thu thập được đủ 10 vân tay thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được. Trường hợp vân tay thu thập được không bảo đảm tiêu chuẩn để phục vụ việc nhận dạng tự động thì thực hiện thu thập vân tay bằng cách lăn mực, sau đó được quét lại để lưu trữ hoặc khai thác từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân (nếu có) và ghi chú cụ thể trong hồ sơ thu thập vân tay. Đáng chú ý, công tác lưu trữ dữ liệu vân tay đã được Bộ Công an quy định cụ thể, trong đó, dữ liệu vân tay được lưu trữ trên hệ thống điện tử dưới dạng ảnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Việc lưu trữ dữ liệu vân tay theo cơ chế bảo mật thông tin cá nhân và đáp ứng khả năng truy cập, khai thác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Hộ chiếu gắn chíp có tính bảo mật cao Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định hai loại hộ chiếu gắn chíp và không gắn chíp điện tử; công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu có gắn hoặc không gắn chíp điện tử. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Hộ chiếu gắn chíp điện tử có tính bảo mật cao, khó làm giả, vừa bảo đảm việc làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu của Việt Nam và các nước được nhanh chóng hơn. Người dân nếu đã có hộ chiếu truyền thống thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trên hộ chiếu, nghĩa cả hai loại hộ chiếu này vẫn có giá trị sử dụng như nhau. Theo Báo pháp luật TPHCM
Quy trình lấy vân tay khi làm hộ chiếu gắn chíp điện tử
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 110/2020 quy định quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động. Theo đó, việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị chuyên dụng hoặc từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử. Bộ Công an nhấn mạnh việc thu thập vân tay phải bảo đảm chính xác, đồng nhất giữa thông tin nhân thân của người được thu thập vân tay với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. “Ảnh vân tay thu thập của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau để nhận dạng tự động” – thông tư nêu rõ. Cũng theo thông tư, vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng thì thực hiện thu thập vân tay chụm của bốn ngón bàn tay phải/trái, hai ngón cái và vân tay lăn 10 ngón. Trường hợp nếu không thu thập được đủ 10 vân tay thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được. Trường hợp vân tay thu thập được không bảo đảm tiêu chuẩn để phục vụ việc nhận dạng tự động thì thực hiện thu thập vân tay bằng cách lăn mực, sau đó được quét lại để lưu trữ hoặc khai thác từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân (nếu có) và ghi chú cụ thể trong hồ sơ thu thập vân tay. Đáng chú ý, công tác lưu trữ dữ liệu vân tay đã được Bộ Công an quy định cụ thể, trong đó, dữ liệu vân tay được lưu trữ trên hệ thống điện tử dưới dạng ảnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Việc lưu trữ dữ liệu vân tay theo cơ chế bảo mật thông tin cá nhân và đáp ứng khả năng truy cập, khai thác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Hộ chiếu gắn chíp có tính bảo mật cao Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định hai loại hộ chiếu gắn chíp và không gắn chíp điện tử; công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu có gắn hoặc không gắn chíp điện tử. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Hộ chiếu gắn chíp điện tử có tính bảo mật cao, khó làm giả, vừa bảo đảm việc làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu của Việt Nam và các nước được nhanh chóng hơn. Người dân nếu đã có hộ chiếu truyền thống thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trên hộ chiếu, nghĩa cả hai loại hộ chiếu này vẫn có giá trị sử dụng như nhau. Theo Báo pháp luật TPHCM