Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động là gì?
Sáng 14/04/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. (1) Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động là gì? Nhằm thực hiện Nghị định 32/CP ngày 22/02/1973 về sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Công an và chuyển giao tổ chức nhiệm vụ bảo vệ nội địa của Công an nhân dân (CAND) vũ trang sang lực lượng Cảnh sát nhân dân. Ngày 07/01/1974, Bộ Công an đã có Quyết định 33/QĐ-CA và Thông tư 03/TT-TC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng Cảnh sát bảo vệ. Đến 15/04/1974, Bộ Công an đã tổ chức trọng thể lễ thành lập lực lượng Cảnh sát bảo vệ, nay là Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Từ đó, ngày 15/04 hằng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng CSCĐ, nội dung này hiện đang được quy định tại Điều 6 Luật Cảnh sát cơ động 2022. (2) 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/04/1974 - 15/04/2024) Sáng 14/04/2024, Bộ Công an tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động. Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đạt được trong suốt 50 năm qua. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, Lực lượng CSCÐ đã tham mưu và trực tiếp tham gia giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ANTT, an ninh nông thôn, các tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội. Đồng thời, cũng chủ động trong nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ðảng, Chính phủ, Ðảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về những vấn đề cần thiết, cấp bách về chức năng, nhiệm vụ, trang bị phương tiện vũ khí, công cụ hỗ trợ, chế độ chính sách. Điển hình như vụ việc khủng bố Đắk Lắk xảy ra vào 11/06/2023 gần đây, hơn 50 chiến sĩ CSCĐ đặc nhiệm đã mang theo trang bị vũ khí lên thẳng máy bay tại sân bay Đà Nẵng để di chuyển đến hiện trường. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động cho biết nếu không có quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022 cho phép CSCĐ được mang theo người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ mà thực hiện theo Luật Hàng không dân dụng 2006 thì lực lượng chống khủng bố phải thực hiện ký gửi trang bị vũ khí (hàng hóa ký gửi, không được mang theo người). Khi đó sẽ phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển, ký gửi, nhận lại vũ khí trang bị. (3) Những thành tích của lực lượng CSCĐ Với những chiến công, đóng góp với nhiều lần thay đổi mô hình, tổ chức, tên gọi, phiên hiệu khác nhau, song lực lượng CSCĐ luôn tích cực rèn luyện, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng. Qua đó, lực lượng đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý như: - 12 tập thể, 15 cá nhân vinh dự được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; - 4 Huân chương Hồ Chí Minh; - 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, 3 Huân chương Quân công hạng Nhì và 4 Huân chương Quân công hạng Ba; - 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; - 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 13 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và 36 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. - 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 12 Huân chương Chiến công hạng Nhì và 23 Huân chương Chiến công hạng Ba. - 10 lần được Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Mới đây nhất, tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động, lực lượng này đã được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn an ninh TTATXH, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trang phục chiến đấu chung của CSCĐ hiện nay được quy định ra sao?
Cảnh sát cơ động là cơ quan thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Là lực lượng chiến đấu trực tiếp với tội phạm vì thế, trang phục chiến đấu chung của Cảnh sát cơ động (CSCĐ) hiện nay được quy định ra sao? 1. Cảnh sát cơ động được trang bị những gì? Căn cứ Điều 24 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động. - Cảnh sát cơ động sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018. - Cảnh sát cơ động có phù hiệu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt, trang phục huấn luyện, trang phục chiến đấu riêng. 2. Có bao nhiêu loại trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động? Theo Điều 14 Thông tư 55/2022/TT-BCA quy định danh mục trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động hiện nay bao gồm: - Trang phục chiến đấu chung. - Trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm. - Trang phục Cảnh sát bảo vệ mục tiêu. - Trang phục nghiệp vụ bay và trang phục kỹ thuật cơ vụ sân bay của Không quân Công an nhân dân. - Trang phục nghi lễ đặc thù của Cảnh sát cơ động kỵ binh. - Trang phục biểu diễn đặc thù của Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân. 3. Trang phục chiến đấu chung của Cảnh sát cơ động Căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2022/TT-BCA quy định chi tiết trang phục chiến đấu chung của CSCĐ được quy định như sau: * Danh mục trang phục xuân hè, gồm: - Công an hiệu; - Mũ mềm gắn Công an hiệu; - Mũ bảo hiểm Cảnh sát cơ động gắn Công an hiệu; - Áo: Cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; trước ngực bên phải gắn số hiệu; ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Số hiệu Công an nhân dân; - Huy hiệu Công an nhân dân; - Phù hiệu kết hợp; - Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Dây lưng chéo; - Quần; - Dây lưng; - Giầy ghệt; - Bít tất; - Găng tay. * Danh mục trang phục thu đông, gồm: - Công an hiệu; - Mũ mềm gắn Công an hiệu; - Mũ bảo hiểm Cảnh sát cơ động gắn Công an hiệu; - Áo mùa đông: cánh tay trái áo gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; may nhiều lớp; trước ngực bên phải gắn số hiệu; trước ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Số hiệu Công an nhân dân; - Huy hiệu Công an nhân dân; - Phù hiệu kết hợp; - Áo khoác mùa đông có mũ (chống rét): cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; chất liệu giữ ấm; trước ngực bên phải gắn số hiệu; trước ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Dây lưng chéo; - Quần; - Dây lưng; - Giầy ghệt; - Bít tất; - Găng tay. * Đối tượng sử dụng trang phục chiến đấu chung: cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh; Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu (trừ các đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát bảo vệ mục tiêu, Không quân Công an nhân dân). Nhìn chung CSCĐ được trang bị trang phục chung đầy đủ các trang bị phù hợp với mùa hè và mùa động thuận tiện thực hiện nhiệm vụ so với thời tiết. Nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên dụng.
CSCĐ được kết hợp thường phục khi tuần tra công khai
Ngày 14/11/2022, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định về quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của cảnh sát cơ động. Theo đó, Lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu; - Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Đồng thời, việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt. Khi tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau: - Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự. - Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy; - Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm. Khi phát hiện các trường hợp trên thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư 54/2022/TT-BCA. Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của CSCĐ được thực hiện bằng các hình thức sau: - Bằng tay, gậy chỉ huy. - Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên phương tiện giao thông. - Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên khu vực, địa bàn, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự. (So với hiện hành trường hợp sử dụng hiệu lệnh bằng còi, loa cầm tay, loa điện chỉ được dùng vào ban ngày). Cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát lựa chọn vị trí, hình thức ra hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo khoảng cách an toàn và công khai hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật. Xem thêm Thông tư 54/2022/TT-BCA có hiệu lực ngày 01/01/2023 thay thế Thông tư 58/2015/TT-BCA.
CSCĐ có quyền kiểm tra phương tiện giao thông không?
Hiện nay, tại các thành phố và tuyến đường quan trọng không những dễ dàng bắt gặp lực cảnh sát giao thông (CSGT) tuần tra mà còn có cả cảnh sát cơ động (CSCĐ). Điều này làm nhiều người tham gia giao thông không biết rằng khi vi phạm thì lực lượng CSCĐ có quyền kiểm tra hành chính và xử phạt hay không? Theo đó, lực lượng CSCĐ trực thuộc công an nhân dân và là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt trong hoạt động đường bộ bao gồm các lực lượng chức năng sau: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định Như vậy, theo quy định trên thì người nào vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì có thể bị CSCĐ yêu cầu dừng xe và xử lý vi phạm. CSCĐ có quyền kiểm tra khi nào? Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 15 Thông tư 58/TT-BCA, trong đó nêu rõ quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của CSCĐ. Theo đó, Bộ Công an quy định 04 đối tượng CSCĐ được quyền kiểm soát người có hành vi vi phạm, phương tiện thực hiện hành vi, đồ vật có liên quan và tài liệu bao gồm văn bản và dữ liệu của người vi phạm được tiến hành trong các trường hợp sau: Thứ nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự công cộng thì CSCĐ có quyền kiểm tra xử lý. Thông thường các địa điểm mà CSCĐ hay kiểm tuần tra là những địa điểm quan trọng, những tuyến đường lớn, tổ chức sự kiện và những địa bàn phức tạp cần đảm bảo về an ninh, trật tự. Thứ hai là khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy. Theo quy định này dù người dân không vi phạm, tuy nhiên vì lý do đảm bảo sự an toàn tuyệt đối thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra khi có căn cứ đảm bảo cần rà soát ngay tránh việc tẩu tán, tiêu hủy. Thứ ba là khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì CSCĐ lập tức có quyền kiểm tra và bắt giữ để giao cho cơ quan chức năng có nhiệm vụ xét xử. Ngoài ra, khi phát hiện người đang bị truy nã, bị truy tìm thì CSCĐ truy bắt người đó kịp thời. Như vậy, CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi tham gia phương tiện giao thông khi người này thuộc một trong ba trường hợp là chạy xe vào gây mất an ninh, trật tự, người này đang cất giữ đồ vật vi phạm, cuối cùng là người đang bị truy nã và phạm tội quả tang. Quyền hạn xử lý vi phạm của CSCĐ Bên cạnh việc kiểm tra, rà soát người vi phạm thì lực lượng CSCĐ cũng có quyền xử phạt vi phạm, nếu bạn tham gia giao thông mà vi phạm pháp luật mà bị CSCĐ yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thì cũng đừng bất ngờ. Cụ thể, tại Điều 18 Thông tư 58/TT-BCA quy định CSCĐ có quyền xử lý vi phạm trong quá trình tuần tra, kiểm soát người dân nhằm đảm bảo an, trật tự trong khu vực như sau: CSCĐ có quyền đình chỉ ngay hành vi vi phạm và nói rõ hành vi này cho người vi phạm biết, nhằm ngăn chặn, hạn chế các rủi ro và hậu quả. Thực hiện biện pháp đình chỉ trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài biện pháp đình chỉ người vi phạm, còn quy định về thẩm quyền xử phạt của CSCĐ trong 02 trường hợp như sau: Thứ nhất là trường hợp vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình. Thứ hai là không phải hành vi vi phạm hành chính nào CSCĐ cũng có quyền xử lý, tùy vào trường hợp vi phạm thuộc phạm vi xử lý của CSCĐ. Trường hợp không thuộc quyền hạn xử lý thì cán, bộ chiến sĩ tuần tra cần lập biên bản và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm sau đó áp giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thứ ba là trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CSCĐ Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định CSCĐ có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 19 Thông tư 58/TT-BCA như sau: Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như trên phải đảm bảo đúng thẩm quyền của CSCĐ trường hợp không thuộc không hợp phải giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đúng theo quy định, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm: (1) Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra. (2) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ. (3) Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. (4) Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục. (5) Trong trường hợp cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. (6) Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự. Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung. Như vậy, nếu người tham gia phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm pháp luật thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ, kiểm tra phương tiện và xử phạt hành chính.
Cảnh sát Giao thông, CSCĐ, CS Hình sự - kiểm tra, bắt bớ người tham gia giao thông Có Đúng Luật ??
Hiện nay, tình trạng bắt bớ người tham gia giao thông của Công an, Cảnh sát đang diễn ra quá phổ biến. Việc trao quyền, ủy quyền cho các lực lượng chuyên biệt phối hợp xử lý vi phạm Giao thông ngày càng quá mức bình thường. Và thậm chí, giới truyền thông đang cổ súy cho tình trạng này: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dem-trang-cua-doi-dac-nhiem-tren-duong-pho-ha-noi/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dac-nhiem-ha-noi-truy-bat-nguoi-vi-pham-giao-thong/ => Liệu đây đã là Những Hành động Đúng Luật và Có ích thực sự cho Xã Hội Hay nó sẽ trở thành: Nguy cơ cho sự "Xâm Phạm Quyền Công Dân" và "Tình trạng lạm quyền, lộng quyền của Cán bộ NN" Theo tôi, có mấy điểm cần nói đến (theo quan điểm chủ quan) như sau: 1. Người vi phạm Luật Giao thông: chỉ có thể xử lý theo Quy định của Pháp luật giao thông theo thủ tục Vi phạm Hành Chính Bắt người chỉ áp dụng trong Luật hình sự, hoặc theo thủ tục Hành chính khi có Quyết định bằng Văn bản của Tòa án, VKS hoặc của Các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phạm tội quả tang trong Luật hình sự thì mới bất cứ ai cũng có quyền được bắt. Các hành vi Chống người thi hành Công vụ chưa có dấu hiệu của Tội phạm - thì cũng không được quyền bắt bớ. 2. Thế nào là Phạm tội "Chống Người thi hành công vụ" - theo Điều 257 Bộ luật Hình sự Để xác định là có Dấu hiệu Phạm tội thì cần thiết phải được hiểu theo đúng Luật và Luật cần thiết phải quy định thật rõ. Dấu hiệu "Chống người thi hành công vụ" để Công an, Cảnh sát coi là Phạm Tội và được quyền bắt ngay khi người phạm tội thực hiện đó là: + 1. Dùng vũ lực hoặc Đe Dọa dùng vũ lực hoặc dùng Thủ đoạn khác (thủ đoạn tức là phải tinh vi, có tác dụng không kém hơn so với việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực - Cán bộ, Cơ quan NN không được phép giải thích bừa bãi cho các trường hợp được coi là Dùng Thủ Đoạn khác) + 2. Nhằm mục đích: Cản trở người thi hành công vụ cản trở việc thực hiện Công vụ của họ. Người thi hành Công vụ phải có giấy tờ chứng minh là Người của Cơ quan NN có thẩm quyền đối với lĩnh vực đang cần xử lý. Đang thi hành công vụ là phải đang thực hiện công việc trong thẩm quyền của mình, theo đúng Thủ tục Luật định. Công an GT, CSCĐ được coi là Thi hành công vụ nếu trong ca họ làm việc, hoặc trong giờ làm việc được phân công, trừ khi phân công, trao quyền kiểu "được phép làm nhiệm vụ nhà nước bất cứ lúc nào". Ngoài ra, chỉ được coi là Thi hành Công vụ nếu họ Thực hiện Công việc của mình theo đúng Trình tự, thủ tục Luật định. Mọi hành vi kiểm tra xe, bắt giữ xe, bắt giữ người Không đúng thẩm quyền, không đúng với hành vi vi phạm đều Không Được Coi là Hành vi Thi Hành Công vụ. 3. Trường hợp đã bắt, mà không xác định được có Phạm tội theo Luật hình sự là "Tội Chống Người Thi hành công vụ" (Đ 257 BLHS) Khi đó thì Cơ quan Công an, và những thằng có liên quan đều phải chịu trách nhiệm Bồi thường, xin lỗi, và xử lý theo quy định chung của Pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại sẽ phải thực hiện theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 Và thậm chí, việc bắt người không đúng của Công an còn có thể bị truy cứu Trách nhiệm Hình sự về tội: "Bắt giữ người trái Pháp luật" - theo Điều 123 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, người xử lý sai còn phải chịu biện pháp xử lý trong ngành vì giải quyết vụ việc yếu kém, xâm phạm quyền lợi công dân, gây mất uy tín của Nhà nước. ------------------------------------------------ Hãy hành động vì một Xã Hội Dân Chủ - Công bằng.
Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động là gì?
Sáng 14/04/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. (1) Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động là gì? Nhằm thực hiện Nghị định 32/CP ngày 22/02/1973 về sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Công an và chuyển giao tổ chức nhiệm vụ bảo vệ nội địa của Công an nhân dân (CAND) vũ trang sang lực lượng Cảnh sát nhân dân. Ngày 07/01/1974, Bộ Công an đã có Quyết định 33/QĐ-CA và Thông tư 03/TT-TC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng Cảnh sát bảo vệ. Đến 15/04/1974, Bộ Công an đã tổ chức trọng thể lễ thành lập lực lượng Cảnh sát bảo vệ, nay là Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Từ đó, ngày 15/04 hằng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng CSCĐ, nội dung này hiện đang được quy định tại Điều 6 Luật Cảnh sát cơ động 2022. (2) 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/04/1974 - 15/04/2024) Sáng 14/04/2024, Bộ Công an tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động. Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đạt được trong suốt 50 năm qua. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, Lực lượng CSCÐ đã tham mưu và trực tiếp tham gia giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ANTT, an ninh nông thôn, các tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội. Đồng thời, cũng chủ động trong nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ðảng, Chính phủ, Ðảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về những vấn đề cần thiết, cấp bách về chức năng, nhiệm vụ, trang bị phương tiện vũ khí, công cụ hỗ trợ, chế độ chính sách. Điển hình như vụ việc khủng bố Đắk Lắk xảy ra vào 11/06/2023 gần đây, hơn 50 chiến sĩ CSCĐ đặc nhiệm đã mang theo trang bị vũ khí lên thẳng máy bay tại sân bay Đà Nẵng để di chuyển đến hiện trường. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động cho biết nếu không có quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022 cho phép CSCĐ được mang theo người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ mà thực hiện theo Luật Hàng không dân dụng 2006 thì lực lượng chống khủng bố phải thực hiện ký gửi trang bị vũ khí (hàng hóa ký gửi, không được mang theo người). Khi đó sẽ phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển, ký gửi, nhận lại vũ khí trang bị. (3) Những thành tích của lực lượng CSCĐ Với những chiến công, đóng góp với nhiều lần thay đổi mô hình, tổ chức, tên gọi, phiên hiệu khác nhau, song lực lượng CSCĐ luôn tích cực rèn luyện, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng. Qua đó, lực lượng đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý như: - 12 tập thể, 15 cá nhân vinh dự được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; - 4 Huân chương Hồ Chí Minh; - 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, 3 Huân chương Quân công hạng Nhì và 4 Huân chương Quân công hạng Ba; - 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; - 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 13 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và 36 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. - 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 12 Huân chương Chiến công hạng Nhì và 23 Huân chương Chiến công hạng Ba. - 10 lần được Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Mới đây nhất, tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động, lực lượng này đã được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn an ninh TTATXH, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trang phục chiến đấu chung của CSCĐ hiện nay được quy định ra sao?
Cảnh sát cơ động là cơ quan thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Là lực lượng chiến đấu trực tiếp với tội phạm vì thế, trang phục chiến đấu chung của Cảnh sát cơ động (CSCĐ) hiện nay được quy định ra sao? 1. Cảnh sát cơ động được trang bị những gì? Căn cứ Điều 24 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động. - Cảnh sát cơ động sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018. - Cảnh sát cơ động có phù hiệu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt, trang phục huấn luyện, trang phục chiến đấu riêng. 2. Có bao nhiêu loại trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động? Theo Điều 14 Thông tư 55/2022/TT-BCA quy định danh mục trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động hiện nay bao gồm: - Trang phục chiến đấu chung. - Trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm. - Trang phục Cảnh sát bảo vệ mục tiêu. - Trang phục nghiệp vụ bay và trang phục kỹ thuật cơ vụ sân bay của Không quân Công an nhân dân. - Trang phục nghi lễ đặc thù của Cảnh sát cơ động kỵ binh. - Trang phục biểu diễn đặc thù của Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân. 3. Trang phục chiến đấu chung của Cảnh sát cơ động Căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2022/TT-BCA quy định chi tiết trang phục chiến đấu chung của CSCĐ được quy định như sau: * Danh mục trang phục xuân hè, gồm: - Công an hiệu; - Mũ mềm gắn Công an hiệu; - Mũ bảo hiểm Cảnh sát cơ động gắn Công an hiệu; - Áo: Cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; trước ngực bên phải gắn số hiệu; ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Số hiệu Công an nhân dân; - Huy hiệu Công an nhân dân; - Phù hiệu kết hợp; - Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Dây lưng chéo; - Quần; - Dây lưng; - Giầy ghệt; - Bít tất; - Găng tay. * Danh mục trang phục thu đông, gồm: - Công an hiệu; - Mũ mềm gắn Công an hiệu; - Mũ bảo hiểm Cảnh sát cơ động gắn Công an hiệu; - Áo mùa đông: cánh tay trái áo gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; may nhiều lớp; trước ngực bên phải gắn số hiệu; trước ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Số hiệu Công an nhân dân; - Huy hiệu Công an nhân dân; - Phù hiệu kết hợp; - Áo khoác mùa đông có mũ (chống rét): cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; chất liệu giữ ấm; trước ngực bên phải gắn số hiệu; trước ngực bên trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp; - Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; - Dây lưng chéo; - Quần; - Dây lưng; - Giầy ghệt; - Bít tất; - Găng tay. * Đối tượng sử dụng trang phục chiến đấu chung: cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh; Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu (trừ các đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát bảo vệ mục tiêu, Không quân Công an nhân dân). Nhìn chung CSCĐ được trang bị trang phục chung đầy đủ các trang bị phù hợp với mùa hè và mùa động thuận tiện thực hiện nhiệm vụ so với thời tiết. Nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên dụng.
CSCĐ được kết hợp thường phục khi tuần tra công khai
Ngày 14/11/2022, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định về quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của cảnh sát cơ động. Theo đó, Lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu; - Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Đồng thời, việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt. Khi tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau: - Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự. - Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy; - Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm. Khi phát hiện các trường hợp trên thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư 54/2022/TT-BCA. Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của CSCĐ được thực hiện bằng các hình thức sau: - Bằng tay, gậy chỉ huy. - Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên phương tiện giao thông. - Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên khu vực, địa bàn, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự. (So với hiện hành trường hợp sử dụng hiệu lệnh bằng còi, loa cầm tay, loa điện chỉ được dùng vào ban ngày). Cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát lựa chọn vị trí, hình thức ra hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo khoảng cách an toàn và công khai hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật. Xem thêm Thông tư 54/2022/TT-BCA có hiệu lực ngày 01/01/2023 thay thế Thông tư 58/2015/TT-BCA.
CSCĐ có quyền kiểm tra phương tiện giao thông không?
Hiện nay, tại các thành phố và tuyến đường quan trọng không những dễ dàng bắt gặp lực cảnh sát giao thông (CSGT) tuần tra mà còn có cả cảnh sát cơ động (CSCĐ). Điều này làm nhiều người tham gia giao thông không biết rằng khi vi phạm thì lực lượng CSCĐ có quyền kiểm tra hành chính và xử phạt hay không? Theo đó, lực lượng CSCĐ trực thuộc công an nhân dân và là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt trong hoạt động đường bộ bao gồm các lực lượng chức năng sau: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định Như vậy, theo quy định trên thì người nào vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì có thể bị CSCĐ yêu cầu dừng xe và xử lý vi phạm. CSCĐ có quyền kiểm tra khi nào? Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 15 Thông tư 58/TT-BCA, trong đó nêu rõ quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của CSCĐ. Theo đó, Bộ Công an quy định 04 đối tượng CSCĐ được quyền kiểm soát người có hành vi vi phạm, phương tiện thực hiện hành vi, đồ vật có liên quan và tài liệu bao gồm văn bản và dữ liệu của người vi phạm được tiến hành trong các trường hợp sau: Thứ nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự công cộng thì CSCĐ có quyền kiểm tra xử lý. Thông thường các địa điểm mà CSCĐ hay kiểm tuần tra là những địa điểm quan trọng, những tuyến đường lớn, tổ chức sự kiện và những địa bàn phức tạp cần đảm bảo về an ninh, trật tự. Thứ hai là khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy. Theo quy định này dù người dân không vi phạm, tuy nhiên vì lý do đảm bảo sự an toàn tuyệt đối thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra khi có căn cứ đảm bảo cần rà soát ngay tránh việc tẩu tán, tiêu hủy. Thứ ba là khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì CSCĐ lập tức có quyền kiểm tra và bắt giữ để giao cho cơ quan chức năng có nhiệm vụ xét xử. Ngoài ra, khi phát hiện người đang bị truy nã, bị truy tìm thì CSCĐ truy bắt người đó kịp thời. Như vậy, CSCĐ có quyền kiểm tra người dân khi tham gia phương tiện giao thông khi người này thuộc một trong ba trường hợp là chạy xe vào gây mất an ninh, trật tự, người này đang cất giữ đồ vật vi phạm, cuối cùng là người đang bị truy nã và phạm tội quả tang. Quyền hạn xử lý vi phạm của CSCĐ Bên cạnh việc kiểm tra, rà soát người vi phạm thì lực lượng CSCĐ cũng có quyền xử phạt vi phạm, nếu bạn tham gia giao thông mà vi phạm pháp luật mà bị CSCĐ yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thì cũng đừng bất ngờ. Cụ thể, tại Điều 18 Thông tư 58/TT-BCA quy định CSCĐ có quyền xử lý vi phạm trong quá trình tuần tra, kiểm soát người dân nhằm đảm bảo an, trật tự trong khu vực như sau: CSCĐ có quyền đình chỉ ngay hành vi vi phạm và nói rõ hành vi này cho người vi phạm biết, nhằm ngăn chặn, hạn chế các rủi ro và hậu quả. Thực hiện biện pháp đình chỉ trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài biện pháp đình chỉ người vi phạm, còn quy định về thẩm quyền xử phạt của CSCĐ trong 02 trường hợp như sau: Thứ nhất là trường hợp vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình. Thứ hai là không phải hành vi vi phạm hành chính nào CSCĐ cũng có quyền xử lý, tùy vào trường hợp vi phạm thuộc phạm vi xử lý của CSCĐ. Trường hợp không thuộc quyền hạn xử lý thì cán, bộ chiến sĩ tuần tra cần lập biên bản và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm sau đó áp giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thứ ba là trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CSCĐ Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định CSCĐ có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 19 Thông tư 58/TT-BCA như sau: Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như trên phải đảm bảo đúng thẩm quyền của CSCĐ trường hợp không thuộc không hợp phải giải ngay cho cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đúng theo quy định, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm: (1) Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra. (2) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ. (3) Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. (4) Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục. (5) Trong trường hợp cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. (6) Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự. Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung. Như vậy, nếu người tham gia phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm pháp luật thì lực lượng CSCĐ vẫn có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ, kiểm tra phương tiện và xử phạt hành chính.
Cảnh sát Giao thông, CSCĐ, CS Hình sự - kiểm tra, bắt bớ người tham gia giao thông Có Đúng Luật ??
Hiện nay, tình trạng bắt bớ người tham gia giao thông của Công an, Cảnh sát đang diễn ra quá phổ biến. Việc trao quyền, ủy quyền cho các lực lượng chuyên biệt phối hợp xử lý vi phạm Giao thông ngày càng quá mức bình thường. Và thậm chí, giới truyền thông đang cổ súy cho tình trạng này: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dem-trang-cua-doi-dac-nhiem-tren-duong-pho-ha-noi/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dac-nhiem-ha-noi-truy-bat-nguoi-vi-pham-giao-thong/ => Liệu đây đã là Những Hành động Đúng Luật và Có ích thực sự cho Xã Hội Hay nó sẽ trở thành: Nguy cơ cho sự "Xâm Phạm Quyền Công Dân" và "Tình trạng lạm quyền, lộng quyền của Cán bộ NN" Theo tôi, có mấy điểm cần nói đến (theo quan điểm chủ quan) như sau: 1. Người vi phạm Luật Giao thông: chỉ có thể xử lý theo Quy định của Pháp luật giao thông theo thủ tục Vi phạm Hành Chính Bắt người chỉ áp dụng trong Luật hình sự, hoặc theo thủ tục Hành chính khi có Quyết định bằng Văn bản của Tòa án, VKS hoặc của Các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phạm tội quả tang trong Luật hình sự thì mới bất cứ ai cũng có quyền được bắt. Các hành vi Chống người thi hành Công vụ chưa có dấu hiệu của Tội phạm - thì cũng không được quyền bắt bớ. 2. Thế nào là Phạm tội "Chống Người thi hành công vụ" - theo Điều 257 Bộ luật Hình sự Để xác định là có Dấu hiệu Phạm tội thì cần thiết phải được hiểu theo đúng Luật và Luật cần thiết phải quy định thật rõ. Dấu hiệu "Chống người thi hành công vụ" để Công an, Cảnh sát coi là Phạm Tội và được quyền bắt ngay khi người phạm tội thực hiện đó là: + 1. Dùng vũ lực hoặc Đe Dọa dùng vũ lực hoặc dùng Thủ đoạn khác (thủ đoạn tức là phải tinh vi, có tác dụng không kém hơn so với việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực - Cán bộ, Cơ quan NN không được phép giải thích bừa bãi cho các trường hợp được coi là Dùng Thủ Đoạn khác) + 2. Nhằm mục đích: Cản trở người thi hành công vụ cản trở việc thực hiện Công vụ của họ. Người thi hành Công vụ phải có giấy tờ chứng minh là Người của Cơ quan NN có thẩm quyền đối với lĩnh vực đang cần xử lý. Đang thi hành công vụ là phải đang thực hiện công việc trong thẩm quyền của mình, theo đúng Thủ tục Luật định. Công an GT, CSCĐ được coi là Thi hành công vụ nếu trong ca họ làm việc, hoặc trong giờ làm việc được phân công, trừ khi phân công, trao quyền kiểu "được phép làm nhiệm vụ nhà nước bất cứ lúc nào". Ngoài ra, chỉ được coi là Thi hành Công vụ nếu họ Thực hiện Công việc của mình theo đúng Trình tự, thủ tục Luật định. Mọi hành vi kiểm tra xe, bắt giữ xe, bắt giữ người Không đúng thẩm quyền, không đúng với hành vi vi phạm đều Không Được Coi là Hành vi Thi Hành Công vụ. 3. Trường hợp đã bắt, mà không xác định được có Phạm tội theo Luật hình sự là "Tội Chống Người Thi hành công vụ" (Đ 257 BLHS) Khi đó thì Cơ quan Công an, và những thằng có liên quan đều phải chịu trách nhiệm Bồi thường, xin lỗi, và xử lý theo quy định chung của Pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại sẽ phải thực hiện theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 Và thậm chí, việc bắt người không đúng của Công an còn có thể bị truy cứu Trách nhiệm Hình sự về tội: "Bắt giữ người trái Pháp luật" - theo Điều 123 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, người xử lý sai còn phải chịu biện pháp xử lý trong ngành vì giải quyết vụ việc yếu kém, xâm phạm quyền lợi công dân, gây mất uy tín của Nhà nước. ------------------------------------------------ Hãy hành động vì một Xã Hội Dân Chủ - Công bằng.