Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không?
Giám sát thi công xây dựng công trình là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy chủ đầu tư có cần chứng chỉ năng lực để được tự mình giám sát thi công xây dựng không? (1) Giám sát thi công xây dựng công trình là gì? Giám sát thi công công trình là hoạt động theo dõi, kiểm soát, đôn đốc và nghiệm thu các hạng mục công việc xây lắp của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình. Theo quy định tại Điều 120 Luật Xây dựng 2014, việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm được các yêu cầu sau đây: - Thực hiện việc giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng - Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng - Trung thực, khách quan, không vụ lợi Có thể thấy, việc giám sát thi công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường của công trình. Theo đó, giám sát thi công xây dựng công trình sẽ giúp cho chủ đầu tư: - Kiểm soát được quá trình thi công: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư nắm bắt được tiến độ thi công, chất lượng thi công và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. - Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư phát hiện kịp thời các sai sót trong thi công và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình - Bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thi công, đảm bảo được công trình được hoàn thành đúng theo hợp đồng Có thể thấy, việc giám sát thi công xây dựng công trình là một khâu rất quan trọng trong xây dựng, được thực hiện xuyên suốt từ lúc khởi công cho đến lúc nghiệm thu. Vậy, vấn đề đặt ra là chủ đầu tư tự giám sát công trình được không? Nếu có thì chủ đầu tư có cần có chứng chỉ năng lực hay không? (2) Chủ đầu tư được tự giám sát thi công xây dựng công trình không? Theo Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư có quy định như sau: - Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình - Chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng Như vậy, theo quy định trên, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực làm công việc đó, trường hợp không đủ năng lực thì chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng. (3) Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không? Theo quy định tại Điều 87 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BXD 2023, tổ chức khi tham gia các hoạt động sau đây thì phải có đủ điều kiện năng lực: - Khảo sát xây dựng; - Lập thiết kế quy hoạch xây dựng - Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng - Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - Thi công xây dựng công trình - Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình - Kiểm định xây dựng - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng Theo đó, trừ lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực còn lại đều phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, tại Công văn 3980/BXD-HĐXD năm 2020 có hướng dẫn, để tham gia giám sát thi công xây dựng công trình thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Như vậy, có thể khẳng định, nếu chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng công trình thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực. Trừ các trường hợp sau đây thì tổ chức không cần có chứng chỉ năng lực: - Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy - Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình - Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình. (căn cứ khoản 3 Điều 87 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BXD 2023).
Rà soát tình trạng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Ngày 29/5/2023 Bộ Xây dựng vừa có Chỉ thị 04/CT-BXD năm 2023 tại đây về việc tăng cường rà soát, chấn chỉnh công tác xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Cụ thể, Bộ Xây dựng nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị gặp khó khăn, vướng mắc khi nộp hồ sơ đề nghị xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực tại các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng nhận thấy nhiều hồ sơ không phù hợp như không trung thực trong kê khai, xác nhận kinh nghiệm. Sử dụng các văn bằng, chứng chỉ không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp. Xử lý trách nhiệm khi phát hiện việc chứng chỉ xây dựng giả mạo - Chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác tiếp nhận hồ sơ, xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Thực hiện quy trình cấp chứng chỉ đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. - Thực hiện thu lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định. - Ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức công vụ như sách nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong khi tiếp nhận hồ sơ, xét cấp chứng chỉ. - Tăng cường kiểm soát, phát hiện kịp thời các hành vi bị nghiêm cấm như sử dụng tài liệu, văn bằng, chứng chỉ giả mạo không hợp lệ, không đúng với năng lực để hợp thức thủ tục cấp chứng chỉ. - Trường hợp đủ cơ sở xác định các loại giấy tờ giả mạo để đề nghị cấp chứng chỉ thì thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết, xử lý theo quy định. Hướng dẫn tra cứu thông tin năng lực hoạt động xây dựng trực tuyến - Rà soát, đăng tải đầy đủ thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ lên Trang thông tin điện tử do mình quản lý và thực hiện tích hợp thông tin lên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng " https://nangluchdxd.gov.vn ” phục vụ quản lý, tra cứu. - Đồng thời, tăng cường phổ biến, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện tra cứu thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên các Trang thông tin điện tử này, tránh truy cập vào các Trang thông tin giả mạo cung cấp các thông tin không chính xác. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hành chính - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính về cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Tăng cường phổ biến, khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính mức độ 4 đối với các thủ tục đủ điều kiện thực hiện theo quy định. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận thực hiện đúng thẩm quyền - Đối với Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện xét cấp chứng chỉ theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi được công nhận. - Chủ động rà soát, xử lý vi phạm, báo cáo kết quả xử lý về Bộ Xây dựng (nếu có). Xem chi tiết Chỉ thị 04/CT-BXD năm 2023 tại đây ban hành ngày 29/5/2023.
Quy định về hiệu lực và gia hạn hiệu lực đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định: "Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng ... 5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó. ... Điều 84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ... 4. Tổ chức thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. ... Điều 86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. ... Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: ... 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này và bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại." =>> Theo quy định nêu trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực sử dụng 10 năm. Khi chứng chỉ hết hiệu lực thì được cấp gia hạn. Đơn vị có chứng chỉ có trách nhiệm thực hiện nộp hồ sơ xin gia hạn trong thời hạn là 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn này đơn vị không được gia hạn chứng chỉ mà phải nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ lần đầu. =>> Hồ sơ xin gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này - Bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp - Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại
Mình cần tư vấn gấp về thủ tục cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức quản lý dự án
Bạn nào biết về thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức về quản lý dự án thì giúp mình với ạ
CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 1
Kính gửi thư viện pháp luật! Công ty mình là Công ty Cổ phần Thương Mại Công nghệ Cơ điện MInh Thành. Hiện đang cung cấp và lắp đặt máy phát điện cho dự án xây dựng hạng 1. Tuy nhiên, hiện tại chủ đầu tư yêu cầu Công ty mình cung cấp "CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 1". Cho hỏi Công ty mình có thuộc lĩnh vực hoạt động mà Bộ xây dựng cung cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không. Và được quy định tại thông tư, nghị định nào. Xin cảm ơn!
Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không?
Giám sát thi công xây dựng công trình là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy chủ đầu tư có cần chứng chỉ năng lực để được tự mình giám sát thi công xây dựng không? (1) Giám sát thi công xây dựng công trình là gì? Giám sát thi công công trình là hoạt động theo dõi, kiểm soát, đôn đốc và nghiệm thu các hạng mục công việc xây lắp của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình. Theo quy định tại Điều 120 Luật Xây dựng 2014, việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm được các yêu cầu sau đây: - Thực hiện việc giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng - Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng - Trung thực, khách quan, không vụ lợi Có thể thấy, việc giám sát thi công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường của công trình. Theo đó, giám sát thi công xây dựng công trình sẽ giúp cho chủ đầu tư: - Kiểm soát được quá trình thi công: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư nắm bắt được tiến độ thi công, chất lượng thi công và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. - Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư phát hiện kịp thời các sai sót trong thi công và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình - Bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư: Giám sát thi công giúp chủ đầu tư bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thi công, đảm bảo được công trình được hoàn thành đúng theo hợp đồng Có thể thấy, việc giám sát thi công xây dựng công trình là một khâu rất quan trọng trong xây dựng, được thực hiện xuyên suốt từ lúc khởi công cho đến lúc nghiệm thu. Vậy, vấn đề đặt ra là chủ đầu tư tự giám sát công trình được không? Nếu có thì chủ đầu tư có cần có chứng chỉ năng lực hay không? (2) Chủ đầu tư được tự giám sát thi công xây dựng công trình không? Theo Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư có quy định như sau: - Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình - Chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng Như vậy, theo quy định trên, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực làm công việc đó, trường hợp không đủ năng lực thì chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng. (3) Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không? Theo quy định tại Điều 87 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BXD 2023, tổ chức khi tham gia các hoạt động sau đây thì phải có đủ điều kiện năng lực: - Khảo sát xây dựng; - Lập thiết kế quy hoạch xây dựng - Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng - Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - Thi công xây dựng công trình - Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình - Kiểm định xây dựng - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng Theo đó, trừ lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực còn lại đều phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, tại Công văn 3980/BXD-HĐXD năm 2020 có hướng dẫn, để tham gia giám sát thi công xây dựng công trình thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Như vậy, có thể khẳng định, nếu chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng công trình thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực. Trừ các trường hợp sau đây thì tổ chức không cần có chứng chỉ năng lực: - Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy - Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình - Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình. (căn cứ khoản 3 Điều 87 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BXD 2023).
Rà soát tình trạng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Ngày 29/5/2023 Bộ Xây dựng vừa có Chỉ thị 04/CT-BXD năm 2023 tại đây về việc tăng cường rà soát, chấn chỉnh công tác xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Cụ thể, Bộ Xây dựng nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị gặp khó khăn, vướng mắc khi nộp hồ sơ đề nghị xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực tại các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng nhận thấy nhiều hồ sơ không phù hợp như không trung thực trong kê khai, xác nhận kinh nghiệm. Sử dụng các văn bằng, chứng chỉ không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp. Xử lý trách nhiệm khi phát hiện việc chứng chỉ xây dựng giả mạo - Chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác tiếp nhận hồ sơ, xét cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Thực hiện quy trình cấp chứng chỉ đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. - Thực hiện thu lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định. - Ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức công vụ như sách nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong khi tiếp nhận hồ sơ, xét cấp chứng chỉ. - Tăng cường kiểm soát, phát hiện kịp thời các hành vi bị nghiêm cấm như sử dụng tài liệu, văn bằng, chứng chỉ giả mạo không hợp lệ, không đúng với năng lực để hợp thức thủ tục cấp chứng chỉ. - Trường hợp đủ cơ sở xác định các loại giấy tờ giả mạo để đề nghị cấp chứng chỉ thì thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết, xử lý theo quy định. Hướng dẫn tra cứu thông tin năng lực hoạt động xây dựng trực tuyến - Rà soát, đăng tải đầy đủ thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ lên Trang thông tin điện tử do mình quản lý và thực hiện tích hợp thông tin lên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng " https://nangluchdxd.gov.vn ” phục vụ quản lý, tra cứu. - Đồng thời, tăng cường phổ biến, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện tra cứu thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên các Trang thông tin điện tử này, tránh truy cập vào các Trang thông tin giả mạo cung cấp các thông tin không chính xác. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hành chính - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính về cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Tăng cường phổ biến, khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính mức độ 4 đối với các thủ tục đủ điều kiện thực hiện theo quy định. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận thực hiện đúng thẩm quyền - Đối với Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện xét cấp chứng chỉ theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi được công nhận. - Chủ động rà soát, xử lý vi phạm, báo cáo kết quả xử lý về Bộ Xây dựng (nếu có). Xem chi tiết Chỉ thị 04/CT-BXD năm 2023 tại đây ban hành ngày 29/5/2023.
Quy định về hiệu lực và gia hạn hiệu lực đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định: "Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng ... 5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó. ... Điều 84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ... 4. Tổ chức thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. ... Điều 86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. ... Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: ... 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này và bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại." =>> Theo quy định nêu trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực sử dụng 10 năm. Khi chứng chỉ hết hiệu lực thì được cấp gia hạn. Đơn vị có chứng chỉ có trách nhiệm thực hiện nộp hồ sơ xin gia hạn trong thời hạn là 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn này đơn vị không được gia hạn chứng chỉ mà phải nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ lần đầu. =>> Hồ sơ xin gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này - Bản gốc chứng chỉ năng lực đã được cấp - Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại
Mình cần tư vấn gấp về thủ tục cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức quản lý dự án
Bạn nào biết về thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức về quản lý dự án thì giúp mình với ạ
CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 1
Kính gửi thư viện pháp luật! Công ty mình là Công ty Cổ phần Thương Mại Công nghệ Cơ điện MInh Thành. Hiện đang cung cấp và lắp đặt máy phát điện cho dự án xây dựng hạng 1. Tuy nhiên, hiện tại chủ đầu tư yêu cầu Công ty mình cung cấp "CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 1". Cho hỏi Công ty mình có thuộc lĩnh vực hoạt động mà Bộ xây dựng cung cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không. Và được quy định tại thông tư, nghị định nào. Xin cảm ơn!