Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra hình sự thuộc Công an nhân dân do ai quy định?
Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do ai quy định? Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân gồm những cơ quan nào? Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân gồm những cơ quan được nêu tại Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các cơ quan sau: - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh). - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện). Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do ai quy định? Theo điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định "Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định;" Như vậy, việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Tại điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 59 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định: "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ Điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự;" Chiếu theo quy định này thì Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các tiêu chuẩn sau: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong công tác điều tra được quy định ra sao? Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong công tác điều tra được quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cụ thể gồm các trách nhiệm sau: - Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ Công an phụ trách. - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự. - Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự. - Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan. - Chủ trì, phối hợp ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về Điều tra hình sự. - Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra trong Công an nhân dân; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra hình sự. - Quản lý cơ sở dữ liệu về Điều tra hình sự. - Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.
Chức danh tư pháp mới: "Cán bộ điều tra"
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, đặc biệt đã bổ sung thêm 01 chức danh tư pháp về Cán bộ điều tra. Đây là quy định hoàn toàn mới mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định. Những sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong BLTTHS năm 2015 được quy định từ Điều 36 đến Điều 38 và Điều 41 đến Điều 48, trong đó, Điều 38 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của "Cán bộ điều tra" của Cơ quan điều tra như sau: Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên: - Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự; - Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; - Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Cán bộ điều tra là người tiến hành tố tụng, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định cụ thể tại Điều 59 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cán bộ điều tra, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra.
Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra hình sự thuộc Công an nhân dân do ai quy định?
Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do ai quy định? Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân gồm những cơ quan nào? Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân gồm những cơ quan được nêu tại Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các cơ quan sau: - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh). - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện). Việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do ai quy định? Theo điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định "Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định;" Như vậy, việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Tại điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 59 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định: "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ Điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự;" Chiếu theo quy định này thì Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các tiêu chuẩn sau: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong công tác điều tra được quy định ra sao? Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong công tác điều tra được quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cụ thể gồm các trách nhiệm sau: - Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ Công an phụ trách. - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự. - Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự. - Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan. - Chủ trì, phối hợp ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về Điều tra hình sự. - Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra trong Công an nhân dân; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra hình sự. - Quản lý cơ sở dữ liệu về Điều tra hình sự. - Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.
Chức danh tư pháp mới: "Cán bộ điều tra"
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, đặc biệt đã bổ sung thêm 01 chức danh tư pháp về Cán bộ điều tra. Đây là quy định hoàn toàn mới mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định. Những sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong BLTTHS năm 2015 được quy định từ Điều 36 đến Điều 38 và Điều 41 đến Điều 48, trong đó, Điều 38 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của "Cán bộ điều tra" của Cơ quan điều tra như sau: Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên: - Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự; - Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; - Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Cán bộ điều tra là người tiến hành tố tụng, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định cụ thể tại Điều 59 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cán bộ điều tra, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra.