Khác biệt giữa năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và cá nhân qua BLDS 2005, BLDS 2015
*Thứ nhất: về khái niệm Ttrong BLDS 2005, năng luật pháp luật dân sự pháp nhân bị thu hẹp so với cá nhân, tại Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Trong khi đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại điều 86 BLDS 2005 đã thêm cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”. Song, có thể thấy, việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân gây ra khá nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay không. Vì thế, BLDS 2015 đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”, theo hướng: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Chính vì vậy, theo BLDS 2015 thì khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. *Thứ hai: Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống rong BLDS 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống: Ví dụ: cá nhân có quyền xác định lại giới tính ( Điều 36), chuyển đổi giới tính ( Điều 37). Song, pháp nhân không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người. Điều 36, 37 trong BLDS 2015 cũng chính là điểm mới, khắc phục những khiếm khuyết của BLDS 2005, khi BLDS 2005 vẫn chưa có quy định về việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính. *Thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là cơ bản giống nhau. Ngoài ra, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thêm một số ngoại lệ mà pháp nhân không có như: Khoản 2 Điều 612 , Điều 635. Đối với BLDS 2015, đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015: "Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”. *Thứ tư: Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005) và đối với pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005). Song, trong BLDS 2015, có xu hướng thêm quy định để bảo vệ quyền lợi cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi nhận. Ví dụ: Theo trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trong trường hợp cá nhân đã chết thì người thân của họ có quyền yêu cầu cơ quan chức trách liên quan khôi phục danh dự của người đã chết.
03 vấn đề liên quan đến thời hiệu cần lưu ý
Bài viết dưới đây mình sẽ đề cập đến một số điểm đáng chú ý về chế định thời hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 mà bạn đọc cần chú ý Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 1 Điều 154 Bộ luật dân sự 2015). ***Đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015 Điều 607 quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.” Điều 588 quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại”. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã có 02 sự thay đổi: - Thứ nhất: Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện là 03 năm chứ không phải là 02 năm như Bộ luật Dân sự 2005. - Thứ hai: Thời điểm tính thời hiệu Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm tính thời hiệu là được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại chứ không phải kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm như quy định trước đó tại Bộ luật dân sự 2005. Có thể thấy, với sự thay đổi trong quy định trên rại Bộ luật dân sự 2015 giúp bảo vệ tốt hơn cho quyền của người bị xâm phạm, bởi trong nhiều trường hợp thì thời điểm chủ thể bị xâm phạm “biết” và thời điểm quyền, lợi ích “bị xâm phạm” là không trùng khớp với nhau. Do đó, nếu chúng ta tiếp nhận thời điểm tính thời hiệu từ khi chủ thể “biết” thì sẽ thuận lợi cho chính chủ thể bị xâm phạm đó do nếu xét như thế thì thời hiệu sẽ bắt đầu chậm hơn và sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm phạm có yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách triệt để hơn. *** Đối với thời hiệu về thừa kế: Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015 Điều 645 quy định “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Điều 623 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế…” Như vậy, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản được chia thành 02 loại riêng biệt: + Đối với bất động sản là: 30 năm chứ không phải 10 năm như quy định trước đây tại Bộ luật dân sự 2005. + Đối với động sản là: 10 năm (giống quy định tại Bộ luật dân sự 2005). Theo đó, Bộ luật dân sự 2015 đã kéo dài thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với bất động sản. Điều này có thể được lý giải từ thực tiễn những vụ việc liên quan đến thừa kế bất động sản thường khá phức tạp và để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan thì việc kéo dài thời hiệu giải quyết là đúng đắn, giúp đi đến giải quyết vụ việc một cách triệt để và chính xác nhất. *** Giải quyết vụ việc khi hết thời hiệu khởi kiện: Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: Cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu Tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc trong thời hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối thụ lý giải quyết vụ việc vì lý do hết thời hiệu theo như quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Tòa án hoặc Trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Bởi vì, tại Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định mới về vấn đề thời hiệu đó là: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”. Và quy định này cũng được cụ thể hóa tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, với quy định mới nêu trên thì dù thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án thụ lý vẫn sẽ tiến hành giải quyết. Còn nếu trong quá trình giải quyết tính đến trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc mà một bên hoặc các bên yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu thì lúc này Tòa án mới áp dụng quy định về thời hiệu để đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Giám sát việc giám hộ theo BLDS 2015
Trong quá trình thực hiện việc giám hộ, để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người được giám hộ thì việc giám sát phải được thực hiện Giám sát việc giám hộ được quy định tại Điều 51 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015. So với Điều 59 BLDS 2005 có những điểm thay đổi, bổ sung như sau: Việc giám sát việc giám hộ có thể được thực hiện bởi người thân thích của người được giám hộ. Người giám sát được cử ra trên cơ sở lựa chọn của những người thân thích của người được giám hộ. Trong trường hợp không thể thỏa thuận đề cử ra người giám sát việc giám hộ thì người thân thích chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. BLDS 2005 quy định người giám sát việc giám hộ chỉ là cá nhân. Như vậy BLDS 2015 quy định người giám sát việc giám hộ có thể là cá nhân (thân thích hoặc không thân thích) và pháp nhân. Giám sát việc giám hộ là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của người giám sát. Chính vì lẽ đó, việc cử, chọn, người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo việc giám hộ cũng như để thuận lợi trong trường hợp có thay đổi giám hộ, hoặc chuyển giao việc giám hộ về sau. BLDS 2015 cũng đồng thời dự liệu trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định. Do BLDS bổ sung trường hợp người giám sát việc giám hộ là pháp nhân nên để trở thành người giám sát việc giám hộ pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ, ngoài yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như tại BLDS 2005 thì BLDS mới còn bổ sung điều kiện “có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát”. Chính vì nhận thấy được tầm quan trọng của việc giám sát việc giám hộ, cũng như xuất phát từ thực tiễn, BLDS 2015 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ được pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện việc giám hộ. Trong khi đó, người giám sát việc giám hộ lại không được BLDS 2005 quy định bất cứ quyền và nghĩa vụ gì trong việc giám sát việc giám hộ. Điều đó khiến cho việc giám sát việc giám hộ trong BLDS 2005 không có nhiều ý nghĩa trên thực tế. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ; xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người được giám hộ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ. Khi BLDS 2015 trao cho người giám sát việc giám hộ quyền và nghĩa vụ tương ứng thì việc giám sát việc giám hộ được thực hiện thuận lợi và dễ dàng hơn.
BTTH ngoài hợp đồng: sự khác nhau giữa BLDS 2015 và BLDS 2005
ĐẶC ĐIỂM SO SÁNH BLDS 2015 BLDS 2005 Căn cứ phát sinh Hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại Ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý” Phạm vi áp dụng Đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác. Đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài sản (khoản 1 Điều 604) Nguyên tắc BTTH BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc: - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. (Điều 585 BLDS) Nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.(Điều 605) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân Trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì do pháp nhân chịu trách nhiệm >>> Thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm Trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra ngoài trường học, bệnh viện thì có các tổ chức khác chịu trách nhiệm Thời hiệu khởi kiện 03 năm 2 năm Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm hại - tăng mức trần bồi thường tổn thất về tinh thần - dùng cụm từ “mức lương cơ sở” thay cho “tháng lương tối thiểu” để tính mức bù đắp tổn thất về tinh thần. - Mức tối đa bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Mức tối đa bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm Tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005). Bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm hại Không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591) Tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự)
Hướng dẫn cách lấy lại tiền đặt cọc mà không bị phạt tiền
Đặt cọc là một giao dịch khá phổ biến hiện nay giữa các chủ thế có nhu cầu mua bán. Tuy nhiên, không ít những trường hợp xảy ra vì nhiều lý do mà bên đặt cọc không muốn thực hiện giao dịch nữa và muốn nhận lại tiền đặt cọc. Bài viết dưới đây đưa ra những quy định của pháp luật với những trường hợp bạn có thể lấy lại tiền mà không phải đền bù khoản nào. Quy định tại Chương VIII Bộ Luật Dân sự 2015, bạn có thể căn cứ vào các trường hợp đặt cọc mà không phải bồi thường khi không thực hiện đúng giao kết là khi hợp đồng, giao dịch đặt cọc đã ký kết nhưng bị vô hiệu: 1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117): là các nội dung cần và đủ để giao dịch được công nhận. Theo đó: - Đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Do đó để thực hiện giao dịch dân sự thì bản thân phải nhận thức đầy đủ về giao dịch mình chuẩn bị thực hiện. - Thứ hai, chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và không công nhận các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện. - Thứ ba, giao dịch dân sự không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. * Hình thức của giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. - Hình thức bằng lời nói, hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi thực hiện (mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa các chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết. - Giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. - Giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực và đồng thời phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuan theo quy định đó của pháp luật. Có nghĩa là các bên chủ thể phải đồng thời thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực với việc đăng ký hoặc xin phép… >>> Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không. Việc công chứng, chứng thực sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125) >>> Giao dịch dân sự vô hiệu nếu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình bao gồm những đối tượng trên và được Tòa án xác nhận bằng quyết định có hiệu lực pháp luật 3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 126) : sự nhầm lẫn này làm cho bên một hoặc các bên không đạt được mục đích của giao dịch >>> Nhầm lẫn là sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí. Nhầm lẫn khác với giả tạo ở chỗ, trong giao dịch dân sự có sự nhầm lẫn, bản thân người thể hiện ý chí khi xác lập giao dịch không biết được điều đó, còn trong giao dịch giả tạo người thể hiện ý chí biết việc đó là không đúng với sự thể hiện ý chí đích thực nhưng cố ý thể hiện như vậy. 4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127): - Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. - Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.” 5. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128) >>> Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 6. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129): + Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật + Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực Tại điều 131 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. -Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. >>> Tức là: giao dịch thuộc các trường hợp phân tích trên bị cho là vô hiệu thì các bên thực hiện trao trả cho nhau những gì đã nhận, tiền cọc bên đặt cọc sẽ nhận lại Tuy nhiên, với hợp đồng đặt cọc nên cẩn thận khi giao kết vì để lấy lại tiền cọc khi thay đổi nhu cầu là điều không dễ, vì vậy tốt hơn hết là ban đầu 2 bên nên thỏa thuận cụ thể về việc xử lý số tiền ấy để tránh kiện tụng mất thời gian.
Những điều cần biết khi chia thừa kế cho người nước ngoài
Chia thừa kế, đặc biệt là thừa kế liên quan đến đất đai là việc làm rất phức tạp, đòi hỏi những người trong cuộc cần nắm rõ một số quy định liên quan đến việc chia thừa kế đất đai cho người nước ngoài. Lưu ý: Người nước ngoài được nhắc đến là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch) Sau đây là một số điều bạn cần biết: - Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản với đối tượng là người thừa kế định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện mua nhà ở Việt Nam thì họ được hưởng giá trị nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 * Khai nhận di sản thừa kế Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. Nếu chủ thể có yếu tố nước ngoài là đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người đó phải bắt buộc phải có mặt. Nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau: Cách thứ nhất: - Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao). - Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình. Cách thứ hai: Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán. Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền. Như đã phân tích trên, người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất và nhà ở nên cần thực hiện những thủ tục khai nhận di sản như trên để sau đó có thể thừa hưởng theo quy định. * Đóng thuế Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 quy định về việc đóng thuế TNCN từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột). theo Khoản 4, Điều 4 Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 * Chuyển tiền có được từ thừa kế ra nước ngoài Thực hiện theo pháp lệnh ngoại hối, liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để thực hiện thủ tục chuyển ra nước ngoài để thực hiện theo đúng quy định về thủ tục và mức ngoại tệ được phép chuyển đối với chủ thể không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam
Những bất cập liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất
Là nguồn tài nguyên được đánh giá phát triển mạnh, đất đai hiện đang là lĩnh vực thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nói theo phạm vi hẹp hơn là từng hộ gia đình, từng cá thể. Là một vấn đề nhạy cảm, những cơ chế quản lý đất đai cũng không thể tránh được những bất cập phát sinh, trong đó có thừa kế về quyền sử dụng đất là một ví dụ. Dưới đây là một số các điểm hạn chế về vấn đề nói trên - Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì điều kiện thừa kế đất đai Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Điều 101 LĐĐ 2013, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp hoặc ,…đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai,… thì vẫn đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù, có quy định thông thoáng để bảo vệ quyền lợi của những NSDĐ chưa có giấy chứng nhận, nhưng trên thực tế việc để thừa kế loại đất này phải trải qua các thủ tục hành chính tương đối phức tạp, phụ thuộc nhiều vào ý chí của các cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất để dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật hiện hành không giới hạn phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu vì thế có thể hiểu “một phần” là một ít hoặc toàn bộ di sản. Điều này khiến nảy sinh nhiều tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, đặc biệt khi có liên quan đến quyền sử dụng đất. Vì vậy pháp luật nên có quy định cụ thể “một phần” di sản thờ cúng là bao nhiêu. - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo quy định Điều 620 BLDS 2015, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác vậy tài sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Cần có những quy định cụ thể - Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào sổ đỏ. Hệ lụy liên quan đến thủ tục hành chính bởi việc xác định các thành viên trong hộ gia đình sẽ dựa ít nhiều vào sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm cấp sổ đỏ bởi hộ khẩu luôn có sự biến động bởi các hoạt động nhập, tách... hoặc khi có thành viên trong hộ gia đình kết hôn, chế độ tài sản của thành viên ít nhiều liên quan đến phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với hộ gia đình. Mỗi khi có biến động, thay đổi về sổ đỏ của hộ gia đình đều kéo theo những phức tạp liên quan đến thủ tục hành chính và những hạn chế quyền của cha, mẹ,… Bạn đọc có phát hiện thêm những điều gì thú vị nữa không, cùng chia sẻ nhé!
Những điểm mới có liên quan đến hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015
BLDS 2015 được thông qua vào ngay 24/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Trong BLDS 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ hơn so với BLDS 2005, trong đó, có những điểm mới liên quan đến hợp đồng.Sau những là điểm mới: Phần 1 Chế định Quy định BLDS 2015 Điểm mới Ý nghĩa Khái niệm hợp đồng (Điểu 385 BLDS 2015) Theo điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chất dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. BLDS hiện hành đã chọn cụm từ “hợp đồng” thay vì “ hợp đồng dân sự” trong BLDS 2005 Không chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập pháp mà còn thể hiện tính minh bạch. Phù hợp với thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh: Hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm,…. Đề nghị giao kết hợp đồng (Khoản 1 điều 386 BLDS 2015) Theo Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Mở rộng và rõ hơn về bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể có nhiều bên nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng. Phù hợp với thực tiễn áp dụng. Thông tin giao kết hợp đồng (Điều 387 BLDS 2015) Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết; Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác; Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều khoản mới Nhằm quản lý chặt chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Thời điểm giao kết hợp đồng (Khoản 1 điều 388 BLDS 2015) Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: + Do bên đề nghị ấn định. + Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Bổ sung thêm chế định loại trừ “ Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” Phù hợp với thực tiễn áp dụng Tránh mâu thuẫn giữa các luật. Ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngành Còn nữa sẽ cập nhật cho đến khi hết.!!!
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 >>> Điểm danh những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ >>> Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 Chào các bạn, Bộ luật dân sự 2015 đã đi vào thực tiễn áp dụng đến nay hơn 03 tháng, song song với việc áp dụng chúng thì nhiều bạn hỏi mình rằng, tại sao đây là Bộ luật lớn nhưng đã thực thi đựơc nhiều tháng rồi vẫn chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Khác với các văn bản luật khác, văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 2015 không chỉ nằm trong các văn bản cấp dưới, tức là Nghị định của Chính phủ hay Thông tư của các Bộ hay là Quyết định của Thủ tướng…mà nó còn nằm tại các Luật chuyên ngành khác. Vì vậy, sau đây, mình xin phép liệt kệ các văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 2015 tính đến thời điểm hiện nay (ngày 10/4/2017), trong trường hợp có bổ sung sau này, mình sẽ tiếp tục cập nhật bên dưới bài viết cho các bạn: A. QUYỀN NHÂN THÂN I. Quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ; quyền thay đổi tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử 1. Luật hộ tịch 2014 2. Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 3. Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 4. Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài II. Quyền đối với quốc tịch 5. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 6. Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 7. Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 8. Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 9. Nghị định 78/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 10. Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 11. Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam 12. Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 13. Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch 14. Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch III. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 15. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 16. Thông tư 50/2010/TT-BYT hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh 17. Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh 18. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh 19. Nghị định 102/2011/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh 20. Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh IV. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 21. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 22. Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 23. Nghị định 65/2015/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật 24. Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo 25. Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo V. Quyền xác định lại giới tính 26. Nghị định 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại giới tính (hiện tại chưa có văn bản thay thế văn bản này) VI. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 27. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 28. Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 30. Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 31. Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình 32. Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 33. Luật nuôi con nuôi 2010 34. Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 35. Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài 36. Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 37. Thông tư 15/2014/TT-BTP hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế 38. Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi 39. Thông tư 24/2014/TT-BTP sửa đổi Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi 40. Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết B. NƠI CƯ TRÚ 41. Luật Cư trú 2006 42. Luật cư trú sửa đổi năm 2013 43. Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú 44. Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP C. PHÁP NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN 45. Luật doanh nghiệp 2014 46. Các văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 47. Luật Tổ chức Quốc hội 2014 48. Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký 49. Luật tổ chức Chính phủ 2015 50. Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ 51. Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ 52. Nghị định 138/2016/NĐ-CP Quy chế làm việc của Chính phủ 53. Nghị định 150/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ 54. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 55. Nghị quyết 1130/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 56. Nghị định 48/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 57. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 58. Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 59. Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường 60. Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải 61. Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc 62. Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 63. Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 64. Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 65. Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông 66. Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao 67. Nghị định 27/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ 68. Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ 69. Luật hợp tác xã 2012 61. Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã 62. Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện 63. Thông tư 02/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện 64. Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác 65. Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác D. TÀI SẢN 66. Luật đăng ký tài sản (Luật này hiện vẫn chưa được ban hành bởi nhiều lý do) 67. Luật đất đai 2013 68. Các văn bản hướng dẫn Luật đất đai 2013 69. Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai 70. Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao E. THỜI HẠN, THỜI HIỆU 71. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 72. Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 73. Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính 74. Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử F. QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN 75. Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước 76. Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước 77. Luật xây dựng 2014 78. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 79. Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 80. Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng 81. Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng 82. Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng 83. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 84. Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng 85. Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 86. Luật di sản văn hóa 2001 87. Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 88. Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 89. Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 90. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 91. Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 92. Nghị định 73/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 93. Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 94. Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương 95. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 96. Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 97. Luật quản lý và sử dụng tài sản công (hiện chưa văn bản chính thức được ban hành) 98. Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 99. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 100. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 101. Các văn bản hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ G. NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG 102. Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm 103. Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 104. Quyết định 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 105. Luật thương mại 2005 106. Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường H. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 107. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 108. Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 109. Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 110. Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 111. Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 112. Thông tư liên tịch 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 113. Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 114. Thông tư liên tịch 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT sửa đổi Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 115. Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ P/S: Có thể còn thiếu nhiều, nên mình rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn! Bổ sung thêm: 1. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Nghị định đầu tiên hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 >>> Các Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 Có lẽ vấn đề đầu tiên được hướng dẫn tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), đó là vấn đề về giao dịch bảo đảm. Bởi vì tại Bộ luật dân sự 2015 có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến giao dịch bảo đảm như: - Bổ sung 02 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. - Phân biệt rạch ròi giữa biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân (bao gồm bảo lãnh, tín chấp) và biện pháp bảo đảm mang tính chất đối vật (bao gồm thế chấp tài sản và cầm cố tài sản) - Phân biệt rạch ròi giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3. - Hoàn thiện cơ chế làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm… Đồng thời các quy định về xử lý tài sản bảo đảm có giá trị thi hành nhưng lại quy định ở các Thông tư dẫn đến hiệu lực thi hành còn chưa cao.,. Do vậy mà việc ban hành Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP là hoàn toàn cần thiết. Nghị định mới hướng dẫn về giao dịch bảo đảm có bố cục gồm 4 Chương và 77 Điều, cụ thể: Chương I: Những quy định chung Chương II: Xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm Chương III: Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán Chương IV: Điều khoản thi hành Trong đó, có một số nội dung mới, nổi bật, đơn cử như sau: 1. Quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Bao gồm: - Quyền sử dụng đất. - Quyền tài sản đối với tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. - Các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm. 2. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất Cụ thể, tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm tài sản bảo đảm bao gồm: - Tài sản được hình thành từ vốn vay. - Tài sản chưa hình thành, đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. - Tài sản đã hình thành và pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu hoặc đang ký lưu hành phương tiện nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên Nếu thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi người sử dụng đất là hộ gia đình thì người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ủy quyền ký hợp đồng thế chấp nếu có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên hộ gia đình. Lưu ý thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung là thành viên đang sống chung trong hộ gia đình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với chủ hộ tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc cấo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Nếu có thỏa thuận về bên nhận thế chấp được nhận tiền bồi thường hoặc các lợi ích phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì số tiền bồi thường do thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất được chi trả cho bên nhận thế chấp. Nếu số tiền bồi thường lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp phải trả số tiền còn lại cho bên thế chấp. Nếu số tiền bồi thường không đủ thanh toánh giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên có nghĩa vụ được bảo đảm có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu cho bên nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. …. Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm và Tờ trình dự thảo tại file đính kèm.
Bí mật gia đình là bất khả xâm phạm
Bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân rất quan trọng, gắn với cuộc sống của mỗi con người. Nội dung này lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017). Trước đây, nội dung này chỉ được quy định chung là quyền bí mật đời tư thì nay được ghi nhận theo hướng mở rộng và cụ thể hơn. Theo đó, quyền này không chỉ được áp dụng cho cá nhân, mà còn áp dụng cho những bí mật thuộc về gia đình, đó là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Bất cứ việc sử dụng, công khai thông tin, lưu giữ, thu thập thông tin thì phải được cá nhân, các thành viên gia đình đồng ý. Một điểm mới nữa của điều luật này là quy định trường hợp các bên trong hợp đồng cũng không được tiết lộ về đời sống riêng tư, bí mật gia đình của nhau, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền bất khả xâm phạm của đời sống riêng tư của cá nhân, gia đình. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015: " 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Làm bài tập thời hiệu theo BLHS 2015 phải nhớ điều này !
Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện là “thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Còn thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là “thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu”. Không giống với quy đingj của pháp luật dân sự Việt Nam, trong các hệ thống luật nhiều nước, việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực khi một bên viện dẫn điều đó như một biện pháp tự vệ và cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ chối quyền yêu cầu của một bên nếu không được bên kia yêu cầu. Hiện theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”. Như vậy, quy định trên không cho phép cơ quan tố tụng tự viện dẫn các quy định về thời hiệu tương tự như một số nước. Đồng thời cũng chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về hết thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm nên nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các quy định về thời hiệu ở cấp sơ thẩm thì không được viện dẫn việc hết thời hiệu ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản không còn là 10 năm nữa !
Theo quy định tại Điều 645 BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 năm là quá ngắn để thực hiện quyền khởi kiện. Khi đó, quyền lợi của người thừa kế tài sản không được pháp luật bảo vệ. Quy định trên đang tồn tại một bất cập là có nhiều tài sản thừa kế bị tranh chấp nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên bị "treo" và người thừa kế tài sản không thể đăng ký quyền sở hữu. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể phương án xử lý những di sản thừa kế khi hết thời hiệu 10 năm nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng trong việc quyết định số phận pháp lý cũng như số phận thực tế của những di sản này. Thực tế, có nhiều trường hợp khi đương sự khởi kiện thừa kế, Tòa án phải trả lại đơn với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. Khi người dân đi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì cơ quan chức năng yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án giao quyền sở hữu, sử dụng cho họ. Như vậy, vô tình các quy định pháp luật làm cho người dân rơi vào tình cảnh không thể có quyền sở hữu, sử dụng di sản thừa kế mà lẽ ra họ có thể được hưởng quyền này. Giải quyết những bất cập nói trên, BLDS năm 2015 bổ sung một số điểm mới quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế tại Điều 623 như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. - Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế./.
Theo luật mới, quyền về hình ảnh của cá nhân đến đâu?
Hoạt động báo chí thường xuyên có liên quan đến quyền hình ảnh và các quyền nhân thân khác của cá nhân. Với những quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 sẽ có những điểm nhấn lưu ý cho hoạt động này. Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Với quy định trên, vấn đề ở chỗ hình ảnh nào thì được phép sử dụng, hình ảnh nào không được phép sử dụng khi chưa có sự đồng ý của cá nhân ấy. Nhất là ở Việt Nam khi khái niệm “người của công chúng” vẫn chưa được đưa vào luật. Thế nhưng, kể từ ngày 1/1/2017 với quy định mới trong Bộ luật dân sự 2015 thì việc tác nghiệp của phóng viên, nhà báo trong hoạt động đưa tin, phản ánh rõ ràng hơn. Cụ thể: Điểm b, khoản 2, Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận: Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh không cần phải có sự đồng ý của người đó. Nếu như việc sử dụng hình ảnh mở ra những trường hợp loại trừ thì đối với cá nhân lại có những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến đời tư. Bộ luật sự 2005 chỉ quy định về quyền bí mật đời tư thì Bộ luật dân sự 2015 có thêm cả quy định để bảo vệ “quyền riêng tư” của cá nhân. Theo đó, những hoạt đồng thường ngày của một cá nhân liên quan đến sinh hoạt, ăn ở, ngủ, nghỉ được coi là hoạt động riêng tư và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, với quy định mới này thì những hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của người khác sẽ bị coi là trái luật (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do luật định). Tức là phần lớn các hoạt động “paparazzi” sẽ là phạm pháp.
BLDS 2015: Phân biệt thời hạn và thời hiệu
Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu Khái niệm Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.” Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.” Đơn vị tính Bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm...) hoặc một sự kiện có thể xảy ra. Năm Điểm bắt đầu và kết thúc Ngày băt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015. Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu. Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Vấn đề gia hạn Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn. Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định). Hậu quả pháp lý khi hết thời gian Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó. Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Phân loại Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại: + Thời hạn do luật định + Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên + Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể. Bao gồm 4 loại: + Thời hiệu hưởng quyền dân sự + Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự + Thời hiệu khởi kiện +Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Re:Toàn bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015
Đã cập nhật xong 379 điểm mới của Bộ luật dân sự 2015. Để tham khảo, các bạn vui lòng tải file đính kèm bên dưới nhé.
Khác biệt giữa năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và cá nhân qua BLDS 2005, BLDS 2015
*Thứ nhất: về khái niệm Ttrong BLDS 2005, năng luật pháp luật dân sự pháp nhân bị thu hẹp so với cá nhân, tại Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Trong khi đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại điều 86 BLDS 2005 đã thêm cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”. Song, có thể thấy, việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân gây ra khá nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay không. Vì thế, BLDS 2015 đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”, theo hướng: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Chính vì vậy, theo BLDS 2015 thì khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. *Thứ hai: Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống rong BLDS 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống: Ví dụ: cá nhân có quyền xác định lại giới tính ( Điều 36), chuyển đổi giới tính ( Điều 37). Song, pháp nhân không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người. Điều 36, 37 trong BLDS 2015 cũng chính là điểm mới, khắc phục những khiếm khuyết của BLDS 2005, khi BLDS 2005 vẫn chưa có quy định về việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính. *Thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là cơ bản giống nhau. Ngoài ra, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thêm một số ngoại lệ mà pháp nhân không có như: Khoản 2 Điều 612 , Điều 635. Đối với BLDS 2015, đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015: "Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”. *Thứ tư: Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005) và đối với pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005). Song, trong BLDS 2015, có xu hướng thêm quy định để bảo vệ quyền lợi cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi nhận. Ví dụ: Theo trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trong trường hợp cá nhân đã chết thì người thân của họ có quyền yêu cầu cơ quan chức trách liên quan khôi phục danh dự của người đã chết.
03 vấn đề liên quan đến thời hiệu cần lưu ý
Bài viết dưới đây mình sẽ đề cập đến một số điểm đáng chú ý về chế định thời hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 mà bạn đọc cần chú ý Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 1 Điều 154 Bộ luật dân sự 2015). ***Đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015 Điều 607 quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.” Điều 588 quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại”. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã có 02 sự thay đổi: - Thứ nhất: Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện là 03 năm chứ không phải là 02 năm như Bộ luật Dân sự 2005. - Thứ hai: Thời điểm tính thời hiệu Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm tính thời hiệu là được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại chứ không phải kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm như quy định trước đó tại Bộ luật dân sự 2005. Có thể thấy, với sự thay đổi trong quy định trên rại Bộ luật dân sự 2015 giúp bảo vệ tốt hơn cho quyền của người bị xâm phạm, bởi trong nhiều trường hợp thì thời điểm chủ thể bị xâm phạm “biết” và thời điểm quyền, lợi ích “bị xâm phạm” là không trùng khớp với nhau. Do đó, nếu chúng ta tiếp nhận thời điểm tính thời hiệu từ khi chủ thể “biết” thì sẽ thuận lợi cho chính chủ thể bị xâm phạm đó do nếu xét như thế thì thời hiệu sẽ bắt đầu chậm hơn và sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm phạm có yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách triệt để hơn. *** Đối với thời hiệu về thừa kế: Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015 Điều 645 quy định “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Điều 623 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế…” Như vậy, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản được chia thành 02 loại riêng biệt: + Đối với bất động sản là: 30 năm chứ không phải 10 năm như quy định trước đây tại Bộ luật dân sự 2005. + Đối với động sản là: 10 năm (giống quy định tại Bộ luật dân sự 2005). Theo đó, Bộ luật dân sự 2015 đã kéo dài thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với bất động sản. Điều này có thể được lý giải từ thực tiễn những vụ việc liên quan đến thừa kế bất động sản thường khá phức tạp và để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan thì việc kéo dài thời hiệu giải quyết là đúng đắn, giúp đi đến giải quyết vụ việc một cách triệt để và chính xác nhất. *** Giải quyết vụ việc khi hết thời hiệu khởi kiện: Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: Cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu Tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc trong thời hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối thụ lý giải quyết vụ việc vì lý do hết thời hiệu theo như quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Tòa án hoặc Trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Bởi vì, tại Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định mới về vấn đề thời hiệu đó là: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”. Và quy định này cũng được cụ thể hóa tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, với quy định mới nêu trên thì dù thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án thụ lý vẫn sẽ tiến hành giải quyết. Còn nếu trong quá trình giải quyết tính đến trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc mà một bên hoặc các bên yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu thì lúc này Tòa án mới áp dụng quy định về thời hiệu để đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Giám sát việc giám hộ theo BLDS 2015
Trong quá trình thực hiện việc giám hộ, để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người được giám hộ thì việc giám sát phải được thực hiện Giám sát việc giám hộ được quy định tại Điều 51 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015. So với Điều 59 BLDS 2005 có những điểm thay đổi, bổ sung như sau: Việc giám sát việc giám hộ có thể được thực hiện bởi người thân thích của người được giám hộ. Người giám sát được cử ra trên cơ sở lựa chọn của những người thân thích của người được giám hộ. Trong trường hợp không thể thỏa thuận đề cử ra người giám sát việc giám hộ thì người thân thích chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. BLDS 2005 quy định người giám sát việc giám hộ chỉ là cá nhân. Như vậy BLDS 2015 quy định người giám sát việc giám hộ có thể là cá nhân (thân thích hoặc không thân thích) và pháp nhân. Giám sát việc giám hộ là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của người giám sát. Chính vì lẽ đó, việc cử, chọn, người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo việc giám hộ cũng như để thuận lợi trong trường hợp có thay đổi giám hộ, hoặc chuyển giao việc giám hộ về sau. BLDS 2015 cũng đồng thời dự liệu trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định. Do BLDS bổ sung trường hợp người giám sát việc giám hộ là pháp nhân nên để trở thành người giám sát việc giám hộ pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ, ngoài yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như tại BLDS 2005 thì BLDS mới còn bổ sung điều kiện “có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát”. Chính vì nhận thấy được tầm quan trọng của việc giám sát việc giám hộ, cũng như xuất phát từ thực tiễn, BLDS 2015 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ được pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện việc giám hộ. Trong khi đó, người giám sát việc giám hộ lại không được BLDS 2005 quy định bất cứ quyền và nghĩa vụ gì trong việc giám sát việc giám hộ. Điều đó khiến cho việc giám sát việc giám hộ trong BLDS 2005 không có nhiều ý nghĩa trên thực tế. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ; xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người được giám hộ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ. Khi BLDS 2015 trao cho người giám sát việc giám hộ quyền và nghĩa vụ tương ứng thì việc giám sát việc giám hộ được thực hiện thuận lợi và dễ dàng hơn.
BTTH ngoài hợp đồng: sự khác nhau giữa BLDS 2015 và BLDS 2005
ĐẶC ĐIỂM SO SÁNH BLDS 2015 BLDS 2005 Căn cứ phát sinh Hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại Ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý” Phạm vi áp dụng Đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác. Đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài sản (khoản 1 Điều 604) Nguyên tắc BTTH BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc: - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. (Điều 585 BLDS) Nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.(Điều 605) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân Trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì do pháp nhân chịu trách nhiệm >>> Thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm Trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra ngoài trường học, bệnh viện thì có các tổ chức khác chịu trách nhiệm Thời hiệu khởi kiện 03 năm 2 năm Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm hại - tăng mức trần bồi thường tổn thất về tinh thần - dùng cụm từ “mức lương cơ sở” thay cho “tháng lương tối thiểu” để tính mức bù đắp tổn thất về tinh thần. - Mức tối đa bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Mức tối đa bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm Tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005). Bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm hại Không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591) Tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự)
Hướng dẫn cách lấy lại tiền đặt cọc mà không bị phạt tiền
Đặt cọc là một giao dịch khá phổ biến hiện nay giữa các chủ thế có nhu cầu mua bán. Tuy nhiên, không ít những trường hợp xảy ra vì nhiều lý do mà bên đặt cọc không muốn thực hiện giao dịch nữa và muốn nhận lại tiền đặt cọc. Bài viết dưới đây đưa ra những quy định của pháp luật với những trường hợp bạn có thể lấy lại tiền mà không phải đền bù khoản nào. Quy định tại Chương VIII Bộ Luật Dân sự 2015, bạn có thể căn cứ vào các trường hợp đặt cọc mà không phải bồi thường khi không thực hiện đúng giao kết là khi hợp đồng, giao dịch đặt cọc đã ký kết nhưng bị vô hiệu: 1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117): là các nội dung cần và đủ để giao dịch được công nhận. Theo đó: - Đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Do đó để thực hiện giao dịch dân sự thì bản thân phải nhận thức đầy đủ về giao dịch mình chuẩn bị thực hiện. - Thứ hai, chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và không công nhận các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện. - Thứ ba, giao dịch dân sự không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. * Hình thức của giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. - Hình thức bằng lời nói, hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi thực hiện (mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa các chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết. - Giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. - Giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực và đồng thời phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuan theo quy định đó của pháp luật. Có nghĩa là các bên chủ thể phải đồng thời thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực với việc đăng ký hoặc xin phép… >>> Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không. Việc công chứng, chứng thực sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125) >>> Giao dịch dân sự vô hiệu nếu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình bao gồm những đối tượng trên và được Tòa án xác nhận bằng quyết định có hiệu lực pháp luật 3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 126) : sự nhầm lẫn này làm cho bên một hoặc các bên không đạt được mục đích của giao dịch >>> Nhầm lẫn là sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí. Nhầm lẫn khác với giả tạo ở chỗ, trong giao dịch dân sự có sự nhầm lẫn, bản thân người thể hiện ý chí khi xác lập giao dịch không biết được điều đó, còn trong giao dịch giả tạo người thể hiện ý chí biết việc đó là không đúng với sự thể hiện ý chí đích thực nhưng cố ý thể hiện như vậy. 4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127): - Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. - Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.” 5. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128) >>> Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 6. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129): + Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật + Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực Tại điều 131 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. -Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. >>> Tức là: giao dịch thuộc các trường hợp phân tích trên bị cho là vô hiệu thì các bên thực hiện trao trả cho nhau những gì đã nhận, tiền cọc bên đặt cọc sẽ nhận lại Tuy nhiên, với hợp đồng đặt cọc nên cẩn thận khi giao kết vì để lấy lại tiền cọc khi thay đổi nhu cầu là điều không dễ, vì vậy tốt hơn hết là ban đầu 2 bên nên thỏa thuận cụ thể về việc xử lý số tiền ấy để tránh kiện tụng mất thời gian.
Những điều cần biết khi chia thừa kế cho người nước ngoài
Chia thừa kế, đặc biệt là thừa kế liên quan đến đất đai là việc làm rất phức tạp, đòi hỏi những người trong cuộc cần nắm rõ một số quy định liên quan đến việc chia thừa kế đất đai cho người nước ngoài. Lưu ý: Người nước ngoài được nhắc đến là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch) Sau đây là một số điều bạn cần biết: - Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản với đối tượng là người thừa kế định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện mua nhà ở Việt Nam thì họ được hưởng giá trị nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 * Khai nhận di sản thừa kế Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. Nếu chủ thể có yếu tố nước ngoài là đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người đó phải bắt buộc phải có mặt. Nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau: Cách thứ nhất: - Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao). - Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình. Cách thứ hai: Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán. Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền. Như đã phân tích trên, người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất và nhà ở nên cần thực hiện những thủ tục khai nhận di sản như trên để sau đó có thể thừa hưởng theo quy định. * Đóng thuế Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 quy định về việc đóng thuế TNCN từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột). theo Khoản 4, Điều 4 Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 * Chuyển tiền có được từ thừa kế ra nước ngoài Thực hiện theo pháp lệnh ngoại hối, liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để thực hiện thủ tục chuyển ra nước ngoài để thực hiện theo đúng quy định về thủ tục và mức ngoại tệ được phép chuyển đối với chủ thể không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam
Những bất cập liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất
Là nguồn tài nguyên được đánh giá phát triển mạnh, đất đai hiện đang là lĩnh vực thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nói theo phạm vi hẹp hơn là từng hộ gia đình, từng cá thể. Là một vấn đề nhạy cảm, những cơ chế quản lý đất đai cũng không thể tránh được những bất cập phát sinh, trong đó có thừa kế về quyền sử dụng đất là một ví dụ. Dưới đây là một số các điểm hạn chế về vấn đề nói trên - Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì điều kiện thừa kế đất đai Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Điều 101 LĐĐ 2013, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp hoặc ,…đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai,… thì vẫn đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù, có quy định thông thoáng để bảo vệ quyền lợi của những NSDĐ chưa có giấy chứng nhận, nhưng trên thực tế việc để thừa kế loại đất này phải trải qua các thủ tục hành chính tương đối phức tạp, phụ thuộc nhiều vào ý chí của các cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất để dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật hiện hành không giới hạn phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu vì thế có thể hiểu “một phần” là một ít hoặc toàn bộ di sản. Điều này khiến nảy sinh nhiều tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, đặc biệt khi có liên quan đến quyền sử dụng đất. Vì vậy pháp luật nên có quy định cụ thể “một phần” di sản thờ cúng là bao nhiêu. - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo quy định Điều 620 BLDS 2015, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác vậy tài sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Cần có những quy định cụ thể - Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào sổ đỏ. Hệ lụy liên quan đến thủ tục hành chính bởi việc xác định các thành viên trong hộ gia đình sẽ dựa ít nhiều vào sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm cấp sổ đỏ bởi hộ khẩu luôn có sự biến động bởi các hoạt động nhập, tách... hoặc khi có thành viên trong hộ gia đình kết hôn, chế độ tài sản của thành viên ít nhiều liên quan đến phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với hộ gia đình. Mỗi khi có biến động, thay đổi về sổ đỏ của hộ gia đình đều kéo theo những phức tạp liên quan đến thủ tục hành chính và những hạn chế quyền của cha, mẹ,… Bạn đọc có phát hiện thêm những điều gì thú vị nữa không, cùng chia sẻ nhé!
Những điểm mới có liên quan đến hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015
BLDS 2015 được thông qua vào ngay 24/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Trong BLDS 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ hơn so với BLDS 2005, trong đó, có những điểm mới liên quan đến hợp đồng.Sau những là điểm mới: Phần 1 Chế định Quy định BLDS 2015 Điểm mới Ý nghĩa Khái niệm hợp đồng (Điểu 385 BLDS 2015) Theo điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chất dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. BLDS hiện hành đã chọn cụm từ “hợp đồng” thay vì “ hợp đồng dân sự” trong BLDS 2005 Không chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập pháp mà còn thể hiện tính minh bạch. Phù hợp với thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh: Hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm,…. Đề nghị giao kết hợp đồng (Khoản 1 điều 386 BLDS 2015) Theo Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Mở rộng và rõ hơn về bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể có nhiều bên nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng. Phù hợp với thực tiễn áp dụng. Thông tin giao kết hợp đồng (Điều 387 BLDS 2015) Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết; Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác; Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều khoản mới Nhằm quản lý chặt chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Thời điểm giao kết hợp đồng (Khoản 1 điều 388 BLDS 2015) Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: + Do bên đề nghị ấn định. + Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Bổ sung thêm chế định loại trừ “ Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” Phù hợp với thực tiễn áp dụng Tránh mâu thuẫn giữa các luật. Ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngành Còn nữa sẽ cập nhật cho đến khi hết.!!!
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 >>> Điểm danh những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ >>> Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 Chào các bạn, Bộ luật dân sự 2015 đã đi vào thực tiễn áp dụng đến nay hơn 03 tháng, song song với việc áp dụng chúng thì nhiều bạn hỏi mình rằng, tại sao đây là Bộ luật lớn nhưng đã thực thi đựơc nhiều tháng rồi vẫn chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Khác với các văn bản luật khác, văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 2015 không chỉ nằm trong các văn bản cấp dưới, tức là Nghị định của Chính phủ hay Thông tư của các Bộ hay là Quyết định của Thủ tướng…mà nó còn nằm tại các Luật chuyên ngành khác. Vì vậy, sau đây, mình xin phép liệt kệ các văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 2015 tính đến thời điểm hiện nay (ngày 10/4/2017), trong trường hợp có bổ sung sau này, mình sẽ tiếp tục cập nhật bên dưới bài viết cho các bạn: A. QUYỀN NHÂN THÂN I. Quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ; quyền thay đổi tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử 1. Luật hộ tịch 2014 2. Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 3. Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 4. Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài II. Quyền đối với quốc tịch 5. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 6. Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 7. Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 8. Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 9. Nghị định 78/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 10. Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 11. Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam 12. Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam 13. Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch 14. Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch III. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 15. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 16. Thông tư 50/2010/TT-BYT hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh 17. Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh 18. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh 19. Nghị định 102/2011/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh 20. Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh IV. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 21. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 22. Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 23. Nghị định 65/2015/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật 24. Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo 25. Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo V. Quyền xác định lại giới tính 26. Nghị định 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại giới tính (hiện tại chưa có văn bản thay thế văn bản này) VI. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 27. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 28. Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 30. Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 31. Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình 32. Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 33. Luật nuôi con nuôi 2010 34. Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 35. Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài 36. Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 37. Thông tư 15/2014/TT-BTP hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế 38. Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi 39. Thông tư 24/2014/TT-BTP sửa đổi Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi 40. Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết B. NƠI CƯ TRÚ 41. Luật Cư trú 2006 42. Luật cư trú sửa đổi năm 2013 43. Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú 44. Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP C. PHÁP NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN 45. Luật doanh nghiệp 2014 46. Các văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 47. Luật Tổ chức Quốc hội 2014 48. Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký 49. Luật tổ chức Chính phủ 2015 50. Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ 51. Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ 52. Nghị định 138/2016/NĐ-CP Quy chế làm việc của Chính phủ 53. Nghị định 150/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ 54. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 55. Nghị quyết 1130/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 56. Nghị định 48/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 57. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 58. Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 59. Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường 60. Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải 61. Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc 62. Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 63. Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 64. Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 65. Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông 66. Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao 67. Nghị định 27/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ 68. Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ 69. Luật hợp tác xã 2012 61. Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã 62. Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện 63. Thông tư 02/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện 64. Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác 65. Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác D. TÀI SẢN 66. Luật đăng ký tài sản (Luật này hiện vẫn chưa được ban hành bởi nhiều lý do) 67. Luật đất đai 2013 68. Các văn bản hướng dẫn Luật đất đai 2013 69. Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai 70. Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao E. THỜI HẠN, THỜI HIỆU 71. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 72. Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 73. Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính 74. Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử F. QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN 75. Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước 76. Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước 77. Luật xây dựng 2014 78. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 79. Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 80. Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng 81. Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng 82. Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng 83. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 84. Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng 85. Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 86. Luật di sản văn hóa 2001 87. Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 88. Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 89. Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 90. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 91. Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 92. Nghị định 73/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 93. Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 94. Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương 95. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 96. Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 97. Luật quản lý và sử dụng tài sản công (hiện chưa văn bản chính thức được ban hành) 98. Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 99. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 100. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 101. Các văn bản hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ G. NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG 102. Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm 103. Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 104. Quyết định 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 105. Luật thương mại 2005 106. Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường H. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 107. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 108. Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 109. Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 110. Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 111. Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 112. Thông tư liên tịch 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 113. Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 114. Thông tư liên tịch 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT sửa đổi Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (còn hiệu lực đến hết 30/06/2018) 115. Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ P/S: Có thể còn thiếu nhiều, nên mình rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn! Bổ sung thêm: 1. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Nghị định đầu tiên hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 >>> Các Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 Có lẽ vấn đề đầu tiên được hướng dẫn tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), đó là vấn đề về giao dịch bảo đảm. Bởi vì tại Bộ luật dân sự 2015 có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến giao dịch bảo đảm như: - Bổ sung 02 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. - Phân biệt rạch ròi giữa biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân (bao gồm bảo lãnh, tín chấp) và biện pháp bảo đảm mang tính chất đối vật (bao gồm thế chấp tài sản và cầm cố tài sản) - Phân biệt rạch ròi giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3. - Hoàn thiện cơ chế làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm… Đồng thời các quy định về xử lý tài sản bảo đảm có giá trị thi hành nhưng lại quy định ở các Thông tư dẫn đến hiệu lực thi hành còn chưa cao.,. Do vậy mà việc ban hành Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP là hoàn toàn cần thiết. Nghị định mới hướng dẫn về giao dịch bảo đảm có bố cục gồm 4 Chương và 77 Điều, cụ thể: Chương I: Những quy định chung Chương II: Xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm Chương III: Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán Chương IV: Điều khoản thi hành Trong đó, có một số nội dung mới, nổi bật, đơn cử như sau: 1. Quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Bao gồm: - Quyền sử dụng đất. - Quyền tài sản đối với tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. - Các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm. 2. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất Cụ thể, tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm tài sản bảo đảm bao gồm: - Tài sản được hình thành từ vốn vay. - Tài sản chưa hình thành, đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. - Tài sản đã hình thành và pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu hoặc đang ký lưu hành phương tiện nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên Nếu thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi người sử dụng đất là hộ gia đình thì người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ủy quyền ký hợp đồng thế chấp nếu có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên hộ gia đình. Lưu ý thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung là thành viên đang sống chung trong hộ gia đình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với chủ hộ tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc cấo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Nếu có thỏa thuận về bên nhận thế chấp được nhận tiền bồi thường hoặc các lợi ích phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì số tiền bồi thường do thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất được chi trả cho bên nhận thế chấp. Nếu số tiền bồi thường lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp phải trả số tiền còn lại cho bên thế chấp. Nếu số tiền bồi thường không đủ thanh toánh giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên có nghĩa vụ được bảo đảm có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu cho bên nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. …. Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm và Tờ trình dự thảo tại file đính kèm.
Bí mật gia đình là bất khả xâm phạm
Bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân rất quan trọng, gắn với cuộc sống của mỗi con người. Nội dung này lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017). Trước đây, nội dung này chỉ được quy định chung là quyền bí mật đời tư thì nay được ghi nhận theo hướng mở rộng và cụ thể hơn. Theo đó, quyền này không chỉ được áp dụng cho cá nhân, mà còn áp dụng cho những bí mật thuộc về gia đình, đó là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Bất cứ việc sử dụng, công khai thông tin, lưu giữ, thu thập thông tin thì phải được cá nhân, các thành viên gia đình đồng ý. Một điểm mới nữa của điều luật này là quy định trường hợp các bên trong hợp đồng cũng không được tiết lộ về đời sống riêng tư, bí mật gia đình của nhau, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền bất khả xâm phạm của đời sống riêng tư của cá nhân, gia đình. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015: " 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Làm bài tập thời hiệu theo BLHS 2015 phải nhớ điều này !
Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện là “thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Còn thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là “thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu”. Không giống với quy đingj của pháp luật dân sự Việt Nam, trong các hệ thống luật nhiều nước, việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực khi một bên viện dẫn điều đó như một biện pháp tự vệ và cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ chối quyền yêu cầu của một bên nếu không được bên kia yêu cầu. Hiện theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”. Như vậy, quy định trên không cho phép cơ quan tố tụng tự viện dẫn các quy định về thời hiệu tương tự như một số nước. Đồng thời cũng chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về hết thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm nên nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các quy định về thời hiệu ở cấp sơ thẩm thì không được viện dẫn việc hết thời hiệu ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản không còn là 10 năm nữa !
Theo quy định tại Điều 645 BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 năm là quá ngắn để thực hiện quyền khởi kiện. Khi đó, quyền lợi của người thừa kế tài sản không được pháp luật bảo vệ. Quy định trên đang tồn tại một bất cập là có nhiều tài sản thừa kế bị tranh chấp nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên bị "treo" và người thừa kế tài sản không thể đăng ký quyền sở hữu. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể phương án xử lý những di sản thừa kế khi hết thời hiệu 10 năm nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng trong việc quyết định số phận pháp lý cũng như số phận thực tế của những di sản này. Thực tế, có nhiều trường hợp khi đương sự khởi kiện thừa kế, Tòa án phải trả lại đơn với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. Khi người dân đi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì cơ quan chức năng yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án giao quyền sở hữu, sử dụng cho họ. Như vậy, vô tình các quy định pháp luật làm cho người dân rơi vào tình cảnh không thể có quyền sở hữu, sử dụng di sản thừa kế mà lẽ ra họ có thể được hưởng quyền này. Giải quyết những bất cập nói trên, BLDS năm 2015 bổ sung một số điểm mới quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế tại Điều 623 như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. - Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế./.
Theo luật mới, quyền về hình ảnh của cá nhân đến đâu?
Hoạt động báo chí thường xuyên có liên quan đến quyền hình ảnh và các quyền nhân thân khác của cá nhân. Với những quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 sẽ có những điểm nhấn lưu ý cho hoạt động này. Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Với quy định trên, vấn đề ở chỗ hình ảnh nào thì được phép sử dụng, hình ảnh nào không được phép sử dụng khi chưa có sự đồng ý của cá nhân ấy. Nhất là ở Việt Nam khi khái niệm “người của công chúng” vẫn chưa được đưa vào luật. Thế nhưng, kể từ ngày 1/1/2017 với quy định mới trong Bộ luật dân sự 2015 thì việc tác nghiệp của phóng viên, nhà báo trong hoạt động đưa tin, phản ánh rõ ràng hơn. Cụ thể: Điểm b, khoản 2, Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận: Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh không cần phải có sự đồng ý của người đó. Nếu như việc sử dụng hình ảnh mở ra những trường hợp loại trừ thì đối với cá nhân lại có những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến đời tư. Bộ luật sự 2005 chỉ quy định về quyền bí mật đời tư thì Bộ luật dân sự 2015 có thêm cả quy định để bảo vệ “quyền riêng tư” của cá nhân. Theo đó, những hoạt đồng thường ngày của một cá nhân liên quan đến sinh hoạt, ăn ở, ngủ, nghỉ được coi là hoạt động riêng tư và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, với quy định mới này thì những hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của người khác sẽ bị coi là trái luật (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do luật định). Tức là phần lớn các hoạt động “paparazzi” sẽ là phạm pháp.
BLDS 2015: Phân biệt thời hạn và thời hiệu
Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu Khái niệm Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.” Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.” Đơn vị tính Bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm...) hoặc một sự kiện có thể xảy ra. Năm Điểm bắt đầu và kết thúc Ngày băt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015. Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu. Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Vấn đề gia hạn Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn. Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định). Hậu quả pháp lý khi hết thời gian Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó. Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Phân loại Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại: + Thời hạn do luật định + Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên + Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể. Bao gồm 4 loại: + Thời hiệu hưởng quyền dân sự + Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự + Thời hiệu khởi kiện +Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Re:Toàn bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015
Đã cập nhật xong 379 điểm mới của Bộ luật dân sự 2015. Để tham khảo, các bạn vui lòng tải file đính kèm bên dưới nhé.