Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có phải thực hiện trong giờ hành chính?
Có thể nói, cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc là công việc thuộc giai đoạn thông báo thu hồi đất. Người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hiện nay về thời gian thực hiện thì có phải thực hiện trong giờ hành chính? Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có phải thực hiện trong giờ hành chính? Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; - Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế. 5. Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, nguyên tắc Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật và đặc biệt đối với trường hợp này thì thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Quy định chung về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành? Căn cứ Điều 89 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương; - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có). 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; bàn giao đất cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định của Chính phủ; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; - Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban cưỡng chế thu hồi đất có yêu cầu. 6. Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất do ngân sách nhà nước bảo đảm, được lập thành một khoản trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trên đây là quy định chung về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành.
Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất mới nhất
Kiểm đếm là một thủ tục phải thực hiện trước khi Nhà nước chính thức tiến hành việc thu hồi đất. Nếu người dân không đồng thuận thực hiện kiểm đếm thì UBND cấp xã và ban bồi thường, GPMB phải tổ chức vận động, thuyết phục. Khi được vận động, thuyết phục mà vẫn không được đồng ý thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất vẫn không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế kiểm đếm. Nguyên tắc và điều kiện khi cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2024 việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Theo Khoản 2 Điều 88 Luật Đất đai 2024 việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ 04 điều kiện sau đây: (1) Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; (2) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; (3) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành. (4) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. => Theo đó, khi cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc cần đảm bảo nguyên tắc và điều kiện theo quy định pháp luật. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai 2024 và Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hướng dẫn trình tự, thủ tục như sau: Bước 1: Thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban; đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Bước 2: Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế. Bước 3: Thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và tiến hành kiểm đếm theo quy định. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc tổ chức lực lượng, phương tiện cần thiết để mở cửa, cổng vào khu đất, thửa đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản. Việc kiểm đếm phải được lập thành văn bản. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc có quyền yêu cầu người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế nếu gây cản trở đến việc kiểm đếm; trường hợp không thực hiện thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được thực hiện các biện pháp để di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế. Lưu ý: Việc cưỡng chế và thực hiện kiểm đếm không được gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản; nếu phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của lực lượng công an trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Điều 37 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định: - Cơ quan Công an có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu. Trường hợp có yêu cầu cơ quan Công an tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi văn bản đến cơ quan Công an cùng cấp trước thời điểm cưỡng chế 05 ngày làm việc để bố trí lực lượng. - Cơ quan Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Khi tham gia cưỡng chế, cơ quan Công an có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ. Như vậy, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn. Trình tự thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo quy định như trên.
Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc?
Có thể thấy, liên quan đến thu hồi đất thì thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Tuy nhiên, sẽ có nhiều thủ tục liên quan trong đó là người dân, người thi hành chỉ cần đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc liệu có đúng? Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc? Căn cứ Khoản 2 Điều 88 Luật đất đai 2024 quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; - Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế. 5. Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, theo quy định trên thì không phải Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc thay vào đó là phải đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu trên. Quy định chung về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành? Căn cứ Điều 89 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương; - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có). 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; bàn giao đất cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định của Chính phủ; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; - Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban cưỡng chế thu hồi đất có yêu cầu. 6. Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất do ngân sách nhà nước bảo đảm, được lập thành một khoản trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trên đây là những quy định chung về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành.
Tải mẫu CV xin việc file Word? Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không?
CV là một trong những thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và khi ứng viên đi phỏng vấn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số mẫu CV xin việc file Word và trả lời cho câu hỏi có phải thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức không? Tải mẫu CV xin việc file Word? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu CV đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên khi lựa chọn các mẫu hoặc tự thiết kế CV thì ứng viên cần lưu ý một số nguyên tắc sau: - CV nên chỉ chứa những thông tin quan trọng trong một trang giấy để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin. - Lựa chọn font chữ dễ đọc: Chọn font chữ đơn giản, dễ đọc và tránh những kiểu chữ quá phức tạp. Kích thước chữ cũng nên hợp lý, không quá nhỏ. - Kiểm tra lỗi chính tả: Trước khi gửi CV, hãy rà soát cẩn thận để tránh các lỗi đánh máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp. Theo đó, ứng viên có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc như sau: Tải mẫu CV xin việc file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/Mau-cv-xin-viec-file-word.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-2.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-3.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-4.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-5.docx Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; + Công việc và địa điểm làm việc; + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Như vậy, hiện tại pháp luật chỉ quy định hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng sẽ không được thử việc, còn đối với các loại hợp đồng lao động còn lại không quy định là có bắt buộc thử việc hay không mà sẽ theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian thử việc tối đa theo quy định pháp luật là bao lâu? Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc đối với các công việc thông thường là 60 ngày (2 tháng), đối với chức danh quản lý là 180 ngày (6 tháng),...
Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc và cách điền
Mẫu Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc hiện nay là mẫu nào? Cách điền mẫu 05b-KT như thế nào? Mẫu 05b-KT được dùng để làm gì? Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc và cách điền Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 quy định Mẫu 05b-KT là mẫu báo cáo tình hình đóng BHXH, BHYT bắt buộc. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/mau-05b-KT.docx Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc Cách điền Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc: Theo số thứ tự được đánh trên Mẫu 05b-KT, ta điền như sau: (1) Chữ viết tắt tên đơn vị (nếu có). (2) Tên cơ quan BHXH đã gửi thông báo đề nghị đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT. (3) Tên đơn vị/doanh nghiệp, ghi đúng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. (4) Ghi mã số thuế, hoặc mã số ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. (5) Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm, tổ dân phố/xã, phường, thị trấn/huyện, quận, thành phố, thị xã / tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (6) Giám đốc, Tổng giám đốc. Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc dùng để làm gì? Theo Tiểu mục 4.3 Mục 4 Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 được sửa đổi bởi Mục I Công văn 3165/BHXH-TST năm 2023 có hướng dẫn về việc tổ chức điều tra khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, trong đó, kiểm tra trực tiếp đơn vị thực hiện như sau: - Các đơn vị làm việc trực tiếp: Đơn vị chưa tham gia và đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc đầy đủ cho người lao động đã được mời nhưng không tham gia Hội nghị, đồng thời chưa có ý kiến phản hồi, hoặc chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động. - Thành phần tham gia làm việc trực tiếp với đơn vị: Đại diện BHXH tỉnh/huyện, mời Công an xã, Chi cục Thuế huyện và tùy thuộc vào thực tiễn để mời các thành phần đại diện các đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT. - Thời gian: Trong thời gian 02 ngày, kể từ sau ngày Tổ chức Hội nghị, cán bộ chuyên quản Thu được phân công theo dõi đơn vị lập Thông báo lịch làm việc (Mẫu số: 05a-KT) kèm theo Mẫu số: 05b-KT trình Lãnh đạo ký, gửi đơn vị hoặc thông qua Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp xã - Tổ chức làm việc với đơn vị: + Kiểm tra, đối soát các tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách cho người lao động như: hợp đồng lao động, bảng lương, bảng chấm công, quyết toán thuế... với số liệu đang tham gia đóng BHXH, BHYT của đơn vị (Mẫu số: 05b-KT); + Lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động (Mẫu số: 06-KT). - Cập nhật kết quả làm việc, kèm theo bản scan Biên bản làm việc vào phần mềm. Như vậy, Mẫu 05b-KT là văn bản giúp cơ quan BHXH quản lý việc báo cáo tình hình, số liệu đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động của đơn vị. Khi người lao động thay đổi thông tin tham gia BHXH thì cần phải thông báo không? Theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau: - Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. - Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: + Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân; + Sổ bảo hiểm xã hội; + Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu người lao động thay đổi thông tin tham gia BHXH thì người sử dụng lao động cần phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH.
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không?
Giám đốc là một chức danh cấp cao của công ty. Vậy giám đốc công ty cổ phần có ký hợp đồng lao động không hay sẽ làm việc theo cơ chế nào khác? Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không? Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần là: - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; - Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; - Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; Theo khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. - Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Như vậy, dù là Giám đốc công ty cổ phần thì cũng bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với công ty. Đồng thời, người ký hợp đồng lao động với Giám đốc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Giám đốc công ty cổ phần có bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. - Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Như vậy, Giám đốc công ty cổ phần không bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần mà có thể là người được Hội đồng quản trị thuê về để làm Giám đốc. Giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Tuyển dụng lao động; - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, giám đốc công ty sẽ có những quyền theo quy định pháp luật như trên. Ngoài ra tùy theo Điều lệ công ty, Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị mà Giám đốc còn có thể có các quyền và nghĩa vụ khác.
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc là thủ tục hành chính được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ + Đối với các trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Nộp hồ sơ yêu cầu cho Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan (cơ quan đã ra quyết định bắt buộc chuyển giao). + Đối với các trường hợp khác: nộp 01 bộ hồ sơ yêu đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không có căn cứ xác đáng): + Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối (có nêu rõ lý do) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến; + Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc; Trường hợp hồ sơ hợp lệ: + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. + Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. Cách thức thực hiện yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 09 tại Phụ lục 2 Nghị định 65/2023/NĐ-CP; + Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định cấp phó bản, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. - Quyết định từ chối cấp phó bản, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính về yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc.
Thủ tục ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Thủ tục ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là thủ tục hành chính nội bộ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mới tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ + Đối với trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: 01 hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan. + Đối với các trường hợp khác: 01 bộ hồ sơ yêu cầu nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không có căn cứ xác đáng): + Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối, có nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến về dự định từ chối; + Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; Trường hợp hồ sơ hợp lệ: + Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sao gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí tuệ); Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ gửi ý kiến phản hồi đối với ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu không đồng ý, nêu rõ lý do); Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. + Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến các trường hợp khác: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho người nắm giữ độc quyền sáng chế và yêu cầu người đó có ý kiến bằng văn bản; Yêu cầu các bên thương thảo lại để ký hợp đồng chuyển giao (nếu cần thiết); Nếu các bên liên quan không đạt được thoả thuận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. + Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. Cách thức thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP; + Tài liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là có căn cứ xác đáng theo quy định pháp luật; + Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Phí, lệ phí: Không quy định. Trên đây là thủ tục hành chính thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024
Năm 2024 mức giá bán máu tối đa, hay còn gọi là giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần là bao nhiêu? Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị, chế phẩm máu nào? Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024 Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần (giá bán máu) như sau: Các đơn vị máu toàn phần: STT Máu toàn phần theo thể tích Thể tích thực (ml) (±10%) Giá tối đa (đồng) 1 Máu toàn phần 30 ml 35 111.000 2 Máu toàn phần 50 ml 55 161.000 3 Máu toàn phần 100 ml 115 298.000 4 Máu toàn phần 150 ml 170 429.000 5 Máu toàn phần 200 ml 225 521.000 6 Máu toàn phần 250 ml 285 661.000 7 Máu toàn phần 350 ml 395 786.000 8 Máu toàn phần 450 ml 510 894.000 Như vậy, đây là mức giá bán máu tối đa được ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả năm 2024. Mức giá này sẽ dao động từ 111 nghìn đồng với 30 ml đến 894 nghìn đồng với 450 ml. Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định như sau: Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT. Cụ thể Điều 14 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu như sau: - Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm: + Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường; + Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai. - Ngoài các xét nghiệm trên, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau: + Thực hiện định nhóm hệ Rh(C, c, E, e) hoặc các hệ MNSs, Kidd, Duffy, P, Lewis khi bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu lựa chọn phù hợp kháng nguyên hồng cầu. + Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét; + Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc hoặc truyền máu cho thai nhi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị. - Xét nghiệm bổ sung: trong một số trường hợp để bảo đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị. Như vậy, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị lấy, bảo quản đúng cách và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc. Theo đó, những đơn vị máu toàn phần đạt tiêu chuẩn này mới được bán với mức giá bán máu như trên. Điều kiện hiến máu năm 2024 là gì? Theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau: Thứ nhất, điều kiện về tuổi: Chỉ người từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi mới được hiến máu. Thứ hai, điều kiện về sức khỏe: - Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần. - Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml. - Lịch sử bệnh: + Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; + Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); + Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; + Không nghiện ma tuý, nghiện rượu; + Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng; + Không sử dụng một số thuốc theo quy định; + Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu; - Lâm sàng: + Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; + Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; + Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút; + Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da. - Xét nghiệm: + Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l. + Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng; + Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l. Thứ ba, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn quy định trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định. Như vậy, người được hiến máu là người đáp ứng được các điều kiện trên. Đồng thời, phải được bác sĩ khám tuyển xem xét, quyết định thì mới được hiến.
Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không?
Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không? Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Theo Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau: - Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. - Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong nhà trường tổ chức. Như vậy, dạy thêm, học thêm trong nhà trường là việc các cơ sở giáo dục công lập tổ chức các buổi dạy thêm, học thêm. Thông thường hình thức này ta thường thấy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không? Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Theo khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau: - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; - Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường; - Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Tổng hợp lại, việc học sinh học thêm trong nhà trường là tùy theo nhu cầu, tinh thần tự nguyện và sự đồng ý của gia đình, không được ép buộc dưới mọi hình thức. Do đó, giáo viên và nhà trường không được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc và việc thu tiền học thêm phải được cha mẹ thoả thuận với nhà trường. Những trường hợp nào không được dạy thêm dù học sinh tự nguyện? Theo Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, việc dạy thêm chỉ được tổ chức cho học sinh trung học trở lên, các học sinh tiêu học chỉ được dạy thêm khi bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng sống.
Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn
Phương tiện đo là gì, có mấy nhóm? Kiểm định, hiệu chuẩn là hoạt động gì? Nhóm phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn? Cụ thể qua bài viết sau. Phương tiện đo là gì? Có mấy nhóm phương tiện đo? Theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. - Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. - Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 quy định về các loại phương tiện đo như sau: - Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường 2011 (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. - Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Như vậy, phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật để thực hiện các thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo được chia thành 2 nhóm là nhóm 1 và nhóm 2. Kiểm định, hiệu chuẩn là gì? Cũng theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. - Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. - Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Như vậy, kiểm định, hiệu chuẩn là các hoạt động đo lường. Kiểm định là việc đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật, hiệu chuẩn là việc xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn? Theo Điều 18 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011. Theo Điều 19 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu; + Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng; + Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; + Kiểm định sau sửa chữa. - Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đo lường 2011. - Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đo lường 2011. - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Luật Đo lường 2011. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Luật Đo lường 2011 quy định chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Như vậy, phương tiện đo nhóm 1 không bắt buộc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sử dụng và các chuẩn công tác dùng để kiểm định phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Theo đó, phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn. Hiện nay Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN. Tuy nhiên, ngày 15/4/2024 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BKHCN, sửa đổi Danh mục, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2024. Như vậy, từ ngày 15/10/2024 sẽ áp dụng Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 03/2024/TT-BKHCN. Xem thêm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-cu.docx Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 03/2024/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 15/10/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-moi.docx
Học sinh tiểu học có bắt buộc học 2 buổi trong ngày không?
Việc giáo dục học sinh tiểu học phải đảm bảo thời lượng học của các em đáp ứng thể chất và tinh thần đúng tuổi. Vậy học sinh tiểu học có bắt buộc phải học 2 buổi trong ngày không? Học sinh tiểu học có bắt buộc học hai buổi trong ngày không? Theo Mục 1.1 Điều 1 chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung và thời lượng giáo dục của học sinh tiểu học như sau: - Nội dung giáo dục: + Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. + Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). - Thời lượng giáo dục: Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, tại Công văn 4088/BGDĐT-GDTH năm 2022 Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học có hướng dẫn: Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác. Như vậy, hiện nay học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác. Xem đầy đủ nội dung chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/1.%20CT_%20Tong%20the.doc Định mức giáo viên trong trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày Theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm giáo viên tiểu học như sau: - Trường tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày; - Trường tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên; - Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Như vậy, trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày sẽ được tối đa 1,5 giáo viên/lớp. Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên Theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau: - Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ; - Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; - Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại. Trong đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau: - Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động. Lưu ý: Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Cách tính định mức: - Căn cứ quy định chia vùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông. - Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế. Như vậy, định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được chia theo từng vùng, từ Vùng 1 đến Vùng 3.
Luật Căn cước 2023: Có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không?
Ngày 1/7/2024 Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, trường hợp nào sẽ phải đổi sang thẻ căn cước và có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không? Những trường hợp nào sẽ phải đổi sang thẻ căn cước khi luật mới có hiệu lực? Theo Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp thẻ căn cước gồm: - Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Theo Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Đồng thời, Điều 46 Luật căn cước 2023 có quy định: - Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật căn cước 2023. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực, không bắt buộc người dân đã có thẻ CCCD phải đổi sang thẻ căn cước mà người dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD đến khi hết hạn. Chỉ đổi sang thẻ căn cước trong những trường hợp sau: - Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. - Thẻ CCCD hết hạn sau ngày 01/7/2024 thì sẽ phải đổi sang thẻ căn cước khi hết hạn. - Người đang sử dụng CMND, sau ngày 31/12/2024 phải đổi sang thẻ căn cước. - Công dân có nhu cầu. Có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không? Theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định. -Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân. Như vậy, theo Luật Căn cước 2023, từ ngày 1/7/2024 người dân làm thẻ căn cước không bắt buộc tại nơi thường trú mà có thể làm tại Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi cư trú (bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú) hoặc trường hợp cần thiết có thể làm tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của mình. Khi nào thẻ căn cước sẽ bị thu hồi, bị giữ? Theo Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Thẻ căn cước cấp sai quy định; + Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên người dân sẽ bị thu hồi hoặc giữ thẻ căn cước. Đồng thời trong thời gian bị giữ thẻ căn cước thì người bị giữ thẻ căn cước có thể được cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp. Xem thêm: Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không?
Công đoàn tại công ty là gì? Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không? Nếu tham gia vào công đoàn, người lao động sẽ có những lợi ích gì? Công đoàn tại công ty là tổ chức gì? Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định: - Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; - Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; - Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; - Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định: Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định: - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, công đoàn tại công ty là một trong những tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công ty). Công đoàn được lập ra trên cơ sở tự nguyện của người lao động trong công ty. Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không? Theo điểm c Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Như vậy, không bắt buộc người lao động phải tham gia vào công đoàn tại công ty. Tuy nhiên, công đoàn được lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nên khi tham gia công đoàn người lao động sẽ có những quyền lợi nhất định. Người lao động sẽ có lợi ích gì khi tham gia Công đoàn? Theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định quyền của đoàn viên công đoàn như sau: - Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. - Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn. - Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. - Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn. - Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn. - Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức. - Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Như vậy, khi tham gia công đoàn tại công ty, người lao động sẽ có những quyền và lợi ích như quy định trên.
HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH, NLĐ có được bảo vệ khi tranh chấp?
Trong quá trình giao kết hợp đồng, có nhiều doanh nghiệp thỏa thuận trước với người lao động ghi số tiền lương vào hợp đồng thấp hơn thực tế để đóng BHXH mức thấp nhất, số tiền lương còn lại cho vào các khoản không tính BHXH hoặc không cho vào hợp đồng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, người lao động có được bảo vệ không? Bảo hiểm xã hội là gì? Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: - Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay có các chế độ BHXH bắt buộc sau: - Ốm đau; - Thai sản; - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Hưu trí; - Tử tuất. Mức đóng BHXH bắt buộc hiện nay? Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định: Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động và người lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo tỷ lệ như sau: Người sử dụng lao động Người lao động Bảo hiểm xã hội Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Hưu trí Ốm đau – Thai sản Hưu trí Ốm đau – Thai sản 14% 3% 0,5% (*) 1% (**) 3% 8% - - 1% 1,5% 21,5% 10,5% Tổng cộng 32% Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng 0,3% nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Đồng thời căn cứ theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không? 1) Các khoản tính đóng BHXH bắt buộc Theo điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cụ thể như sau: - Mức lương theo công việc hoặc chức danh: + Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019; + Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán; - Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. - Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. 2) Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2023 Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như: - Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019; - Tiền thưởng sáng kiến; - Tiền ăn giữa ca; - Các khoản hỗ trợ như: + Xăng xe; + Điện thoại; + Đi lại; + Tiền nhà ở; + Tiền giữ trẻ; + Nuôi con nhỏ. - Hỗ trợ khi NLĐ: + Có thân nhân bị chết; + Có người thân kết hôn; + Sinh nhật của NLĐ. - Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN; - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. 3) HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không? Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí đóng BHXH nên đã thoả thuận với người lao động ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận. Các khoản tiền chênh lệch đó được quy về các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng BHXH. Điều này không trái với quy định pháp luật hiện hành. Việc đóng BHXH thấp hơn lương thực tế trả cho người lao động nhưng vẫn bảo đảm đóng đủ theo các khoản quy định thì không bị coi là trái luật. Nhưng nếu đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cố tình khai thông tin không đúng quy định để đóng bảo hiểm với mức thấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, người lao động cũng cần cân nhắc đến thỏa thuận này để đảm bảo quyền lợi BHXH của mình vì khi thanh toán tiền chế độ, cơ quan BHXH sẽ tính dựa trên mức lương tháng đóng BHXH, do đó khi đóng BHXH ở mức lương thấp hơn thì đồng nghĩa với việc các quyền lợi người lao động được hưởng cũng ở mức thấp hơn. 4) Doanh nghiệp cố tình khai mức lương thấp so với hợp đồng bị phạt bao nhiêu? Theo điểm b Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng. Như vậy, việc thoả thuận với NLĐ ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không vi phạm pháp luật. Điều này chỉ vi phạm khi hợp đồng ghi nhận mức lương đó mà doanh nghiệp khai với cơ quan thuế mức thấp hơn để đóng ít tiền BHXH hơn, trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính. Trường hợp này NLĐ có được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp về tiền lương không? Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hợp đồng lao động như sau: - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. - Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể như sau: - Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; + Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động 2019; + Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. - Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Theo đó, trường hợp HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực nhận để giảm chi phí đóng BHXH không nằm trong các trường hợp vô hiệu hợp đồng. Đồng thời, như đã phân tích ở trên, việc thoả thuận ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không trái quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, nếu xảy ra tranh chấp về tiền lương, doanh nghiệp trả mức lương theo hợp đồng ghi nhận chứ không phải theo thỏa thuận trước đó của hai bên thì quyền lợi của người lao động sẽ khó được bảo vệ vì mức lương hợp pháp là mức lương được ghi nhận trong hợp đồng.
Năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không?
Trước đây, nếu tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy mà không có bảo hiểm xe máy sẽ bị phạt. Tuy nhiên gần đây, ta ít được nghe nhắc đến vấn đề này. Vậy, năm 2024 có còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông không? Có mấy loại bảo hiểm xe máy? Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định: Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật. Như vậy, bảo hiểm xe máy có 2 loại: - Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Nếu tham gia bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về người (bao gồm cả chủ xe và người đi cùng) khi gặp tai nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp. Năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không? Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: + Đăng ký xe; + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đồng thời, tại điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Như vậy, năm 2024 vẫn bắt buộc phải mang theo bảo hiểm xe máy (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới). Nếu không mang hoặc mang nhưng không còn thời hạn sẽ bị phạt 100 - 200 nghìn đồng. Bảo hiểm xe máy có giá thế nào? Giá bảo hiểm xe máy Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm xe máy chưa bao gồm giá trị gia tăng như sau: - Xe mô tô 2 bánh: + Dưới 50 cc: 55.000 đồng + Trên 50 cc: 60.000 đồng - Xe mô tô 3 bánh: 290.000 đồng - Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự: + Xe máy điện: 55.000 đồng + Các loại xe khác: 290.000 đồng Mua bảo hiểm xe máy đúng quy định ở đâu? Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm được phép tự in Giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. Như vậy, có các địa điểm mua bảo hiểm sau: - Mua bảo hiểm xe máy tại các công ty bảo hiểm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị bán bảo hiểm xe máy như: + Bảo hiểm Bảo Việt + Bảo hiểm PTI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện + Bảo hiểm GIC + Bảo hiểm Quân đội MIC + Tổng công ty bảo hiểm PVI + Bảo hiểm VNI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không - Mua tại các điểm bán bảo hiểm xe máy khác như tại các đại lý phân phối, ngân hàng, cây xăng. - Mua online trên Ví MoMo, My Viettel, Viettel Pay… Trên đây là giải đáp cho câu hỏi năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không? Người đọc nắm thông tin để không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Những loại vắc xin năm 2024 bắt buộc phải tiêm theo quy định pháp luật?
Thế giới càng phát triển thì càng nhiều loại dịch bệnh phát sinh và gây nguy hại đến con người. Điển hình như đợt dịch COVID-19 vừa qua, cả thế giới lao đao trong giai đoạn thiếu vắc xin. Vậy, vắc xin là gì? Pháp luật có quy định bắt buộc phải tiêm vắc xin không? Những loại vắc xin đó bao gồm những loại nào? Vắc xin là gì? Theo Khoản 10 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh. Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai. Theo Điều 27 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau: - Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Dược 2005 (theo quy định hiện hành là Điều 59 Luật Dược 2016) về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc. - Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng. - Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện. Như vậy, vắc xin có thể được hiểu đơn giản là một chế phẩm để tiêm vào cơ thể con người với mục đích phòng bệnh. Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/02/2024, chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Như vậy, đối tượng chính của chương trình tiêm chủng mở rộng là trẻ em và phụ nữ có thai - những đối tượng có sức đề kháng yếu với các loại bệnh truyền nhiễm. Những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024? Tại Khoản 2 Điều 29 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cụ thể như sau: TT Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Vắc xin Đối tượng sử dụng Lịch tiêm/uống 1 Bệnh viêm gan vi rút B Vắc xin viêm gan B đơn giá Trẻ sơ sinh Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 2 Bệnh lao Vắc xin lao Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh 3 Bệnh bạch hầu Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 4 Bệnh ho gà Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 5 Bệnh uốn ván Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi Vắc xin uốn ván đơn giá Phụ nữ có thai 1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau. 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 6 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt uống đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Vắc xin bại liệt tiêm đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi 7 Bệnh do Haemophilus influenzae týp b Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 8 Bệnh sởi Vắc xin sởi đơn giá Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 9 Bệnh viêm não Nhật Bản B Vắc xin viêm não Nhật Bản B Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1 Lần 3: 1 năm sau lần 2 10 Bệnh rubella Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi Như vậy, việc tiêm các loại vắc xin trên là bắt buộc với những đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể là trẻ em và phụ nữ có thai. Các đối tượng khác, hiện nay chưa có quy định chính xác những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm.
Xe máy có bắt buộc đủ 2 gương chiếu hậu?
Việt Nam là nước có tỉ lệ người dân sử dụng xe máy nhiều nhất Đông Nam Á, vì thế các quy định áp dụng cho luật giao thông là rất nhiều và phức tạp. Đơn cử trường hợp “xe máy phải có đủ 2 gương chiếu hậu” được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định về gương chiếu hậu như thế nào? Gương chiếu hậu, còn được gọi là gương chắn bùn, gương cửa, gương chiếu hậu bên ngoài hoặc gương nhìn bên, là gương được tìm thấy ở bên ngoài xe cơ giới với mục đích giúp người lái nhìn thấy các khu vực phía sau và hai bên nằm bên ngoài tầm nhìn ngoại vi của người lái xe (điểm mù). Để đảm bảo an toàn dành cho người tham gia giao thông, căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe gắn máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Ngoài ra căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT, quy định như sau: Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh; Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh; Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh; Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên); Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe. Bên cạnh đó, ta căn cứ tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với gương chiếu hậu của xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái. - Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT. - Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái. - Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. - Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm. Xét theo các quy định trên, xe máy hai hoặc ba bánh chỉ bắt buộc lắp gương chiếu hậu bên trái, không bắt buộc phải lắp 2 gương. 2. Tiêu chuẩn của gương chiếu hậu Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát. - Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương. - Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. - Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc. - Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trên. Quy định về kích thước - Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. - Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. - Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm. Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ - Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục A của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%. - Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi. - Giá trị “r” được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục B của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm. - Sự khác nhau giữa ri hoặc ri ’ và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, r p2 và r p3) và r không được vượt quá 0,15 r. Như vậy, gương chiếu hậu nếu không đạt chuẩn theo những quy định trên thì cũng không được chấp nhận và sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt. 3. Nguy hiểm tiềm ẩn đối với xe máy không có kính chiếu hậu Đầu tiên, không có kính chiếu hậu hoặc kính chiếu hậu không đủ tiêu chuẩn như đã đề cập sẽ khiến người tham gia giao thông đối mặt với nguy cơ bị xử phạt. Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; + Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; + Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; + Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; + Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; + Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; + Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Thứ hai, khi qua đường hoặc quay đầu xe, người điều khiển sẽ phải quay đầu về phía sau để quan sát, khi đó, khoảng không gian phía trước là điểm mù, người điều khiển sẽ bị mất thăng bằng và những nguy hiểm ở phía trước xuất hiện vào thời điểm này họ sẽ không xử lý kịp vì đang tập trung quan sát phía sau. Thứ ba, nguy cơ bị cướp giật trên đường. Phần lớn những vụ cướp giật tài sản cá nhân trên đường như túi xách, dây chuyền, vòng cổ… thì các đối tượng thường rình rập ở phía sau người điều khiển một thời gian, quan sát kĩ rồi mới hành động. Nếu không có kính hoặc kính không hoạt động đúng công dụng, người tham gia giao thông sẽ không nhận biết kịp để xử lý. Tóm lại, pháp luật quy định không bắt buộc xe máy phải có hai gương chiếu hậu, chỉ gương bên trái là bắt buộc có và phải đúng theo tiêu chuẩn pháp luật. Vì sự an toàn, người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc các quy định theo pháp luật.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động hay không?
Tiền thưởng Tết dù chỉ là một khoản bổ sung vào lương nhưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống công nhân, người lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho NLĐ hay không? Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho NLĐ hay không? Theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, thưởng, trong đó có thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Vì vậy NLĐ sẽ được thưởng tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của NLĐ. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho NLĐ nếu kinh doanh không có lãi hoặc NLĐ không hoàn thành công việc được giao. Cũng theo quy định nói trên, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Như vậy, đối với khoản thưởng Tết, NLĐ có thể được nhận tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy chế đã công bố của doanh nghiệp. Đáng chú ý, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định: Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. NLĐ không bị mất thưởng Tết trong trường hợp nào? Do mức thưởng được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ nên để tránh mất tiền thưởng Tết, NLĐ cần đảm bảo mình có sức khỏe tốt để làm việc, chăm chỉ trong công việc, không vi phạm pháp luật, quy định của công ty… nhằm tránh bị sa thải, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, NLĐ cần tránh vi phạm lỗi có thể bị sa thải được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 như: - Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; Nếu đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức thì cần tái phạm nếu còn trong thời gian chưa xóa kỷ luật; - Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Còn lỗi có thể bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Khi NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động; - NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; - NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định; - NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; - NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Người lao động có được tạm ứng lương để sắm Tết không?
Tết Nguyên đán cận kề làm nhu cầu sắm sửa của mọi người cũng gia tăng. Vậy người lao động được ứng lương trước Tết không? Có buộc phải ứng cho người lao động không? Vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao? (1) Người lao động có được ứng lương trước khi nghỉ Tết không? Tại Điều 101 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về tạm ứng tiền lương như sau: “- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. - Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.” Như vậy, việc người lao động muốn xin ứng lương để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, sắm sửa trước cho dịp Tết là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật. Ở thời điểm hiện tại, người sử dụng lao động và người lao động có thể thảo luận dựa trên ý chí của hai bên. Tuy nhiên, cũng có một sổ điểm cần lưu ý về mức tạm ứng lương được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 101 Bộ Luật lao động 2019 như sau: - Tối đa là 1 tháng tiền lương trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên; khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ khi người lao động nghỉ hằng năm. - Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương. (2) Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ứng lương cho người lao động không? Để đưa ra được câu trả lời chính xác cho thắc mắc nêu trên thì phải xem xét xem liệu người lao động có nằm trong những trường hợp như đã nêu tại mục (1) và các trường hợp khác dưới đây hay không. - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm theo quy định tại Khoản 3 Điều 97 Bộ Luật lao động 2019. - Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật lao động 2019. Như vậy, khi người lao động thuộc các trường hợp nêu trên hoặc những trường hợp được đề cập đến tại mục (1) thì người sử dụng lao động sẽ buộc phải tạm ứng lương cho người lao động khi có yêu cầu. (3) Người sử dụng lao động không thực hiện việc ứng lương thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt áp dụng cho người sử dụng lao động nếu có hành vi không tạm ứng, hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật như sau: - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Để tổng kết lại, việc người lao động xin tạm ứng lương để phục vụ cho mục đích cá nhân hay sắm sửa Tết là hoàn toàn hợp lý. Đối với việc người sử dụng lao động có buộc phải ứng lương cho người lao động hay không thì còn phải xem xét xem người lao động có thỏa mãn các điều kiện như luật đã quy định hay không. Mức xử phạt dành cho người sử dụng lao động vi phạm việc này là từ 5.000.000 đồng và có thể lên đến 50.000.000 tùy vào vi phạm đối với bao nhiêu trường hợp.
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có phải thực hiện trong giờ hành chính?
Có thể nói, cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc là công việc thuộc giai đoạn thông báo thu hồi đất. Người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hiện nay về thời gian thực hiện thì có phải thực hiện trong giờ hành chính? Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có phải thực hiện trong giờ hành chính? Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; - Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế. 5. Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, nguyên tắc Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật và đặc biệt đối với trường hợp này thì thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Quy định chung về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành? Căn cứ Điều 89 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương; - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có). 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; bàn giao đất cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định của Chính phủ; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; - Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban cưỡng chế thu hồi đất có yêu cầu. 6. Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất do ngân sách nhà nước bảo đảm, được lập thành một khoản trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trên đây là quy định chung về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành.
Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất mới nhất
Kiểm đếm là một thủ tục phải thực hiện trước khi Nhà nước chính thức tiến hành việc thu hồi đất. Nếu người dân không đồng thuận thực hiện kiểm đếm thì UBND cấp xã và ban bồi thường, GPMB phải tổ chức vận động, thuyết phục. Khi được vận động, thuyết phục mà vẫn không được đồng ý thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất vẫn không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế kiểm đếm. Nguyên tắc và điều kiện khi cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2024 việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Theo Khoản 2 Điều 88 Luật Đất đai 2024 việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ 04 điều kiện sau đây: (1) Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; (2) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; (3) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành. (4) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. => Theo đó, khi cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc cần đảm bảo nguyên tắc và điều kiện theo quy định pháp luật. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai 2024 và Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hướng dẫn trình tự, thủ tục như sau: Bước 1: Thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban; đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Bước 2: Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế. Bước 3: Thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và tiến hành kiểm đếm theo quy định. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc tổ chức lực lượng, phương tiện cần thiết để mở cửa, cổng vào khu đất, thửa đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản. Việc kiểm đếm phải được lập thành văn bản. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc có quyền yêu cầu người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế nếu gây cản trở đến việc kiểm đếm; trường hợp không thực hiện thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được thực hiện các biện pháp để di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế. Lưu ý: Việc cưỡng chế và thực hiện kiểm đếm không được gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản; nếu phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của lực lượng công an trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Theo Điều 37 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định: - Cơ quan Công an có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu. Trường hợp có yêu cầu cơ quan Công an tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi văn bản đến cơ quan Công an cùng cấp trước thời điểm cưỡng chế 05 ngày làm việc để bố trí lực lượng. - Cơ quan Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Khi tham gia cưỡng chế, cơ quan Công an có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ. Như vậy, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn. Trình tự thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo quy định như trên.
Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc?
Có thể thấy, liên quan đến thu hồi đất thì thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Tuy nhiên, sẽ có nhiều thủ tục liên quan trong đó là người dân, người thi hành chỉ cần đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc liệu có đúng? Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc? Căn cứ Khoản 2 Điều 88 Luật đất đai 2024 quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; - Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế. 5. Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, theo quy định trên thì không phải Người dân đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cơ quan sẽ thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc thay vào đó là phải đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu trên. Quy định chung về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành? Căn cứ Điều 89 Luật đất đai 2024 quy định về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau: 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương; - Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có). 2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn. 4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: - Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Ban cưỡng chế thu hồi đất vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế thu hồi đất lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế thu hồi đất tổ chức thực hiện cưỡng chế; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế thu hồi đất phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; - Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất. 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; - Ban cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; bàn giao đất cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định của Chính phủ; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; - Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban cưỡng chế thu hồi đất thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban cưỡng chế thu hồi đất có yêu cầu. 6. Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất do ngân sách nhà nước bảo đảm, được lập thành một khoản trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trên đây là những quy định chung về Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất hiện hành.
Tải mẫu CV xin việc file Word? Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không?
CV là một trong những thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và khi ứng viên đi phỏng vấn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số mẫu CV xin việc file Word và trả lời cho câu hỏi có phải thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức không? Tải mẫu CV xin việc file Word? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu CV đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên khi lựa chọn các mẫu hoặc tự thiết kế CV thì ứng viên cần lưu ý một số nguyên tắc sau: - CV nên chỉ chứa những thông tin quan trọng trong một trang giấy để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin. - Lựa chọn font chữ dễ đọc: Chọn font chữ đơn giản, dễ đọc và tránh những kiểu chữ quá phức tạp. Kích thước chữ cũng nên hợp lý, không quá nhỏ. - Kiểm tra lỗi chính tả: Trước khi gửi CV, hãy rà soát cẩn thận để tránh các lỗi đánh máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp. Theo đó, ứng viên có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc như sau: Tải mẫu CV xin việc file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/Mau-cv-xin-viec-file-word.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-2.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-3.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-4.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-5.docx Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; + Công việc và địa điểm làm việc; + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Như vậy, hiện tại pháp luật chỉ quy định hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng sẽ không được thử việc, còn đối với các loại hợp đồng lao động còn lại không quy định là có bắt buộc thử việc hay không mà sẽ theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian thử việc tối đa theo quy định pháp luật là bao lâu? Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc đối với các công việc thông thường là 60 ngày (2 tháng), đối với chức danh quản lý là 180 ngày (6 tháng),...
Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc và cách điền
Mẫu Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc hiện nay là mẫu nào? Cách điền mẫu 05b-KT như thế nào? Mẫu 05b-KT được dùng để làm gì? Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc và cách điền Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 quy định Mẫu 05b-KT là mẫu báo cáo tình hình đóng BHXH, BHYT bắt buộc. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/mau-05b-KT.docx Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc Cách điền Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc: Theo số thứ tự được đánh trên Mẫu 05b-KT, ta điền như sau: (1) Chữ viết tắt tên đơn vị (nếu có). (2) Tên cơ quan BHXH đã gửi thông báo đề nghị đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT. (3) Tên đơn vị/doanh nghiệp, ghi đúng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. (4) Ghi mã số thuế, hoặc mã số ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. (5) Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm, tổ dân phố/xã, phường, thị trấn/huyện, quận, thành phố, thị xã / tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (6) Giám đốc, Tổng giám đốc. Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc dùng để làm gì? Theo Tiểu mục 4.3 Mục 4 Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 được sửa đổi bởi Mục I Công văn 3165/BHXH-TST năm 2023 có hướng dẫn về việc tổ chức điều tra khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, trong đó, kiểm tra trực tiếp đơn vị thực hiện như sau: - Các đơn vị làm việc trực tiếp: Đơn vị chưa tham gia và đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc đầy đủ cho người lao động đã được mời nhưng không tham gia Hội nghị, đồng thời chưa có ý kiến phản hồi, hoặc chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động. - Thành phần tham gia làm việc trực tiếp với đơn vị: Đại diện BHXH tỉnh/huyện, mời Công an xã, Chi cục Thuế huyện và tùy thuộc vào thực tiễn để mời các thành phần đại diện các đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT. - Thời gian: Trong thời gian 02 ngày, kể từ sau ngày Tổ chức Hội nghị, cán bộ chuyên quản Thu được phân công theo dõi đơn vị lập Thông báo lịch làm việc (Mẫu số: 05a-KT) kèm theo Mẫu số: 05b-KT trình Lãnh đạo ký, gửi đơn vị hoặc thông qua Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp xã - Tổ chức làm việc với đơn vị: + Kiểm tra, đối soát các tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách cho người lao động như: hợp đồng lao động, bảng lương, bảng chấm công, quyết toán thuế... với số liệu đang tham gia đóng BHXH, BHYT của đơn vị (Mẫu số: 05b-KT); + Lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động (Mẫu số: 06-KT). - Cập nhật kết quả làm việc, kèm theo bản scan Biên bản làm việc vào phần mềm. Như vậy, Mẫu 05b-KT là văn bản giúp cơ quan BHXH quản lý việc báo cáo tình hình, số liệu đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động của đơn vị. Khi người lao động thay đổi thông tin tham gia BHXH thì cần phải thông báo không? Theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau: - Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. - Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: + Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân; + Sổ bảo hiểm xã hội; + Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu người lao động thay đổi thông tin tham gia BHXH thì người sử dụng lao động cần phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH.
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không?
Giám đốc là một chức danh cấp cao của công ty. Vậy giám đốc công ty cổ phần có ký hợp đồng lao động không hay sẽ làm việc theo cơ chế nào khác? Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không? Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần là: - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; - Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; - Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; Theo khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. - Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Như vậy, dù là Giám đốc công ty cổ phần thì cũng bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với công ty. Đồng thời, người ký hợp đồng lao động với Giám đốc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Giám đốc công ty cổ phần có bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. - Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Như vậy, Giám đốc công ty cổ phần không bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần mà có thể là người được Hội đồng quản trị thuê về để làm Giám đốc. Giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Tuyển dụng lao động; - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, giám đốc công ty sẽ có những quyền theo quy định pháp luật như trên. Ngoài ra tùy theo Điều lệ công ty, Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị mà Giám đốc còn có thể có các quyền và nghĩa vụ khác.
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc là thủ tục hành chính được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ + Đối với các trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Nộp hồ sơ yêu cầu cho Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan (cơ quan đã ra quyết định bắt buộc chuyển giao). + Đối với các trường hợp khác: nộp 01 bộ hồ sơ yêu đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không có căn cứ xác đáng): + Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối (có nêu rõ lý do) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến; + Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc; Trường hợp hồ sơ hợp lệ: + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. + Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. Cách thức thực hiện yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 09 tại Phụ lục 2 Nghị định 65/2023/NĐ-CP; + Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định cấp phó bản, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. - Quyết định từ chối cấp phó bản, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính về yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc.
Thủ tục ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Thủ tục ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là thủ tục hành chính nội bộ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mới tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ + Đối với trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: 01 hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan. + Đối với các trường hợp khác: 01 bộ hồ sơ yêu cầu nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không có căn cứ xác đáng): + Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối, có nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến về dự định từ chối; + Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; Trường hợp hồ sơ hợp lệ: + Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sao gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí tuệ); Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ gửi ý kiến phản hồi đối với ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu không đồng ý, nêu rõ lý do); Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. + Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến các trường hợp khác: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho người nắm giữ độc quyền sáng chế và yêu cầu người đó có ý kiến bằng văn bản; Yêu cầu các bên thương thảo lại để ký hợp đồng chuyển giao (nếu cần thiết); Nếu các bên liên quan không đạt được thoả thuận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. + Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. Cách thức thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP; + Tài liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là có căn cứ xác đáng theo quy định pháp luật; + Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Phí, lệ phí: Không quy định. Trên đây là thủ tục hành chính thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024
Năm 2024 mức giá bán máu tối đa, hay còn gọi là giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần là bao nhiêu? Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị, chế phẩm máu nào? Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024 Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần (giá bán máu) như sau: Các đơn vị máu toàn phần: STT Máu toàn phần theo thể tích Thể tích thực (ml) (±10%) Giá tối đa (đồng) 1 Máu toàn phần 30 ml 35 111.000 2 Máu toàn phần 50 ml 55 161.000 3 Máu toàn phần 100 ml 115 298.000 4 Máu toàn phần 150 ml 170 429.000 5 Máu toàn phần 200 ml 225 521.000 6 Máu toàn phần 250 ml 285 661.000 7 Máu toàn phần 350 ml 395 786.000 8 Máu toàn phần 450 ml 510 894.000 Như vậy, đây là mức giá bán máu tối đa được ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả năm 2024. Mức giá này sẽ dao động từ 111 nghìn đồng với 30 ml đến 894 nghìn đồng với 450 ml. Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định như sau: Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT. Cụ thể Điều 14 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu như sau: - Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm: + Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường; + Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai. - Ngoài các xét nghiệm trên, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau: + Thực hiện định nhóm hệ Rh(C, c, E, e) hoặc các hệ MNSs, Kidd, Duffy, P, Lewis khi bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu lựa chọn phù hợp kháng nguyên hồng cầu. + Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét; + Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc hoặc truyền máu cho thai nhi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị. - Xét nghiệm bổ sung: trong một số trường hợp để bảo đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị. Như vậy, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị lấy, bảo quản đúng cách và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc. Theo đó, những đơn vị máu toàn phần đạt tiêu chuẩn này mới được bán với mức giá bán máu như trên. Điều kiện hiến máu năm 2024 là gì? Theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau: Thứ nhất, điều kiện về tuổi: Chỉ người từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi mới được hiến máu. Thứ hai, điều kiện về sức khỏe: - Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần. - Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml. - Lịch sử bệnh: + Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; + Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); + Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; + Không nghiện ma tuý, nghiện rượu; + Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng; + Không sử dụng một số thuốc theo quy định; + Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu; - Lâm sàng: + Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; + Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; + Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút; + Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da. - Xét nghiệm: + Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l. + Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng; + Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l. Thứ ba, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn quy định trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định. Như vậy, người được hiến máu là người đáp ứng được các điều kiện trên. Đồng thời, phải được bác sĩ khám tuyển xem xét, quyết định thì mới được hiến.
Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không?
Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không? Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Theo Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau: - Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. - Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong nhà trường tổ chức. Như vậy, dạy thêm, học thêm trong nhà trường là việc các cơ sở giáo dục công lập tổ chức các buổi dạy thêm, học thêm. Thông thường hình thức này ta thường thấy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không? Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Theo khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau: - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; - Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường; - Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Tổng hợp lại, việc học sinh học thêm trong nhà trường là tùy theo nhu cầu, tinh thần tự nguyện và sự đồng ý của gia đình, không được ép buộc dưới mọi hình thức. Do đó, giáo viên và nhà trường không được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc và việc thu tiền học thêm phải được cha mẹ thoả thuận với nhà trường. Những trường hợp nào không được dạy thêm dù học sinh tự nguyện? Theo Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, việc dạy thêm chỉ được tổ chức cho học sinh trung học trở lên, các học sinh tiêu học chỉ được dạy thêm khi bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng sống.
Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn
Phương tiện đo là gì, có mấy nhóm? Kiểm định, hiệu chuẩn là hoạt động gì? Nhóm phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn? Cụ thể qua bài viết sau. Phương tiện đo là gì? Có mấy nhóm phương tiện đo? Theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. - Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. - Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Theo Điều 16 Luật Đo lường 2011 quy định về các loại phương tiện đo như sau: - Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường 2011 (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố. - Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng. Như vậy, phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật để thực hiện các thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo được chia thành 2 nhóm là nhóm 1 và nhóm 2. Kiểm định, hiệu chuẩn là gì? Cũng theo Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định: - Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. - Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. - Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Như vậy, kiểm định, hiệu chuẩn là các hoạt động đo lường. Kiểm định là việc đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật, hiệu chuẩn là việc xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Phương tiện đo nào bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn? Theo Điều 18 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011. Theo Điều 19 Luật Đo lường 2011 quy định yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 như sau: - Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011. - Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu; + Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng; + Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; + Kiểm định sau sửa chữa. - Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đo lường 2011. - Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường 2011 phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đo lường 2011. - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Luật Đo lường 2011. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Luật Đo lường 2011 quy định chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Như vậy, phương tiện đo nhóm 1 không bắt buộc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sử dụng và các chuẩn công tác dùng để kiểm định phải được hiệu chuẩn bắt buộc. Theo đó, phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn. Hiện nay Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN. Tuy nhiên, ngày 15/4/2024 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BKHCN, sửa đổi Danh mục, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2024. Như vậy, từ ngày 15/10/2024 sẽ áp dụng Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 03/2024/TT-BKHCN. Xem thêm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-cu.docx Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Thông tư 03/2024/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 15/10/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/danh-muc-moi.docx
Học sinh tiểu học có bắt buộc học 2 buổi trong ngày không?
Việc giáo dục học sinh tiểu học phải đảm bảo thời lượng học của các em đáp ứng thể chất và tinh thần đúng tuổi. Vậy học sinh tiểu học có bắt buộc phải học 2 buổi trong ngày không? Học sinh tiểu học có bắt buộc học hai buổi trong ngày không? Theo Mục 1.1 Điều 1 chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung và thời lượng giáo dục của học sinh tiểu học như sau: - Nội dung giáo dục: + Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. + Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). - Thời lượng giáo dục: Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, tại Công văn 4088/BGDĐT-GDTH năm 2022 Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học có hướng dẫn: Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác. Như vậy, hiện nay học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác. Xem đầy đủ nội dung chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/1.%20CT_%20Tong%20the.doc Định mức giáo viên trong trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày Theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm giáo viên tiểu học như sau: - Trường tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày; - Trường tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên; - Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Như vậy, trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày sẽ được tối đa 1,5 giáo viên/lớp. Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên Theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau: - Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ; - Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; - Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại. Trong đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau: - Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động. Lưu ý: Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Cách tính định mức: - Căn cứ quy định chia vùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông. - Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế. Như vậy, định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được chia theo từng vùng, từ Vùng 1 đến Vùng 3.
Luật Căn cước 2023: Có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không?
Ngày 1/7/2024 Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, trường hợp nào sẽ phải đổi sang thẻ căn cước và có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không? Những trường hợp nào sẽ phải đổi sang thẻ căn cước khi luật mới có hiệu lực? Theo Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp thẻ căn cước gồm: - Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Theo Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Đồng thời, Điều 46 Luật căn cước 2023 có quy định: - Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật căn cước 2023. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực, không bắt buộc người dân đã có thẻ CCCD phải đổi sang thẻ căn cước mà người dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD đến khi hết hạn. Chỉ đổi sang thẻ căn cước trong những trường hợp sau: - Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. - Thẻ CCCD hết hạn sau ngày 01/7/2024 thì sẽ phải đổi sang thẻ căn cước khi hết hạn. - Người đang sử dụng CMND, sau ngày 31/12/2024 phải đổi sang thẻ căn cước. - Công dân có nhu cầu. Có bắt buộc làm thẻ căn cước ở nơi thường trú không? Theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định. -Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân. Như vậy, theo Luật Căn cước 2023, từ ngày 1/7/2024 người dân làm thẻ căn cước không bắt buộc tại nơi thường trú mà có thể làm tại Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi cư trú (bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú) hoặc trường hợp cần thiết có thể làm tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của mình. Khi nào thẻ căn cước sẽ bị thu hồi, bị giữ? Theo Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Thẻ căn cước cấp sai quy định; + Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên người dân sẽ bị thu hồi hoặc giữ thẻ căn cước. Đồng thời trong thời gian bị giữ thẻ căn cước thì người bị giữ thẻ căn cước có thể được cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp. Xem thêm: Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không?
Công đoàn tại công ty là gì? Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không? Nếu tham gia vào công đoàn, người lao động sẽ có những lợi ích gì? Công đoàn tại công ty là tổ chức gì? Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định: - Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; - Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; - Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; - Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định: Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định: - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, công đoàn tại công ty là một trong những tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công ty). Công đoàn được lập ra trên cơ sở tự nguyện của người lao động trong công ty. Người lao động có bắt buộc vào công đoàn tại công ty không? Theo điểm c Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Như vậy, không bắt buộc người lao động phải tham gia vào công đoàn tại công ty. Tuy nhiên, công đoàn được lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nên khi tham gia công đoàn người lao động sẽ có những quyền lợi nhất định. Người lao động sẽ có lợi ích gì khi tham gia Công đoàn? Theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định quyền của đoàn viên công đoàn như sau: - Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. - Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn. - Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. - Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn. - Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn. - Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức. - Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Như vậy, khi tham gia công đoàn tại công ty, người lao động sẽ có những quyền và lợi ích như quy định trên.
HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH, NLĐ có được bảo vệ khi tranh chấp?
Trong quá trình giao kết hợp đồng, có nhiều doanh nghiệp thỏa thuận trước với người lao động ghi số tiền lương vào hợp đồng thấp hơn thực tế để đóng BHXH mức thấp nhất, số tiền lương còn lại cho vào các khoản không tính BHXH hoặc không cho vào hợp đồng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, người lao động có được bảo vệ không? Bảo hiểm xã hội là gì? Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: - Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay có các chế độ BHXH bắt buộc sau: - Ốm đau; - Thai sản; - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Hưu trí; - Tử tuất. Mức đóng BHXH bắt buộc hiện nay? Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định: Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động và người lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo tỷ lệ như sau: Người sử dụng lao động Người lao động Bảo hiểm xã hội Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Hưu trí Ốm đau – Thai sản Hưu trí Ốm đau – Thai sản 14% 3% 0,5% (*) 1% (**) 3% 8% - - 1% 1,5% 21,5% 10,5% Tổng cộng 32% Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng 0,3% nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Đồng thời căn cứ theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không? 1) Các khoản tính đóng BHXH bắt buộc Theo điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cụ thể như sau: - Mức lương theo công việc hoặc chức danh: + Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019; + Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán; - Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. - Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. 2) Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2023 Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như: - Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019; - Tiền thưởng sáng kiến; - Tiền ăn giữa ca; - Các khoản hỗ trợ như: + Xăng xe; + Điện thoại; + Đi lại; + Tiền nhà ở; + Tiền giữ trẻ; + Nuôi con nhỏ. - Hỗ trợ khi NLĐ: + Có thân nhân bị chết; + Có người thân kết hôn; + Sinh nhật của NLĐ. - Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN; - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. 3) HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không? Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí đóng BHXH nên đã thoả thuận với người lao động ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận. Các khoản tiền chênh lệch đó được quy về các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng BHXH. Điều này không trái với quy định pháp luật hiện hành. Việc đóng BHXH thấp hơn lương thực tế trả cho người lao động nhưng vẫn bảo đảm đóng đủ theo các khoản quy định thì không bị coi là trái luật. Nhưng nếu đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cố tình khai thông tin không đúng quy định để đóng bảo hiểm với mức thấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, người lao động cũng cần cân nhắc đến thỏa thuận này để đảm bảo quyền lợi BHXH của mình vì khi thanh toán tiền chế độ, cơ quan BHXH sẽ tính dựa trên mức lương tháng đóng BHXH, do đó khi đóng BHXH ở mức lương thấp hơn thì đồng nghĩa với việc các quyền lợi người lao động được hưởng cũng ở mức thấp hơn. 4) Doanh nghiệp cố tình khai mức lương thấp so với hợp đồng bị phạt bao nhiêu? Theo điểm b Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng. Như vậy, việc thoả thuận với NLĐ ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không vi phạm pháp luật. Điều này chỉ vi phạm khi hợp đồng ghi nhận mức lương đó mà doanh nghiệp khai với cơ quan thuế mức thấp hơn để đóng ít tiền BHXH hơn, trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính. Trường hợp này NLĐ có được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp về tiền lương không? Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hợp đồng lao động như sau: - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. - Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể như sau: - Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; + Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động 2019; + Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. - Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Theo đó, trường hợp HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực nhận để giảm chi phí đóng BHXH không nằm trong các trường hợp vô hiệu hợp đồng. Đồng thời, như đã phân tích ở trên, việc thoả thuận ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không trái quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, nếu xảy ra tranh chấp về tiền lương, doanh nghiệp trả mức lương theo hợp đồng ghi nhận chứ không phải theo thỏa thuận trước đó của hai bên thì quyền lợi của người lao động sẽ khó được bảo vệ vì mức lương hợp pháp là mức lương được ghi nhận trong hợp đồng.
Năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không?
Trước đây, nếu tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy mà không có bảo hiểm xe máy sẽ bị phạt. Tuy nhiên gần đây, ta ít được nghe nhắc đến vấn đề này. Vậy, năm 2024 có còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông không? Có mấy loại bảo hiểm xe máy? Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định: Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật. Như vậy, bảo hiểm xe máy có 2 loại: - Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Nếu tham gia bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về người (bao gồm cả chủ xe và người đi cùng) khi gặp tai nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp. Năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không? Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: + Đăng ký xe; + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đồng thời, tại điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Như vậy, năm 2024 vẫn bắt buộc phải mang theo bảo hiểm xe máy (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới). Nếu không mang hoặc mang nhưng không còn thời hạn sẽ bị phạt 100 - 200 nghìn đồng. Bảo hiểm xe máy có giá thế nào? Giá bảo hiểm xe máy Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm xe máy chưa bao gồm giá trị gia tăng như sau: - Xe mô tô 2 bánh: + Dưới 50 cc: 55.000 đồng + Trên 50 cc: 60.000 đồng - Xe mô tô 3 bánh: 290.000 đồng - Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự: + Xe máy điện: 55.000 đồng + Các loại xe khác: 290.000 đồng Mua bảo hiểm xe máy đúng quy định ở đâu? Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm được phép tự in Giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. Như vậy, có các địa điểm mua bảo hiểm sau: - Mua bảo hiểm xe máy tại các công ty bảo hiểm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị bán bảo hiểm xe máy như: + Bảo hiểm Bảo Việt + Bảo hiểm PTI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện + Bảo hiểm GIC + Bảo hiểm Quân đội MIC + Tổng công ty bảo hiểm PVI + Bảo hiểm VNI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không - Mua tại các điểm bán bảo hiểm xe máy khác như tại các đại lý phân phối, ngân hàng, cây xăng. - Mua online trên Ví MoMo, My Viettel, Viettel Pay… Trên đây là giải đáp cho câu hỏi năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không? Người đọc nắm thông tin để không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Những loại vắc xin năm 2024 bắt buộc phải tiêm theo quy định pháp luật?
Thế giới càng phát triển thì càng nhiều loại dịch bệnh phát sinh và gây nguy hại đến con người. Điển hình như đợt dịch COVID-19 vừa qua, cả thế giới lao đao trong giai đoạn thiếu vắc xin. Vậy, vắc xin là gì? Pháp luật có quy định bắt buộc phải tiêm vắc xin không? Những loại vắc xin đó bao gồm những loại nào? Vắc xin là gì? Theo Khoản 10 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh. Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai. Theo Điều 27 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau: - Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Dược 2005 (theo quy định hiện hành là Điều 59 Luật Dược 2016) về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc. - Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng. - Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện. Như vậy, vắc xin có thể được hiểu đơn giản là một chế phẩm để tiêm vào cơ thể con người với mục đích phòng bệnh. Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/02/2024, chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Như vậy, đối tượng chính của chương trình tiêm chủng mở rộng là trẻ em và phụ nữ có thai - những đối tượng có sức đề kháng yếu với các loại bệnh truyền nhiễm. Những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024? Tại Khoản 2 Điều 29 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cụ thể như sau: TT Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Vắc xin Đối tượng sử dụng Lịch tiêm/uống 1 Bệnh viêm gan vi rút B Vắc xin viêm gan B đơn giá Trẻ sơ sinh Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 2 Bệnh lao Vắc xin lao Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh 3 Bệnh bạch hầu Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 4 Bệnh ho gà Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 5 Bệnh uốn ván Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi Vắc xin uốn ván đơn giá Phụ nữ có thai 1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau. 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 6 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt uống đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 Vắc xin bại liệt tiêm đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi 7 Bệnh do Haemophilus influenzae týp b Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 8 Bệnh sởi Vắc xin sởi đơn giá Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 9 Bệnh viêm não Nhật Bản B Vắc xin viêm não Nhật Bản B Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1 Lần 3: 1 năm sau lần 2 10 Bệnh rubella Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi Như vậy, việc tiêm các loại vắc xin trên là bắt buộc với những đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể là trẻ em và phụ nữ có thai. Các đối tượng khác, hiện nay chưa có quy định chính xác những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm.
Xe máy có bắt buộc đủ 2 gương chiếu hậu?
Việt Nam là nước có tỉ lệ người dân sử dụng xe máy nhiều nhất Đông Nam Á, vì thế các quy định áp dụng cho luật giao thông là rất nhiều và phức tạp. Đơn cử trường hợp “xe máy phải có đủ 2 gương chiếu hậu” được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định về gương chiếu hậu như thế nào? Gương chiếu hậu, còn được gọi là gương chắn bùn, gương cửa, gương chiếu hậu bên ngoài hoặc gương nhìn bên, là gương được tìm thấy ở bên ngoài xe cơ giới với mục đích giúp người lái nhìn thấy các khu vực phía sau và hai bên nằm bên ngoài tầm nhìn ngoại vi của người lái xe (điểm mù). Để đảm bảo an toàn dành cho người tham gia giao thông, căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe gắn máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Ngoài ra căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT, quy định như sau: Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh; Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh; Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh; Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên); Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe. Bên cạnh đó, ta căn cứ tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với gương chiếu hậu của xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái. - Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT. - Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái. - Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. - Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm. Xét theo các quy định trên, xe máy hai hoặc ba bánh chỉ bắt buộc lắp gương chiếu hậu bên trái, không bắt buộc phải lắp 2 gương. 2. Tiêu chuẩn của gương chiếu hậu Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát. - Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương. - Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. - Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc. - Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trên. Quy định về kích thước - Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. - Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. - Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm. Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ - Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục A của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%. - Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi. - Giá trị “r” được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục B của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm. - Sự khác nhau giữa ri hoặc ri ’ và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, r p2 và r p3) và r không được vượt quá 0,15 r. Như vậy, gương chiếu hậu nếu không đạt chuẩn theo những quy định trên thì cũng không được chấp nhận và sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt. 3. Nguy hiểm tiềm ẩn đối với xe máy không có kính chiếu hậu Đầu tiên, không có kính chiếu hậu hoặc kính chiếu hậu không đủ tiêu chuẩn như đã đề cập sẽ khiến người tham gia giao thông đối mặt với nguy cơ bị xử phạt. Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; + Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; + Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; + Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; + Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; + Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; + Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Thứ hai, khi qua đường hoặc quay đầu xe, người điều khiển sẽ phải quay đầu về phía sau để quan sát, khi đó, khoảng không gian phía trước là điểm mù, người điều khiển sẽ bị mất thăng bằng và những nguy hiểm ở phía trước xuất hiện vào thời điểm này họ sẽ không xử lý kịp vì đang tập trung quan sát phía sau. Thứ ba, nguy cơ bị cướp giật trên đường. Phần lớn những vụ cướp giật tài sản cá nhân trên đường như túi xách, dây chuyền, vòng cổ… thì các đối tượng thường rình rập ở phía sau người điều khiển một thời gian, quan sát kĩ rồi mới hành động. Nếu không có kính hoặc kính không hoạt động đúng công dụng, người tham gia giao thông sẽ không nhận biết kịp để xử lý. Tóm lại, pháp luật quy định không bắt buộc xe máy phải có hai gương chiếu hậu, chỉ gương bên trái là bắt buộc có và phải đúng theo tiêu chuẩn pháp luật. Vì sự an toàn, người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc các quy định theo pháp luật.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động hay không?
Tiền thưởng Tết dù chỉ là một khoản bổ sung vào lương nhưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống công nhân, người lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho NLĐ hay không? Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho NLĐ hay không? Theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, thưởng, trong đó có thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Vì vậy NLĐ sẽ được thưởng tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của NLĐ. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho NLĐ nếu kinh doanh không có lãi hoặc NLĐ không hoàn thành công việc được giao. Cũng theo quy định nói trên, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Như vậy, đối với khoản thưởng Tết, NLĐ có thể được nhận tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy chế đã công bố của doanh nghiệp. Đáng chú ý, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định: Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. NLĐ không bị mất thưởng Tết trong trường hợp nào? Do mức thưởng được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ nên để tránh mất tiền thưởng Tết, NLĐ cần đảm bảo mình có sức khỏe tốt để làm việc, chăm chỉ trong công việc, không vi phạm pháp luật, quy định của công ty… nhằm tránh bị sa thải, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, NLĐ cần tránh vi phạm lỗi có thể bị sa thải được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 như: - Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; Nếu đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức thì cần tái phạm nếu còn trong thời gian chưa xóa kỷ luật; - Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Còn lỗi có thể bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Khi NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động; - NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; - NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định; - NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; - NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Người lao động có được tạm ứng lương để sắm Tết không?
Tết Nguyên đán cận kề làm nhu cầu sắm sửa của mọi người cũng gia tăng. Vậy người lao động được ứng lương trước Tết không? Có buộc phải ứng cho người lao động không? Vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao? (1) Người lao động có được ứng lương trước khi nghỉ Tết không? Tại Điều 101 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về tạm ứng tiền lương như sau: “- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. - Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.” Như vậy, việc người lao động muốn xin ứng lương để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, sắm sửa trước cho dịp Tết là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật. Ở thời điểm hiện tại, người sử dụng lao động và người lao động có thể thảo luận dựa trên ý chí của hai bên. Tuy nhiên, cũng có một sổ điểm cần lưu ý về mức tạm ứng lương được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 101 Bộ Luật lao động 2019 như sau: - Tối đa là 1 tháng tiền lương trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên; khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ khi người lao động nghỉ hằng năm. - Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương. (2) Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ứng lương cho người lao động không? Để đưa ra được câu trả lời chính xác cho thắc mắc nêu trên thì phải xem xét xem liệu người lao động có nằm trong những trường hợp như đã nêu tại mục (1) và các trường hợp khác dưới đây hay không. - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm theo quy định tại Khoản 3 Điều 97 Bộ Luật lao động 2019. - Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật lao động 2019. Như vậy, khi người lao động thuộc các trường hợp nêu trên hoặc những trường hợp được đề cập đến tại mục (1) thì người sử dụng lao động sẽ buộc phải tạm ứng lương cho người lao động khi có yêu cầu. (3) Người sử dụng lao động không thực hiện việc ứng lương thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt áp dụng cho người sử dụng lao động nếu có hành vi không tạm ứng, hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật như sau: - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Để tổng kết lại, việc người lao động xin tạm ứng lương để phục vụ cho mục đích cá nhân hay sắm sửa Tết là hoàn toàn hợp lý. Đối với việc người sử dụng lao động có buộc phải ứng lương cho người lao động hay không thì còn phải xem xét xem người lao động có thỏa mãn các điều kiện như luật đã quy định hay không. Mức xử phạt dành cho người sử dụng lao động vi phạm việc này là từ 5.000.000 đồng và có thể lên đến 50.000.000 tùy vào vi phạm đối với bao nhiêu trường hợp.