Định hướng đến năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển 5G, IoT, AI, Big Data, M2M
Vừa qua ngày 10/7/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 620/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025. Định hướng đến năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển 5G, IoT, AI, Big Data, M2M Theo Điều 1 Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025 (Đề án). Trong đó, định hướng và giải pháp cơ cấu lại VNPT đến hết năm 2025 có bao gồm nội dung định hướng đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT như sau: - Đầu tư phát triển và thúc đẩy có tính trọng điểm việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, M2M... để làm cơ sở kinh doanh, tăng trưởng doanh thu hạ tầng số, dịch vụ số phù hợp với chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm. - Tham gia cung cấp môi trường số, kết nối số, tương tác và giao dịch số cho các tổ chức doanh nghiệp; tiếp tục phát triển hợp tác, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình triển khai chuyển đổi số, chuyển sang kinh doanh trên môi trường số, môi trường ảo. Theo đó, định hướng đến hết năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển các công nghệ cao, công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, M2M… Từ đó, đẩy mạnh môi trường số, kết nối số, tương tác và giao dịch số cho các tổ chức doanh nghiệp. Lộ trình cơ cấu lại đến hết năm 2025 Cũng tại Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt lộ trình cơ cấu lại đến hết năm 2025 theo Đề án như sau: - Tập trung tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để (đến hết năm 2025) giải quyết các vướng mắc, tồn tại (nếu có) của VNPT và các đơn vị thành viên; đẩy mạnh công tác thoái vốn. - Các doanh nghiệp thành viên có mô hình tổ chức tinh gọn, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. - Củng cố, phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh chính của VNPT. Như vậy, đến hết năm 2025 thì sẽ tập trung tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT và các đơn vị thành viên, đẩy mạnh công tác thoái vốn, tinh gọn mô hình tổ chức doanh nghiệp thành viên và phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn. Hội đồng thành viên VNPT sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong Đề án? Theo Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Hội đồng thành viên VNPT sẽ thực hiện: - Trong Quý III năm 2024, tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung Đề án trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ VNPT đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện. - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với Đề án được phê duyệt. Theo thẩm quyền, sắp xếp, tổ chức lại 63 VNPT tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, tính hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, nhân sự, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện; tổ chức lại Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ III thành Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện phương án thoái vốn các doanh nghiệp nêu tại điểm đ khoản 5 mục II Điều này đúng quy định của pháp luật và Quyết định này. - Xây dựng, trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để báo cáo cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp lại Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông và Tổng công ty Truyền thông báo đảm phù hợp với quy định pháp luật. - Rà soát kỹ các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, làm rõ tính cấp thiết, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung, báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét. - Trường hợp không thực hiện được do điều kiện khách quan, chủ động rà soát, kịp thời báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. - Định kỳ báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án này và các nội dung theo quy định tại Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022. Như vậy, Hội đồng thành viên VNPT sẽ có những nhiệm vụ như trên.
Cơ chế pháp lý nào cho công nghệ ChatGPT tại Việt Nam?
Thời gian vừa qua công nghệ AI có tên là ChatGPT đang trở thành hiện tượng gây sốt trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Những lợi ích mà ứng dụng này mang lại được xem là rất đáng kỳ vọng mà nhiều người hy vọng sẽ sớm vượt qua cả Google. Bên cạnh những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang đến cho người dùng thì mối lo nguy hại của ứng dụng này cũng rất tiềm tàng. Vậy, Việt Nam cần phải có những cơ chế và hành lang pháp lý nào để kiểm soát được ứng dụng ChatGPT. 1. Ứng dụng ChatGPT thực chất là gì? Câu hỏi này cũng đã được xuất hiện rất nhiều trên các trang tìm kiếm từ khóa hàng đầu hiện nay, tại đây bài viết sẽ giải thích ứng dụng- ChatGPT như sau: ChatGPT hay với tên gọi đầy đủ là “Chat Generative Pre-training Transformer” đây là một chatbot được tạo lên từ AI (trí thông minh nhân tạo). Điểm đặc biệt của AI này nằm ở "kho" kiến thức mà ChatGPT đã học được. Qua đó, có thể trò chuyện với người dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những gì mà ChatGPT làm được thực sự đáng kinh ngạc khi nó có thể hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực từ làm toán, soạn văn, lên ý tưởng,... Nhiều chuyên gia dự đoán nhiều ngành nghề do con người thực hiện trong tương lai có thể sẽ mất do các công nghệ như ChatGPT phát triển và thay thế. 2. ChatGPT đã được sử dụng ở Việt Nam hay chưa? Sức hút của ChatGPT ngày càng tăng lên, tính đến thời điểm hiện tại ChatGPT đã có 100 triệu người sử dụng sau 3 tháng ra mắt và trở thành ứng dụng được nhiều người đăng ký nhanh nhất trong lịch sử. Việc con Chatbot này có độ thông minh và xử lý được nhiều công việc đã làm nhiều người thích thú và truyền tai nhau đã khiến cho nhiều người tò mò muốn trải nghiệm ứng dụng này. Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng ChatGPT vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn gặp khá nhiều lỗi. Vì thế nó chỉ mới được cấp tài khoản miễn phí tại khu vực Châu Mỹ và Châu u mà chưa được cấp phép hoạt động tại máy chủ Việt Nam. Để sử dụng Chatbot này thì bắt buộc người dùng trong nước sử dụng các phần mềm của bên thứ ba để chuyển vùng địa chỉ IP của máy tính sang nước khác thì mới có thể đăng ký. Ngoài ra, để đăng ký tài khoản cũng cần phải có số điện thoại ở vùng lãnh thổ mà ChatGPT đang cho phép đăng ký thì mới xác thực được tài khoản. Ví dụ: Người dùng tại VN phải bỏ ra 0,8 USD để sử dụng một số điện thoại ở Mỹ để xác thực tài khoản. 3. Việt Nam cần kiểm soát ChatGPT bằng pháp luật Không phủ nhận những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang lại, nhưng nếu sử dụng sai mục đích thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia. Vì thế việc sản phẩm công nghệ có phải là việc xấu hay không phụ thuộc vào người sử dụng chúng. Do đó, không tránh khỏi việc công nghệ này sẽ tiếp tay cho các mục đích xấu, không chính đáng bao gồm: - Vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan: Mặc dù sở hữu trí tuệ siêu việt nhưng theo nghiên cứu thì ChatGPT học và lưu trữ dữ liệu dựa trên internet đã có sẵn và thông thường là các nội dung có từ trước năm 2021. Vì thế, nhiều nội dung mà người dùng lấy từ ChatGPT có thể bị trùng với những nội dung mà người dùng khác đã đăng lên mạng từ trước. Nhất là vấn đề học thuật, học sinh có thể sử dụng ChatGPT để đạo văn, sinh viên và những người làm việc khác có thể ăn cắp ý tưởng trên mạng. Vấn đề bản quyền đứng trước nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng khi ứng dụng ChatGPT xuất hiện, đã có nhiều trường học tại Mỹ và nhiều nước khác nghiêm cấm học sinh sử dụng ứng dụng này cho học tập. Khi công nghệ thế giới phát triển cũng là lúc pháp luật cũng phải vận hành theo nó, bởi pháp luật sinh ra để điều tiết các mối quan hệ trong xã hội và đưa nó theo một quỹ đạo đúng trật tự mà quốc gia đó đang vận hành. Nhìn chung, công nghệ AI ChatGPT mang lại rất nhiều lợi ích nếu sử dụng đúng cách và hợp lý, đây sẽ là tương lai phát triển giúp ích con người trong nhiều năm tới nên chúng ta không thể né tránh nó được. Theo đó bắt buộc Việt Nam phải đi theo sự phát triển này, đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát nó.
Định hướng đến năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển 5G, IoT, AI, Big Data, M2M
Vừa qua ngày 10/7/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 620/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025. Định hướng đến năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển 5G, IoT, AI, Big Data, M2M Theo Điều 1 Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025 (Đề án). Trong đó, định hướng và giải pháp cơ cấu lại VNPT đến hết năm 2025 có bao gồm nội dung định hướng đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT như sau: - Đầu tư phát triển và thúc đẩy có tính trọng điểm việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, M2M... để làm cơ sở kinh doanh, tăng trưởng doanh thu hạ tầng số, dịch vụ số phù hợp với chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm. - Tham gia cung cấp môi trường số, kết nối số, tương tác và giao dịch số cho các tổ chức doanh nghiệp; tiếp tục phát triển hợp tác, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình triển khai chuyển đổi số, chuyển sang kinh doanh trên môi trường số, môi trường ảo. Theo đó, định hướng đến hết năm 2025, VNPT sẽ đầu tư phát triển các công nghệ cao, công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, M2M… Từ đó, đẩy mạnh môi trường số, kết nối số, tương tác và giao dịch số cho các tổ chức doanh nghiệp. Lộ trình cơ cấu lại đến hết năm 2025 Cũng tại Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt lộ trình cơ cấu lại đến hết năm 2025 theo Đề án như sau: - Tập trung tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để (đến hết năm 2025) giải quyết các vướng mắc, tồn tại (nếu có) của VNPT và các đơn vị thành viên; đẩy mạnh công tác thoái vốn. - Các doanh nghiệp thành viên có mô hình tổ chức tinh gọn, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. - Củng cố, phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh chính của VNPT. Như vậy, đến hết năm 2025 thì sẽ tập trung tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT và các đơn vị thành viên, đẩy mạnh công tác thoái vốn, tinh gọn mô hình tổ chức doanh nghiệp thành viên và phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn. Hội đồng thành viên VNPT sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong Đề án? Theo Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2024, Hội đồng thành viên VNPT sẽ thực hiện: - Trong Quý III năm 2024, tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung Đề án trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ VNPT đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện. - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với Đề án được phê duyệt. Theo thẩm quyền, sắp xếp, tổ chức lại 63 VNPT tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, tính hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, nhân sự, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện; tổ chức lại Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ III thành Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện phương án thoái vốn các doanh nghiệp nêu tại điểm đ khoản 5 mục II Điều này đúng quy định của pháp luật và Quyết định này. - Xây dựng, trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để báo cáo cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp lại Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông và Tổng công ty Truyền thông báo đảm phù hợp với quy định pháp luật. - Rà soát kỹ các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, làm rõ tính cấp thiết, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung, báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét. - Trường hợp không thực hiện được do điều kiện khách quan, chủ động rà soát, kịp thời báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. - Định kỳ báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án này và các nội dung theo quy định tại Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022. Như vậy, Hội đồng thành viên VNPT sẽ có những nhiệm vụ như trên.
Cơ chế pháp lý nào cho công nghệ ChatGPT tại Việt Nam?
Thời gian vừa qua công nghệ AI có tên là ChatGPT đang trở thành hiện tượng gây sốt trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Những lợi ích mà ứng dụng này mang lại được xem là rất đáng kỳ vọng mà nhiều người hy vọng sẽ sớm vượt qua cả Google. Bên cạnh những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang đến cho người dùng thì mối lo nguy hại của ứng dụng này cũng rất tiềm tàng. Vậy, Việt Nam cần phải có những cơ chế và hành lang pháp lý nào để kiểm soát được ứng dụng ChatGPT. 1. Ứng dụng ChatGPT thực chất là gì? Câu hỏi này cũng đã được xuất hiện rất nhiều trên các trang tìm kiếm từ khóa hàng đầu hiện nay, tại đây bài viết sẽ giải thích ứng dụng- ChatGPT như sau: ChatGPT hay với tên gọi đầy đủ là “Chat Generative Pre-training Transformer” đây là một chatbot được tạo lên từ AI (trí thông minh nhân tạo). Điểm đặc biệt của AI này nằm ở "kho" kiến thức mà ChatGPT đã học được. Qua đó, có thể trò chuyện với người dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những gì mà ChatGPT làm được thực sự đáng kinh ngạc khi nó có thể hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực từ làm toán, soạn văn, lên ý tưởng,... Nhiều chuyên gia dự đoán nhiều ngành nghề do con người thực hiện trong tương lai có thể sẽ mất do các công nghệ như ChatGPT phát triển và thay thế. 2. ChatGPT đã được sử dụng ở Việt Nam hay chưa? Sức hút của ChatGPT ngày càng tăng lên, tính đến thời điểm hiện tại ChatGPT đã có 100 triệu người sử dụng sau 3 tháng ra mắt và trở thành ứng dụng được nhiều người đăng ký nhanh nhất trong lịch sử. Việc con Chatbot này có độ thông minh và xử lý được nhiều công việc đã làm nhiều người thích thú và truyền tai nhau đã khiến cho nhiều người tò mò muốn trải nghiệm ứng dụng này. Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng ChatGPT vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn gặp khá nhiều lỗi. Vì thế nó chỉ mới được cấp tài khoản miễn phí tại khu vực Châu Mỹ và Châu u mà chưa được cấp phép hoạt động tại máy chủ Việt Nam. Để sử dụng Chatbot này thì bắt buộc người dùng trong nước sử dụng các phần mềm của bên thứ ba để chuyển vùng địa chỉ IP của máy tính sang nước khác thì mới có thể đăng ký. Ngoài ra, để đăng ký tài khoản cũng cần phải có số điện thoại ở vùng lãnh thổ mà ChatGPT đang cho phép đăng ký thì mới xác thực được tài khoản. Ví dụ: Người dùng tại VN phải bỏ ra 0,8 USD để sử dụng một số điện thoại ở Mỹ để xác thực tài khoản. 3. Việt Nam cần kiểm soát ChatGPT bằng pháp luật Không phủ nhận những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang lại, nhưng nếu sử dụng sai mục đích thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia. Vì thế việc sản phẩm công nghệ có phải là việc xấu hay không phụ thuộc vào người sử dụng chúng. Do đó, không tránh khỏi việc công nghệ này sẽ tiếp tay cho các mục đích xấu, không chính đáng bao gồm: - Vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan: Mặc dù sở hữu trí tuệ siêu việt nhưng theo nghiên cứu thì ChatGPT học và lưu trữ dữ liệu dựa trên internet đã có sẵn và thông thường là các nội dung có từ trước năm 2021. Vì thế, nhiều nội dung mà người dùng lấy từ ChatGPT có thể bị trùng với những nội dung mà người dùng khác đã đăng lên mạng từ trước. Nhất là vấn đề học thuật, học sinh có thể sử dụng ChatGPT để đạo văn, sinh viên và những người làm việc khác có thể ăn cắp ý tưởng trên mạng. Vấn đề bản quyền đứng trước nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng khi ứng dụng ChatGPT xuất hiện, đã có nhiều trường học tại Mỹ và nhiều nước khác nghiêm cấm học sinh sử dụng ứng dụng này cho học tập. Khi công nghệ thế giới phát triển cũng là lúc pháp luật cũng phải vận hành theo nó, bởi pháp luật sinh ra để điều tiết các mối quan hệ trong xã hội và đưa nó theo một quỹ đạo đúng trật tự mà quốc gia đó đang vận hành. Nhìn chung, công nghệ AI ChatGPT mang lại rất nhiều lợi ích nếu sử dụng đúng cách và hợp lý, đây sẽ là tương lai phát triển giúp ích con người trong nhiều năm tới nên chúng ta không thể né tránh nó được. Theo đó bắt buộc Việt Nam phải đi theo sự phát triển này, đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát nó.