Luật hôn nhân và gia đình 2014
Chiều nay (19/6/2014), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật hôn nhân và gia đình 2014 (79,52% phiếu tán thành). Theo đó, Luật mới sẽ có những điểm đáng chú ý sau đây: 1. Tăng độ tuổi kết hôn Theo quy định hiện hành thì nữ từ 18 tuổi (đủ 17 tuổi + 1 ngày) và nam từ 20 tuổi (đủ 19 tuổi + 1 ngày) được quyền kết hôn. Luật mới sửa đổi thành nữ từ đủ 18 tuổi và nam từ đủ 20 tuổi mới được quyền kết hôn. 2. Không thừa nhận hôn nhân cùng giới Tiếp tục khẳng định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 3. Cho phép mang thai hộ Luật cho phép sinh con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản; cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và giải quyết khó khăn đối với những người vô sinh hiện nay. 4. Quy định rõ về tài sản chung của vợ, chồng Luật quy định rõ hơn vấn đề tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng; việc đưa tài sản riêng vào chung; việc đưa tài sản chung vào kinh doanh, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân... Luật này bao gồm 10 chương, 133 điều và có hiệu lực từ 01/01/2015 thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình 2000. - Tải dự thảo Luật hôn nhân và gia đình TẠI ĐÂY. - Luật hôn nhân và gia đình 2014 TẠI ĐÂY.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012
ĐỀ XUẤT TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG LÊN 3,1-3,2 TRIỆU
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa công bố 2 phương án cho mức lương tối thiểu vùng tại 3 khu vực dựa trên các kết quả khảo sát của Viện Công nhân-Công đoàn thực hiện tại 68 doanh nghiệp với hơn 1.900 phiếu hỏi, phỏng vấn sâu. Phương án 1, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% nhu cầu và mức sống tối thiểu của NLĐ. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng I tăng lên 3,2 triệu đồng; vùng II tăng lên 2,75 triệu đồng; vùng III tăng lên 2,4 triệu đồng; vùng IV tăng lên 2,05 triệu đồng. Phương án 2, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82% nhu cầu sống tối thiểu. Mức tăng từ vùng I đến vùng IV lần lượt là 3,1 triệu đồng; 2,65 triệu đồng; 2,3 triệu đồng và 2 triệu đồng. Mức lương hiện nay chỉ đáp ứng được đời sống khoản 50% NLĐ Cơ sở để đưa ra các phương án trên là do mức tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ (chỉ đảm bảo 62 - 68% tùy theo vùng), nên đời sống NLĐ còn nhiều khó khăn. Tiền lương bình quân của NLĐ nhận được còn thấp, có 62% NLĐ được hỏi có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý, có 5,2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, mức sống tối thiểu chung của NLĐ (chưa tính nuôi con) là 1,928 triệu đồng/tháng và nếu tính cả nuôi con là 3,278 triệu đồng/tháng. Hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của NLĐ chi hết cho cuộc sống thiết yếu, không còn để tích lũy. Như vậy nếu mức lương tối thiểu vùng ở một trong hai phương án trên được thông qua thì có lẽ sẽ giải quyết được trước mắt về đời sống của người dân, tuy nhiên kéo theo hệ lụy của nó là việc tăng giá các mặt hàng sinh họat, giá xăng, giá điện là điều cần phải tính đến. Nguồn: thanhnien.com.vn
Vẫn cần CMND khi có mã số định danh
Giải thích về quá trình cấp số định danh như thế nào, Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, mỗi công dân sau khi đã nhập đầy đủ dữ liệu, đáp ứng được yêu cầu thì sẽ sinh ra mã số. Số này vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa dựa vào các thông tin mà công dân nhập vào, do vậy sẽ không có chuyện có "kho số sẵn" và không trùng lắp số. Và cho đến năm 2016 thì vẫn "Không thể bỏ được chứng mình nhân dân". Ông cho hay khi thu thập về dữ liệu cơ sở công dân, mỗi người có một mã số nhưng mỗi một công dân phải có một giấy tờ gì đó chứng minh mình có mã số đó, tồn tại mã đó. "Khi mà công dân nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia thì công dân sẽ có một mã số. Chúng tôi thống nhất chứng minh nhân dân 12 số hiện nay sẽ là giấy tờ để chứng minh mã đó". Nhưng đến khi cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, đáp ứng được tất cả các điều kiện, có các thiết bị dọc... tiến tới sẽ bỏ chứng minh nhân dân và sẽ cấp thẻ điện tử để khi có thiết bị đọc, các ngành có thể truy cập được vào thẻ này. Theo tính toán sơ bộ của Bộ tư pháp, cần sửa đổi, bổ sung tối thiểu 178 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo VNE
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Chiều nay (19/6/2014), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật hôn nhân và gia đình 2014 (79,52% phiếu tán thành). Theo đó, Luật mới sẽ có những điểm đáng chú ý sau đây: 1. Tăng độ tuổi kết hôn Theo quy định hiện hành thì nữ từ 18 tuổi (đủ 17 tuổi + 1 ngày) và nam từ 20 tuổi (đủ 19 tuổi + 1 ngày) được quyền kết hôn. Luật mới sửa đổi thành nữ từ đủ 18 tuổi và nam từ đủ 20 tuổi mới được quyền kết hôn. 2. Không thừa nhận hôn nhân cùng giới Tiếp tục khẳng định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 3. Cho phép mang thai hộ Luật cho phép sinh con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản; cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và giải quyết khó khăn đối với những người vô sinh hiện nay. 4. Quy định rõ về tài sản chung của vợ, chồng Luật quy định rõ hơn vấn đề tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng; việc đưa tài sản riêng vào chung; việc đưa tài sản chung vào kinh doanh, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân... Luật này bao gồm 10 chương, 133 điều và có hiệu lực từ 01/01/2015 thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình 2000. - Tải dự thảo Luật hôn nhân và gia đình TẠI ĐÂY. - Luật hôn nhân và gia đình 2014 TẠI ĐÂY.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012
ĐỀ XUẤT TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG LÊN 3,1-3,2 TRIỆU
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa công bố 2 phương án cho mức lương tối thiểu vùng tại 3 khu vực dựa trên các kết quả khảo sát của Viện Công nhân-Công đoàn thực hiện tại 68 doanh nghiệp với hơn 1.900 phiếu hỏi, phỏng vấn sâu. Phương án 1, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% nhu cầu và mức sống tối thiểu của NLĐ. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng I tăng lên 3,2 triệu đồng; vùng II tăng lên 2,75 triệu đồng; vùng III tăng lên 2,4 triệu đồng; vùng IV tăng lên 2,05 triệu đồng. Phương án 2, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82% nhu cầu sống tối thiểu. Mức tăng từ vùng I đến vùng IV lần lượt là 3,1 triệu đồng; 2,65 triệu đồng; 2,3 triệu đồng và 2 triệu đồng. Mức lương hiện nay chỉ đáp ứng được đời sống khoản 50% NLĐ Cơ sở để đưa ra các phương án trên là do mức tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ (chỉ đảm bảo 62 - 68% tùy theo vùng), nên đời sống NLĐ còn nhiều khó khăn. Tiền lương bình quân của NLĐ nhận được còn thấp, có 62% NLĐ được hỏi có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý, có 5,2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, mức sống tối thiểu chung của NLĐ (chưa tính nuôi con) là 1,928 triệu đồng/tháng và nếu tính cả nuôi con là 3,278 triệu đồng/tháng. Hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của NLĐ chi hết cho cuộc sống thiết yếu, không còn để tích lũy. Như vậy nếu mức lương tối thiểu vùng ở một trong hai phương án trên được thông qua thì có lẽ sẽ giải quyết được trước mắt về đời sống của người dân, tuy nhiên kéo theo hệ lụy của nó là việc tăng giá các mặt hàng sinh họat, giá xăng, giá điện là điều cần phải tính đến. Nguồn: thanhnien.com.vn
Vẫn cần CMND khi có mã số định danh
Giải thích về quá trình cấp số định danh như thế nào, Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, mỗi công dân sau khi đã nhập đầy đủ dữ liệu, đáp ứng được yêu cầu thì sẽ sinh ra mã số. Số này vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa dựa vào các thông tin mà công dân nhập vào, do vậy sẽ không có chuyện có "kho số sẵn" và không trùng lắp số. Và cho đến năm 2016 thì vẫn "Không thể bỏ được chứng mình nhân dân". Ông cho hay khi thu thập về dữ liệu cơ sở công dân, mỗi người có một mã số nhưng mỗi một công dân phải có một giấy tờ gì đó chứng minh mình có mã số đó, tồn tại mã đó. "Khi mà công dân nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia thì công dân sẽ có một mã số. Chúng tôi thống nhất chứng minh nhân dân 12 số hiện nay sẽ là giấy tờ để chứng minh mã đó". Nhưng đến khi cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, đáp ứng được tất cả các điều kiện, có các thiết bị dọc... tiến tới sẽ bỏ chứng minh nhân dân và sẽ cấp thẻ điện tử để khi có thiết bị đọc, các ngành có thể truy cập được vào thẻ này. Theo tính toán sơ bộ của Bộ tư pháp, cần sửa đổi, bổ sung tối thiểu 178 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo VNE