Chế độ cho người đăng ký và khám sức khỏe NVQS
Bộ Quốc phòng đang trong quá trình soạn thảo Nghị định hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký, chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe NVQS để kịp ban hành trước hạn tháng 10/2015. Theo đó, Nghị định này hướng dẫn chế độ, chính sách dành cho công dân khi đăng ký tham gia, khám sức khỏe NVQS. Cụ thể như sau: 1. Đăng ký NVQS - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định: + Hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng. + Tiền tàu xe đi về theo chế độ quy định. - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định: + Tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh cho 01 ngày. + Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định. Chế độ này áp dụng cho công dân trong thời gian đăng ký NVQS lần đầu, bổ sung, khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập. 2. Khám, kiểm tra sức khỏe NVQS - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định: + Hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng. + Tiền tàu xe đi về theo chế độ quy định. - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định: + Tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh cho 01 ngày. + Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định. 3. Thực hiện chi trả chế độ - Nguyên tắc hưởng: Thời gian đi về để đăng ký NVQS, khám sức khỏe NVQS trên 04 giờ trong ngày được tính cả ngày, từ 04 giờ trở xuống tính ½ ngày. - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định, chế độ này do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả. - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định do Ban chỉ huy quân sự cấp xã chi trả với trường hợp đăng ký NVQS, và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả với trường hợp khám sức khỏe NVQS. Xem chi tiết tại Nghị định này hướng dẫn chế độ, chính sách dành cho công dân khi đăng ký tham gia, khám sức khỏe NVQS.
Xem chi tiết văn bản tại: Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Từ ngày 01/01/2016, Luật nghĩa vụ quân sự sẽ có hiệu lực và thay thế Luật nghĩa vụ quân sự 1981, sửa đổi 1990, sửa đổi 1998 và sửa đổi 2005. Tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015, có nhiều điểm mới so với trước đây, cụ thể như sau: 1. Công dân nữ tham gia NVQS Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện NVQS, có chuyên môn phù hợp yêu cầu của QĐND Việt Nam, trong thời bình được đăng ký NVQS, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. 2. Quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm - Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự. - Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ nghĩa vụ quân sự hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự; truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. 3. Đối tượng được miễn đăng ký NVQS Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hay bệnh mãn tính. 4. Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người thân trong gia đình không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Điều này quy ra rằng đối tượng là sinh viên, học sinh các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng sẽ không được tạm hoãn gọi nhập ngũ như trước đây. 5. Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một người anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 6. Thời gian tại ngũ - Trong thời bình là 24 tháng. (Trước đây quy định thời gian này là 18 tháng). Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng quyết định kéo dài thời gian tại ngũ, nhưng không quá 06 tháng. - Trong chiến tranh hay tình trạng quốc phòng khẩn cấp, sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hay động viên cục bộ. 7. Quyền lợi tại ngũ và xuất ngũ * Tại ngũ - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. Được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết. Được Nhà nước bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn. - Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép. - Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng. - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. - Được ưu đãi về bưu phí. - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng. - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế; khi ốm đau dài ngày được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất. - Được tạm hoãn trả khoản nợ vay để học tập theo quy định của Chính phủ. * Xuất ngũ - Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ. - Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó. - Được trợ cấp tạo việc làm. - Được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm. - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm. -Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế khi xuất ngũ tổ chức kinh tế đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. - Trước khi nhập ngũ đã tốt nghiệp tại trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chưa được sắp xếp, bố trí công tác thì khi xuất ngũ được ưu tiên sắp xếp, bố trí công tác và trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo; * Thân nhân - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí. - Trường hợp hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Trong thời chiến bố, mẹ, vợ, chồng, con được hưởng chế độ ưu đãi riêng. Xem chi tiết nội dung dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 tại file đính kèm bên dưới.
Chế độ cho người đăng ký và khám sức khỏe NVQS
Bộ Quốc phòng đang trong quá trình soạn thảo Nghị định hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký, chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe NVQS để kịp ban hành trước hạn tháng 10/2015. Theo đó, Nghị định này hướng dẫn chế độ, chính sách dành cho công dân khi đăng ký tham gia, khám sức khỏe NVQS. Cụ thể như sau: 1. Đăng ký NVQS - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định: + Hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng. + Tiền tàu xe đi về theo chế độ quy định. - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định: + Tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh cho 01 ngày. + Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định. Chế độ này áp dụng cho công dân trong thời gian đăng ký NVQS lần đầu, bổ sung, khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập. 2. Khám, kiểm tra sức khỏe NVQS - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định: + Hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng. + Tiền tàu xe đi về theo chế độ quy định. - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định: + Tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh cho 01 ngày. + Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định. 3. Thực hiện chi trả chế độ - Nguyên tắc hưởng: Thời gian đi về để đăng ký NVQS, khám sức khỏe NVQS trên 04 giờ trong ngày được tính cả ngày, từ 04 giờ trở xuống tính ½ ngày. - Đối với công dân làm việc hưởng lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định, chế độ này do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả. - Đối với công dân hưởng lương theo chế độ lương do người sử dụng lao động quy định do Ban chỉ huy quân sự cấp xã chi trả với trường hợp đăng ký NVQS, và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả với trường hợp khám sức khỏe NVQS. Xem chi tiết tại Nghị định này hướng dẫn chế độ, chính sách dành cho công dân khi đăng ký tham gia, khám sức khỏe NVQS.
Xem chi tiết văn bản tại: Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Từ ngày 01/01/2016, Luật nghĩa vụ quân sự sẽ có hiệu lực và thay thế Luật nghĩa vụ quân sự 1981, sửa đổi 1990, sửa đổi 1998 và sửa đổi 2005. Tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015, có nhiều điểm mới so với trước đây, cụ thể như sau: 1. Công dân nữ tham gia NVQS Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện NVQS, có chuyên môn phù hợp yêu cầu của QĐND Việt Nam, trong thời bình được đăng ký NVQS, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. 2. Quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm - Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự. - Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ nghĩa vụ quân sự hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự; truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. 3. Đối tượng được miễn đăng ký NVQS Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hay bệnh mãn tính. 4. Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người thân trong gia đình không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Điều này quy ra rằng đối tượng là sinh viên, học sinh các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng sẽ không được tạm hoãn gọi nhập ngũ như trước đây. 5. Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một người anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 6. Thời gian tại ngũ - Trong thời bình là 24 tháng. (Trước đây quy định thời gian này là 18 tháng). Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng quyết định kéo dài thời gian tại ngũ, nhưng không quá 06 tháng. - Trong chiến tranh hay tình trạng quốc phòng khẩn cấp, sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hay động viên cục bộ. 7. Quyền lợi tại ngũ và xuất ngũ * Tại ngũ - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. Được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết. Được Nhà nước bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn. - Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép. - Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng. - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. - Được ưu đãi về bưu phí. - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng. - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế; khi ốm đau dài ngày được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất. - Được tạm hoãn trả khoản nợ vay để học tập theo quy định của Chính phủ. * Xuất ngũ - Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ. - Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó. - Được trợ cấp tạo việc làm. - Được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm. - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm. -Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế khi xuất ngũ tổ chức kinh tế đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm, tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. - Trước khi nhập ngũ đã tốt nghiệp tại trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chưa được sắp xếp, bố trí công tác thì khi xuất ngũ được ưu tiên sắp xếp, bố trí công tác và trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo; * Thân nhân - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí. - Trường hợp hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Trong thời chiến bố, mẹ, vợ, chồng, con được hưởng chế độ ưu đãi riêng. Xem chi tiết nội dung dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 tại file đính kèm bên dưới.