Hoạt động công vụ của công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức theo quy định của Luật cán bộ công chức 2008 và các quy định khác có liên quan. Theo đó, công chức cấp xã và công chức cấp huyện được xem là cơ quan nhà nước gần gũi với công dân nhất và giải quyết các liên đề liên quan phổ biến như: đất đai, hộ tịch,...cho nhân dân. Vậy về quyền lợi khi là công chức ở hai cấp huyện và cấp xã có gì khác nhau? thì sau đây mình làm bảng tổng hợp sau đây, các bạn cùng tham khảo.
Tiêu chí |
Công chức cấp xã |
Công chức cấp huyện |
Đối tượng |
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng – thống kê; d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính – kế toán; e) Tư pháp – hộ tịch; g) Văn hóa – xã hội. |
Công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện: - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; - Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội - Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Căn cứ: Nghị định 06/2010/NĐ-CP; |
Về xếp lương |
- Công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đảm nhiệm thì thực hiện xếp lương như sau: a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003); c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004); d) Tốt nghiệp trình độ sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008). - Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên thì được hưởng lương bằng hệ số 1,18 mức lương tối thiểu chung Xem chi tiết tại đây; |
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cách tính lương được phân theo nhóm ngạch như sau: - Công chức loại A3 - Công chức loại A2 - Công chức loại A1 - Công chức loại A0 - Công chức loại B - Công chức loại C Xem chi tiết tại đây; Lưu ý: từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng; Từ ngày 01/7/2020 mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1.600.000 đồng/tháng. - Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. (Điều 12 Luật Cán bộ công chức 2008) |
Về việc luân chuyển công tác |
- Được xét chuyển thành công chức cấp huyện, khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 25 Nghị định 24/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (Có đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức tương ứng, công chức cấp xã thì phải có thời gian làm công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn);…) |
Công chức cấp huyện chuyển về công chức cấp xã trong trường hợp có quyết định luân chuyển công chức của cấp trên hoặc bị giáng chức (Điều 12 Nghị định 34/2011/NĐ-CP) |
Quyền được thôi việc |
- Công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp: + do thực hiện việc tiêu chuẩn hoá công chức; + do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; + có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức cấp huyện đồng ý. Không được thôi việc đối với: - Công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, công chức cấp xã không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý. |
Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Do sắp xếp tổ chức; + Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. + Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; Không giải quyết thôi việc đối với: + công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. + công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng. |
- Trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. |
||
Văn bản điều chỉnh |
- Nghị định 114/2003/NĐ-CP
- Nghị định 92/2009/NĐ-CP
- Nghị định 161/2018/NĐ-CP
|
- Luật Cán bộ công chức 2008
- Nghị định 06/2010/NĐ-CP
- Nghị định 34/2011/NĐ-CP
|
Xem thêm:
>>> 10 thay đổi quan trọng mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần biết
>>> Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sẽ giải quyết ra sao khi thực hiện sáp nhập huyện, xã