Thông luật và Luật Công bằng đều nằm trong hệ thống pháp luật nước Anh. Thông luật ra đời trước và Luật Công bằng ra đời sau nhằm khắc phục những khuyết điểm của Thông luật và từ đó tồn tại song song với Thông luật. Dưới đây là sự so sánh lịch sử hình thành của Thông luật và Luật công bằng:
|
Thông luật |
Luật Công bằng |
Thời điểm |
Thông luật Anh ra đời vào thế kỉ XIII và phải đến thế kỉ XV thì mới hoàn thiện khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản: có hệ thống tòa án tập trung; có đội ngũ Thẩm phán, luật sư giàu kinh nghiệm; các phán quyết được công bố và xuất bản |
Sự ra đời của Luật Công bằng bắt đầu vào thế kỉ XV khi Nhà vua thành lập ra tòa án công bằng được xét bằng các thẩm phán xuất thân từ linh mục. Và đến thế kỉ XVI Luật công bằng chính thức được bổ sung vào hệ thống pháp luật Anh. |
Nguyên nhân |
Trước năm 1066, nước Anh bị phân quyền các cứ, pháp luật mỗi nơi mỗi khác và được điều chỉnh bởi tập quán mỗi địa phương. Đến khi Wiliam lên ngôi, ông đã thực thi quyền lực của quan chánh án tối cao, chỉ giải quyết những vấn đề làm Hoàng gia lo ngại ở Westminster và những tranh chấp hết sức đặc biệt; còn những vấn đề ở địa phương vẫn tiếp tục do các tòa án quận/huyện và tòa án bách hộ khu giải quyết. Tuy nhiên, khi thực hiện cuộc cải cách của mình, Wiliam đệ nhất đã gặp những khó khăn về tài chính, để khắc phục tình trạng đó Chính phủ Hoàng gia trung ương can thiệp vào các quan hệ dân sự và hình sự có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế nhằm tạo ra nguồn thu mới cho Hoàng gia. Bằng cách đó, tư pháp Hoàng gia đã phát triển trong giai đoạn từ thế kỉ XII tới thế kỉ XIII từ thẩm quyền đặc biệt để giải quyết những vụ việc tài chính quốc gia trở thành thẩm quyền chung, giải quyết phạm vi rộng rãi các vụ việc, từ đó xuất hiện quá trình xét xử lưu động của Tòa án Hoàng gia. Bên cạnh quá trình xét xử lưu động là quá trình thảo luận tại Luân Đôn của các Thẩm phán Hoàng gia xung quanh các ghi chép qua từng vụ việc ở từng địa phương, từ quá trình thảo luận này, các Thẩm phán rút ra kết luận luật và tập quán của địa phương nào là tối ưu nhất khi áp dụng trên thực tiễn. Do ảnh hưởng từ những kết luận này, dần dần các quy định chung được các thẩm phán áp dụng trên khắp đất nước dựa trên thói quen tham khảo (bởi tiền lệ pháp chưa ra đời nên chưa có tính bắt buộc áp dụng), và từ đó hình thành nên luật chung trong hệ thống pháp luật nước Anh.
|
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Luật Công Bằng bắt nguồn từ những hạn chế của Thông luật. Thứ nhất, về lĩnh vực dân sự: khi nguyên tắc “stare dicisis” – nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ ra đời nó đã trở thành tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của Thông luật. Tuy nhiên cũng chính nguyên tắc này cũng tạo ra sự cứng nhắc trong việc đưa ra phán quyết của các thẩm phán bởi không có án lệ để điều chỉnh các quan hệ mới nên thẩm phán thường áp dụng các án lệ cũ để giải quyết vụ việc. Một hạn chế khác đó là chế tài của Thông luật trong lĩnh vực này chủ yếu là phạt tiền vì thế chưa đủ mạnh để ngăn chặn các bên phá vỡ giao dịch hợp đồng. Từ đó dẫn đến sự bất bình lớn trong giới tư sản nói riêng và cộng đồng người dân nói chung. Thứ hai, chế tài trong lĩnh vực hình sự ngày càng nghiêm khắc, các hình phạt đau đớn vẫn được áp dụng do ảnh hưởng từ các tập quán pháp trước đó. Thứ ba, thủ tục tố tụng ngày càng trở nên phức tạp bởi sự tồn tại của hệ thống trát. Thực tiễn áp dụng hệ thống trát trong hoạt động xét xử của tòa án Hoàng gia đã làm cho thẩm quyền của các tòa án này bị giới hạn nghêm trọng vì nếu đương sự không có trát thích hợp thì tòa án không thể tiến hành xét xử vụ việc.(4) Do sự cứng nhắc của Thông luật và sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại tòa án Hoàng gia đã làm cho bên nguyên rất nhiều trường hợp bị bác đơn hoắc bị thua kiện vì lí do kĩ thuật. Từ những thực tế trên đã nảy sinh nhu cầu tìm kiếm những giải pháp để khắc phục khi người dân không thể tiếp cận với công lý hay họ không thỏa mãn với các giải pháp của tòa Thông luật. Khi đó người dân sẽ tìm cách thỉnh cầu lên nhà vua để tìm sự công bằng, thỉnh cầu của nguyên đơn sẽ được xem xét bởi Đổng lý văn phòng trước khi dâng lên nhà vua. Dần dần, nhà vua giao toàn quyền giải quyết cho Đổng lý văn phòng vì vậy Văn phòng đại pháp đã phát triển thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ việc, cùng với thời gian, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy phạm pháp luật đặc biệt, đó là những quy phạm của Luật công bằng. |
Mục đích |
Trước khi Thông luật ra đời, tập quán pháp là nguồn luật chiếm ưu thế tuyệt đối, mỗi địa phương khác nhau có tập quán khác nhau nên giải quyết các vụ việc các vụ việc tương tự nhau ở mỗi nơi mỗi khác. Thẩm quyền xét xử vào tay các lãnh chúa phong kiến còn Tòa án Hoàng gia chỉ xét xử một số vụ việc đặc biệt liên quan đến sự tồn vong của vương quốc, liên quan đến Hoàng gia và thuế. Vì thế, Luật chung ra đời là nhằm mục đích thống nhất các tập quán pháp, kế thừa và lựa chọn tập quán pháp để tạo ra các quy tắc xử xự chung trên toàn lãnh thổ. Qua đó cũng nhằm tăng cường quyền lục của nhà vua, giảm bớt quyền lực của lãnh chúa phong kiến. |
Thông luật ra đời và phát triển ngày càng mạnh trên toàn lãnh thổ nước Anh, tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, Thông luật cũng bộc lộ những khuyết điểm và sự cứng nhắc của mình. Vì thế Luật Công bằng ra đời nhằm khắc phục những khiếm khuyết của Thông luật, đem đến sự công bằng cho người dân. |