DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Avatar

 

 

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Giống nhau

-   Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức

Khác nhau

Khái niệm

 

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

 

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng bảo hộ

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

 

Thời điểm phát sinh

 

 

 

 

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ

 

 

 

Yêu cầu về văn bằng bảo hộ

Không cần phải có văn bằng bảo hộ.

 

 

 

 

Một số phải được cấp văn bằng mới
được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá)

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…).

 

Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).

 

  •  34984
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…