Không khó để phân biệt giữa hai cơ quan Nhà nước cao cấp này. Các quy định cụ thể về Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội 2014.
Cụ thể như sau:
Tiêu chí phân biệt |
Quốc hội |
Ủy ban thường vụ Quốc hội |
1. Vị trí |
Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. |
Là cơ quan thường trực của Quốc hội |
2. Chức năng |
Lập pháp, lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước |
Thực hiện các hoạt động của Quốc hội dưới sự chỉ đạo, giám sát của Quốc hội |
3. Cơ cấu tổ chức |
Bao gồm Các đại biểu Quốc hội (500 đại biểu) |
Gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ |
4. Nguyên tắc hoạt động |
Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số |
Các thành viên chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ quốc hội. |
5. Nhiệm kỳ |
5 năm |
Từ khi Quốc hội được bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội |
6. Người đứng đầu |
Chủ tịch Quốc hội |
|
7. Nhiệm vụ |
|
|
8. Quyền hạn |
|
|
9. Kỳ họp |
Mỗi năm họp hai kỳ. Ngoài ra, những cuộc họp bất thường được tổ chức khi có yêu cầu. |
Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên. |
10. Mối quan hệ |
Ủy ban thường vụ Quốc hội giải quyết các vấn đề của Nhà nước trong trường hợp Quốc hội không họp và thực hiện báo cáo trước Quốc hội. |