DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh pháp nhân và thương nhân?

Avatar

 

Khái niệm pháp nhân và thương nhân thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp nói riêng và dân sự nói chung. Hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn, và đánh đồng chung với nhau.

so sánh pháp nhân và thương nhân

Vì vậy, để giúp các bạn phân biệt rõ, mình có hệ thống lại bảng phân biệt sau, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn:

Tiêu chí

Pháp nhân

Thương nhân

Khái niệm

Là một tổ chức được thành lập theo Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một các độc lập.

Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

 

Tính chất hành vi thực hiện

Hành vi thương mại hoặc phi thương mại.

Hành vi thương mại.

Điều kiện trở thành

1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Việc tổ chức các cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc quy định pháp luật khác.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với tổ chức:

- Phải là tổ chức kinh tế.

- Được thành lập một cách hợp pháp.

Đối với cá nhân:

- Có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.

- Có đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm phân biệt

Chịu trách nhiệm độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân.

Chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân.

Chủ thể

Tổ chức

Cá nhân hoặc tổ chức.

Phân loại

- Pháp nhân thương mại.

- Pháp nhân phi thương mại.

- Thương nhân là cá nhân.

- Thương nhân là pháp nhân.

- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình.

Đối tượng mang lợi ích

Có thể mang lợi ích cho chính pháp nhân đó hoặc cho xã hội.

Ví dụ: công ty dịch vụ công ích

Chỉ mang lợi ích cho chính thương nhân đó.

Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phân bón.

Luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự 2015

Luật thương mại 2005

Doanh nghiệp nào được xem là pháp nhân/thương nhân

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước.

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp nào không được xem là pháp nhân/thương nhân

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Không có.

 

  •  36411
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

5 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…