Hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều đi đến một kết quả chung là chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bị hủy và hợp đồng bị vô hiệu có những nét khác biệt.
Cần phải phân biệt hai sự kiện pháp lý này vì đây là cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng đã giao kết không còn giá trị pháp lý.
Tiêu chí so sánh |
Hợp đồng dân sự vô hiệu |
Hủy bỏ hợp đồng dân sự |
1. Điều kiện chấm dứt hợp đồng |
Hợp đồng dân sự vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng |
Một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản có trong hợp đồng hoặc một bên yêu cầu hủy hợp đồng. |
2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng |
Hợp đồng dân sự vô hiệu do: - Vi phạm điều cấm - Giả tạo - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện - Nhầm lẫn - Bị lừa dối, đe dọa - Người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình - Không tuân thủ quy định về hình thức - Có đối tượng không thể thực hiện được
|
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường khi bên kia vi phạm hợp đồng. |
3. Hệ quả pháp lý |
Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. |
|
4. Trách nhiệm thông báo |
Hợp đồng không đủ điều kiện có hiệu lực thì đương nhiên vô hiệu. |
Bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc hủy bỏ, nều không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường |
5. Trách nhiệm hoàn trả |
Các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền. |
|
6. Trách nhiệm bồi thường |
Bên có lỗi gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường (có thể là một trong số các bên trong hợp đồng, có thể là người thứ ba). |
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại (một trong số các bên trong hợp đồng) Bên yêu cầu hủy hợp đồng nều không có lỗi thì không phải bồi thường. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường phần hợp đồng đã được thực hiện (nếu có thỏa thuận). |