1. Sự giống nhau:
Hệ thống tòa án của Anh và hệ thống tòa án của Việt Nam đều được tổ chức thành nhiều cấp khác nhau. Ở tòa án Việt Nam thì được chia làm bốn cấp, mỗi cấp sẽ có chức năng, quyền hạn khác nhau gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương. Ngoài ra còn có tòa án quân sự cũng thuộc hệ thống tòa án Việt Nam nhưng được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác (Điều 3, Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Còn hệ thống tòa án Anh thì được chia thành ba cấp là tòa địa phương, tòa cấp trên, tòa tối cao.
Về chế độ xét xử thì cả hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Việt Nam đều xét xử theo hai chế độ xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm (Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Việc xét xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của một vụ án theo thẩm quyền của từng cấp tòa án. Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Thẩm phán trong hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Việt Nam đều được thực hiện theo phương thức bổ nhiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử của mình (Khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).
2. Khác nhau:
Tòa án Anh | Tòa án Việt Nam | |
Thẩm quyền xét xử |
Hệ thống tòa án Anh không có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền xét xử của các cấp tòa án. Một tòa có thể vừa xét xử sở thẩm vừa xét xử phúc thẩm. Ở Anh hệ thống tòa án còn được chia theo hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Do đó, một vụ việc có thể do nhiều tòa án có thẩm quyền xử lý. VD: Tòa nữ hoàng vừa thực hiện chức năng sơ thẩm các vụ việc dân sự và phúc thẩm các vụ việc hình sự chuyển từ các cấp tòa khác nhau. |
Nếu tòa án Anh phân theo các cấp và thẩm quyền xử lý theo lĩnh vực thì tòa án Việt Nam chia làm hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm và thẩm quyền được xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng hệ thống như vậy nhằm hạn chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án với nhau. VD: Tòa án cấp huyện xét xử vụ việc dân sự theo đúng thẩm quyền, nếu vụ việc có kháng cáo, kháng nghị thì tòa án cấp trên sẽ có thẩm quyền giải quyết. |
Mô hình tố tụng |
Mô hình tố tụng tranh tụng được hệ thống tòa án Anh sử dụng trong quá trình xét xử. Tiến hành tố tụng về nguyên tắc là trách nhiệm do các bên thực hiện (luật sư của các bên). Nguyên tắc này còn được gọi là phản biện trong tố tụng dân sự và buộc tội trong tố tụng hình sự. Tố tụng tranh tụng không có giai đoạn điều tra, mọi chứng cứ hoàn toàn do các bên thu thập và chỉ được đưa ra tranh luận tại phiên xét xử. Mỗi bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng như người làm chứng, giám định viên,… thậm chí có quyền ngắt lời bên kia để phản bác. Thẩm phán đóng vai trò là người trọng tài có trách nhiệm đảm bảo các bên tuân thủ các quy định pháp luật. Trên cơ sở chứng cứ đã được các bên đưa ra xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, sau đó thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ án. |
Ngược lại với hệ thống tòa án Anh, mô hình tố tụng thẩm vấn được hệ thống tòa án Việt Nam sử dụng. Ở mô hình này thì thẩm phán vừa là người đưa ra quyết định điều tra vụ án vừa là người có trách nhiệm tìm ra sự thật, là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tố tụng. Quyền lực tập trung vào thẩm phán nhiều hơn so với mô hình tố tụng tranh tụng ở Anh. |
Nguyên tắc thiết lập |
Tòa án anh gồm 3 cấp xét xử ba cấp là tòa địa phương, tòa cấp trên, tòa tối cao. Tòa địa phương được hình thành theo nguyên tắc khu vực, có thẩm quyền sơ thẩm đối với các vụ việc dân sự đơn giản liên quan đến hôn nhân gia đình và các tội hình sự ít nghiêm trọng, thủ tục thực hiện đơn giản, không cần có bồi thẩm đoàn. Đặc biệt các phán quyết của tòa này không bao giờ trở thành án lệ. Tòa cấp trên gồm có tòa cấp cao hoạt động với tư cách là tòa án dân sự sơ thẩm (thuộc các vụ việc có giá trị tranh chấp cao hoặc là vụ việc hệ trọng) và tòa hình sự phúc thẩm đối với các vụ việc đã giải quyết bởi các tòa án cấp dưới nhưng có kháng cáo, kháng nghị. Tòa hình sự trung ương có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đối với các vụ việc hình sự nghiêm trọng và các vụ việc được chuyển lên từ tòa pháp quan. Tòa phúc thẩm là bộ phận tòa án tối cao với hai tòa chuyên trách có nhiệm vụ quyền hạn chức năng khác nhau. |
Tòa án Việt Nam được xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ trung ương đến địa phương gồm bốn cấp 4 cấp, mỗi cấp sẽ có chức năng, quyền hạn khác nhau gồm: tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương. Ngoài ra còn có tòa án quân sự cũng thuộc hệ thống tòa án Việt Nam nhưng được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác (Điều 3, Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) |
Chức năng của toàn án |
Tòa án Anh thực hiện chức năng xét xử, giám sát (Tòa Nữ hoàng chuyên trách thay mặt Quốc vương giám sát tất cả những tòa án cấp dưới và các cơ quan của Chính phủ) và chức năng lập pháp (do Thượng nghị viện đảm nhiệm). |
Tòa án Việt Nam là cơ quan xét xử có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật (Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014). |
Chế độ bổ nhiệm thẩm phán |
Chế độ bổ nhiệm thẩm phán Anh khá phức tạp, thẩm phán Anh thường được bổ nhiệm từ luật sư tranh tụng, luật sư tư vấn và một số người uy tín. Tuy nhiên, chủ thể bổ nhiệm thẩm phán sẽ khác nhau ở các cấp tòa khác nhau và với các loại thẩm phán khác nhau. |
Thẩm phám ở Việt Nam là người phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam, được thực hiện theo chế độ bổ nhiệm để thực thi nhiệm vụ xét xử ( Khoản 1, Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). |
Giấ trị của bản án và quy trình kháng cáo |
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm ở tòa án Anh đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo - kháng nghị có thể đưa lên tòa cấp trên mà không phải là cấp trên trực tiếp. VD: Bất kì ai muốn phủ nhận quyết định của Tòa cấp dưới (như Tòa pháp quan) đều có quyền gửi đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm tới Tòa nữ hoàng chuyên trách (không phải Tòa hình sự trung ương – là tòa cấp trên trực tiếp của Tòa pháp quan) |
Bản án sơ thẩm của tòa án Việt Nam có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Kháng cáo, kháng nghị ở Việt Nam phải đưa lên tòa cấp trên để được giải quyết. |
Luật được sử dụng dưới mọi hình thức | Tòa án Anh sử dụng cả luật bất thành văn (chủ yếu là án lệ) và luật thành văn. |
Tòa án Việt Nam chỉ sử dụng luật thành văn được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. |