Liên quan đến vụ việc cô gái bị người đàn ông sàm sỡ trong thang máy chung cư, chiều 18.3 Công an quận Thanh Xuân đã áp dụng điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác để xử phạt người đàn ông có hành vi sàm sỡ cô gái trong thang máy chung cư Golden Palm (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) với số tiền 200.000 đồng.
Quyết định này gây không ít tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Điều này đặt dấu chấm hỏi về việc sàm sỡ như thế nào thì bị xử lý hành chính, khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nếu xử lý hình sự:
Trường hợp 1: Đối tượng bị sàm sỡ là trẻ em dứơi 16 tuổi thì có thể xem xét hành vi về tội Dâm ô với trẻ em. Nội dung điều luật 146 BLHS chỉ quy định:
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
Chưa có một cách hiểu thống nhất về định nghĩa dâm ô cũng như giải thích các hành vi quan hệ tình dục khác là gì, mặc khác lại có thêm “không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”
Trường hợp 2: Đối tượng bị sàm sỡ là người trên 16 tuổi thì rất khó xử lý, bởi BLHS hiện hành không quy định về tội dâm ô đối với người lớn (hay người từ đủ 16 tuổi trở lên). Mặc khác nếu có hành vi xàm sỡ người khác trong trường hợp thực tế nêu trên không có dấu hiệu của các tội phạm khác như gây rối trật tự công cộng (đuổi đánh, hò hét , gây mất trật tự,...) hay xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác để khép vào tội làm nhục người khác (cần xem xét cụ thể hành vi và hậu quả xảy ra trên thực tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sang chấn tâm lý, xấu hổ, ảnh hưởng đến sức khỏe)
Như vậy để xác định có xử lý hình sự hay không cần cân nhắc hành vi tác động vào đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa (nhưng điều này khá khó khăn vì hiện tại chưa có cách hiểu thống nhất)
Xử lý hành chính:
Nếu không có các yếu tố cấu thành của các tội phạm nên trên thì như căn cứ đối với hành vi ‘sàm sỡ’ phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn
Tuy nhiên với mức xử lý nêu trên thực sự chưa đủ sức răn đe với tình hình hiện nay. Thiết nghĩ cần có chế tài để ngăn chặn những hành vi
Dân sự:
Nếu thấy mức phạt chưa thỏa đáng, nạn nhân có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng bị xâm hại. Trách nhiệm Dân sự sẽ được đặt ra và mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu thoả thuận bất thành, mức bồi thường do tòa án quyết định song tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015)