DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền lợi của người quản lý di sản

Avatar

 

Mình có 1 câu hỏi tình huống về di sản thừa kế như sau:

Bên A,B,C,D kiện E (anh họ của A B C D) đòi đât. Năm 1990 mẹ ABCD mất nhưng các con là ABCD không về đưa tang cũng như trông nom đât. Trong thời gian đó gia đình E chăm sóc và lo ma chay cho mẹ ABCD. Năm 20/01/1994 C (con trai duy nhất) về bán đất thì nhận tiền của E (1/3 tiền) rồi làm giấy chuyển quyền thừa kế (nói là đã thống nhất với chị em, thực tế thì không thông báo) cho E. Đến 10/4/1994, Do A& D yêu cầu, xã đình chỉ chuyển quyền thừa kế. Sau đó A làm giấy thỏa thuận chăm sóc đất 5 năm cho chồng E (1994-1999), nhưng E vẫn là người sử dụng đất xuyên suốt từ năm 1990 đến năm 2012. Bà B có yêu cầu E dừng ngay việc xây dựng và có làm đơn gửi chính quyền địa phương đến can thiệp nhưng phía bà E vẫn tiếp tục xây dựng trái phép.  ABCD về kiện yêu cầu E trả đất, đập nhà, trả tiền hoa lợi trên đất.

Như vậy, có quy định nào có thể bảo vệ quyền lợi cho E được không?

Theo cá nhân mình thấy rất khó để tìm được căn cứ có lợi cho E.

Năm 1990, khi mẹ của ABCD mất (trong nội dung chị trình bày không có nhắc đến chi chúc, nên ban hỗ trợ hiểu rằng người này mất không để lại di chúc), tài sản là quyền sử dung đất trở thành di sản thừa kế, và sẽ chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất:  chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

E là cháu thì không thuộc đối tượng được thừa kế theo pháp luật trong trường hợp này.

Việc C tự ý định đoạt và chuyển quyền thừa kế cho E nếu thực hiện được thì chỉ thực hiện đối với phần di sản của C được hưởng. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ làm giấy chuyển quyền thừa kế, mà phải làm biên bản thỏa thuận phân chia di sản với những người thừa kế, trong đó C nêu rõ "từ chối quyền thừa kế của mình, và chuyển lại cho E".

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 thì E chỉ có thể là người quản lý di sản:

Điều 616. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
 

Điều 618. Quyền của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Không biết mọi người có cao kiến nào thêm về tình huống này không?

  •  1472
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…