>>> Danh sách Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và các văn bản hướng dẫn
>>> Phân biệt danh bản, chỉ bản
>>> Cấm quan hệ đồng tính tại cơ sở giam giữ
>>> 5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
>>> Công văn hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Lẽ ra Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, song Bộ luật hình sự 2015 bị ngưng hiệu lực để chờ sửa đổi, dẫn đến Luật này cũng tạm hoãn thi hành và đến 01/01/2018 mới chính thức được áp dụng.
Tuy bị hạn chế vế quyền, song, người bị tạm giữ, tạm giam cũng có các quyền nhất định sau đây:
1. Được quyền không bị tra tấn, truy bức, dùng nhục hình và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
2. Được quyền thăm gặp thân nhân bao gồm những người có quan hệ sau với người bị tạm giữ, tạm giam:
- Ông bà nội, ông bà ngoại.
- Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ/chồng
- Vợ/chồng
- Anh, chị, em ruột
- Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể
- Cháu ruột
Lưu ý:
- Người bị tạm giữ được thăm gặp thân nhân 01 lần/thời gian tạm giữ
- Người bị tạm giam đựơc thăm gặp thân nhân 01 lần/tháng
Mỗi lần thăm gặp không quá 01 giờ.
- Khi đến thăm gặp phải mang Giấy tờ tùy thân và Giấy tờ xác nhận mối quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam.
3. Được quyền bào chữa
4. Được trợ giúp pháp lý
5. Được tiếp xúc lãnh sự
6. Được khiếu nại, tố cáo
7. Được phân loại và bố trí buồng giam, giữ riêng:
- Người bị tạm giữ;
- Người bị tạm giam;
- Người dưới 18 tuổi;
- Phụ nữ;
- Người nước ngoài;
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
- Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Người bị kết án tử hình;
- Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
- Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
- Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
8. Được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Ngày lễ, Tết được ăn thêm nhưng không vượt quá 05 lần tiêu chuẩn.
9. Được nhận quà của thân nhân gửi, cụ thể:
- Người bị tạm giữ: 01 lần/thời gian bị tạm giữ
- Người bị tạm giam: 03 lần/tháng.
Định lượng quà: Là đồ ăn, thức uống cho mỗi lần không quá 03 lần tiêu chuẩn
10. Được bố trí chỗ nằm tối thiểu: 02m2 (có sàn nằm và chiếu)
11. Được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân như xà phòng, kem đánh răng và đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.
12. Được nhận thư, sách, báo và tài liệu.
13. Được hưởng chế độ khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.
14. Được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc.
15. Được trang bị hệ thống truyền thanh, truyền hình.
16. Được cấp tờ báo địa phương hoặc báo trung ương.
Người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế các quyền sau:
- Đi lại.
- Giao dịch dân sự (phải thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp)
- Tiếp xúc.
- Thông tin, liên lạc
- Tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo.