DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy chuẩn về sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa sẽ được quy định ra sao?

Avatar

 

Sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa - Minh họa

Sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa - Minh họa

Bộ Công an đang soạn thảo Thông tư Quy định quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo; ban hành danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; danh mục chi tiết mã số HS các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Xin trích dẫn một số quy định nổi bật tại Dự thảo này.

1. Khoảng cách an toàn khi quan sát pháo hoa (Khoản 7 Điều 5)

Loại pháo

Khoảng cách an toàn tối thiểu  (m)

1. Pháo hoa nổ tầm thấp

≥ 100 (1)

2. Pháo hoa nổ tầm cao

≥ 200 (2)

3. Pháo hoa (loại không cầm tay)

≥ 4

4. Pháo hoa (loại cầm tay)

≥ 0,5

Chú thích:

(1) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 200 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 100 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ.

(2) Trường hợp vì lý do địa bàn, địa lý không thể lựa chọn được điểm bắn đảm bảo khoảng cách an toàn 100 m nhưng có khoảng cách tối thiểu 50 m thì yêu cầu phải có biện pháp che chắn trận địa đảm bảo khi có sự cố thì pháo hoa không bắn đến vị trí người xem, người qua lại hoặc các công trình cần bảo vệ.

2. Các hạng mục, công trình xây dựng trong khu vực cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo. (Điều 6)

Trong phạm vi cơ sở nghiên cứu, sản xuất pháo được xây dựng các công trình sau:

1. Nhà xưởng nghiên cứu, sản xuất pháo.

2. Kho chứa nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

3. Phòng nghiên cứu, thí nghiệm.

4. Bãi thử pháo và hệ thống thử pháo.

5. Các công trình phục vụ công tác PCCC, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động; nhà điều hành sản xuất; nhà ăn bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; trạm y tế; trạm gác bảo vệ; nhà giao ca sản xuất.

6. Ụ chắn giữa nhà sản xuất và kho chứa.

7. Hệ thống cấp điện, cấp nhiệt.

8. Hệ thống chống sét.

9. Hệ thống cấp thoát nước.

10. Công trình chứa vật liệu thải rắn sau khi sản xuất, hủy pháo.

11. Vị trí ẩn nấp trong trường hợp khẩn cấp.

3. Quy định về bao gói, xuất xưởng pháo, bao gồm: (Điều 16)

1. Pháo phải được đóng gói bằng các bao bì, thùng chứa thuận tiện, an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Thùng giấy các tông chứa pháo phải chắc chắn, không thủng rách. Khối lượng của vỏ thùng và pháo không được lớn hơn 40 kg.

2. Phải thực hiện ghi nhãn đối với sản phẩm pháo. Nhãn hàng hóa phải có các thông tin tối thiểu sau:

a) Tên loại pháo.

b) Tên của tổ chức sản xuất.

c) Ngày sản xuất.

3. Phải thực hiện ghi nhãn trên bao bì bảo quản pháo theo quy định về nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải thể hiện các thông tin tối thiểu sau:

a) Tên loại pháo.

b) Tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất.

c) Khối lượng hoặc số lượng pháo có trong thùng.

d) Ngày sản xuất.

đ) Hạn sử dụng.

e) Thành phần hoặc thành phần định lượng.

g) Mã phân loại pháo.

h) Các biểu trưng về chống cháy, nổ, chống mưa, nắng ở hai bên thành hòm, hộp. Biểu trưng chống cháy nổ phải có màu đỏ còn các biểu trưng khác có màu tương phản với màu nền của hòm, hộp.

i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

4. Các túi, hộp chứa pháo trong bao bì, thùng chứa phải xếp khít nhau. Trường hợp khi xếp các túi, hộp không khít nhau, phải chèn để tránh xê dịch, va đụng trong quá trình vận chuyển.

5. Chỉ được sử dụng các dụng cụ chế tạo bằng vật liệu không phát sinh tia lửa khi làm việc.

Xem chi tiết toàn văn hồ sơ Dự thảo tại file đính kèm.

  •  1039
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…