Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc nào? Tài chính và tài sản của Hội được quy định như thế nào?
Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 22 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam:
Theo đó, Ban Chấp hành Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam khi ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Trong đó, tôn chỉ, mục đích của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam được quy định tại Điều 2 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nhân tư nhân là công dân Việt Nam (trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... mà không thuộc các doanh nghiệp nhà nước), tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lưu ý: tài chính, tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
Tài chính, tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hội được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tài chính và tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam được quy định như thế nào?
Tài chính và tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam được quy định tại Điều 21 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013; cụ thể như sau:
Về tài chính của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam:
- Nguồn thu của Hội:
+ Lệ phí gia nhập Hội; hội phí hàng năm của hội viên;
+ Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
+ Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản thu hợp pháp khác.
- Các khoản chi của Hội:
+ Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
+ Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
+ Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
Về tài sản của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam bao gồm: Trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội; tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật.
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam có phạm vi hoạt động như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động:
Theo đó, Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà các doanh nhân tư nhân là các công dân Việt Nam có các hoạt động từ khi gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh đến khi rút khỏi thị trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, Ban Chấp hành Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam khi ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.