DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quốc hội là gì? Người đứng đầu Quốc hội là ai?

Avatar

 

quoc-hoi-la-gi

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiếng Anh: National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam), được gọi ngắn gọn hơn là Quốc hội Việt Nam hay đơn giản là Quốc hội. Qua bài viết cùng tìm hiểu thêm về cơ quan này.

1. Quốc hội là gì?

Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp của một quốc gia. Theo nghĩa Hán Việt, Quốc hội là đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (hay còn gọi là quốc dân đại hội).

- Quốc hội ra đời khi có sự xuất hiện của nhà nước tư sản với mục đích giải quyết, điều hoà mâu thuẫn giữa các giai cấp thông qua Hiến pháp và pháp luật.

- Tại Việt Nam, Quốc hội ra đời cùng với nhà nước Việt Nam vào ngày mùng 06 tháng 01 năm 1946, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên với tên gọi ban đầu là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội.

- Tên gọi Quốc hội chính thức được công bố tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa I, diễn ra vào ngày 01 tháng 01 năm 1960.

- Từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đã trải qua tổng cộng 15 lần bầu cử Quốc hội. Hiện nay đang là kỳ Quốc hội khoá  XV (2021 - 2026).

Cơ quan này có các chức năng chính:

+ Lập hiến, lập pháp.

+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

+ Quyết định vấn đề chiến tranh hay hòa bình.

+ Quyết định trưng cầu ý dân.

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Bộ máy hoạt động của Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực), Hội đồng dân tộc và 12 Ủy ban, Ban và Viện khác.

2. Người đứng đầu Quốc hội là ai?

- Chủ tịch Quốc hội là người có thẩm quyền cao nhất và đứng đầu Quốc hội - cơ quan lập pháp của Việt Nam và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng đồng thời là Chủ tịch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Quốc hội thường kéo dài 5 năm.

- Trước năm 1981, tên gọi của Chủ tịch Quốc hội là Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Thời điểm đó, hoạt động của Quốc hội còn yếu và khá mờ nhạt, do đó quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội cũng bị hạn chế.

- Hiện nay, theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội là cơ quan lập pháp, đại diện cho toàn thể nhân dân và có quyền lực cao nhất. Từ đó, củng cố địa vị và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

- Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã trải qua 15 khoá làm việc với 13 đời Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Văn Tố. Trường Chinh là Chủ tịch Quốc hội thứ 4 và là người tại nhiệm lâu nhất. Chủ tịch Quốc hội hiện nay (khóa XV 2021 - 2026) là ông Vương Đình Huệ.

- Trong số các đời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ trước đến nay, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nắm giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XI. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng vai trò của người phụ nữ trong xã hội, khẳng định việc bình đẳng nam nữ luôn được duy trì trong các hoạt động của Nhà nước và tổ chức bộ máy chính quyền.

Như vậy, Quốc hội là cơ quan nắm giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, quốc phòng,...Trải qua hàng chục năm đổi mới, đến nay Quốc hội Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện về tổ chức và vai trò. Thách thức đặt ra của các cấp lãnh đạo đó là bản lĩnh chính trị vững vàng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là đại biểu của nhân dân.

  •  5550
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…