DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quảng cáo sai sự thật có bị chịu trách nhiệm pháp lý không?

Công nghiệp quảng cáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 hiện nay nó ngày càng phát triển. Nó mang đến những thuận tiện cho các thương nhân giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng, nhưng trong đó có một số bộ phận lợi dụng lòng tin của người dân để thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật dẫn đến lợi ích của người dân bị xâm phạm. Vậy quảng cáo sai sự thật có vi phạm pháp luật không?

 Theo Khoản 7 Điều 109 Luật thương mại 2005 quy định “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.” và đây là một hình vi mà pháp luật nghiêm cấm trong việc quảng cáo thương mai.

Tại Điều 11 Luật quảng cáo 2012 quy định việc xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo tùy thuộc vào mức độ thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

1.Trách nhiệm hành chính.

 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.

Ngoại lệ của việc xử lý như sau:

- Điểm d Khoản 3 Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo thuốc.

- Điểm c Khoản 3 Điều 69 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm.

- Điểm a Khoản 2 Điều 72 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế.

- Điểm b Khoản 1 Điều 75 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:  Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi.

- Khoản 1 Điều 78 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi:

Ngoài áp dụng biên pháp phạt tiền thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, như là:

- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo;

- Buộc cải chính thông tin.

2. Trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội quảng cáo gian dối (Điều 197 Bộ luật hình sự 2015), quy định như sau:

“1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

3. Trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi việc quảng cáo sai sự thật khi gây thiệt hại cá nhân, tổ chức.

Việc bồi thường thiệt hại do quảng cáo sai sự thật gây ra được giải quyết theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là phạm vi trách nhiệm mà việc quảng cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm.

  •  2551
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…