DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

QSDĐ là tài sản cố định vô hình hay hữu hình?

Avatar

 
Việc xác định tài sản nào là hữu hình hay vô hình là để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, xác định giá trị của doanh nghiệp và cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích vốn có khi sở hữu tài sản đó. 
 
Trong đó, quyền sử dụng đất (QSDĐ) là loại tài sản đặc biệt cần xác định đúng về giá trị cũng như hình thức vậy quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình hay hữu hình?
 
qsdd-la-tai-san-co-dinh-vo-hinh-hay-huu-hinh?
 
1. Tài sản cố định là gì?
 
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có văn bản nào giải thích tài sản cố định nghĩa là gì, nhưng có thể hiểu tài sản cố định là loại tài sản gắn liền với bất động sản và có thời hạn sử dụng trên 1 năm và có giá trị cao.
 
Quyền sử dụng đất có phải là tài sản hay không thì căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có phân loại tài sản thành các loại sau:
 
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ( quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác).
 
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
 
2. Như thế nào được xem là tài sản cố định hữu hình?
 
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình được nhận biết như sau:
 
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
 
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
 
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
 
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
 
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó.
 
Nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
 
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
 
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
 
3. Như thế nào được xem là tài sản cố định vô hình
 
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định vô hình như sau:
 
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như tài sản hữu hình, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
 
Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
 
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
 
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
 
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
 
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
 
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
 
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
 
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
 
Vì quyền sử dụng đất được xem là quyền tài sản trong các loại tài sản. Mà quyền tài sản thì đáp ứng các quy định trở thành tài sản cố định vô hình thì đây được xem là tài sản cố định vô hình. 
  •  3933
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…