DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phương pháp thử đối với thùng nhiên liệu xe mô tô, xe máy phi kim loại

Avatar

 
Thùng nhiên liệu là một phần của hệ thống động cơ chứa dầu, xăng cho xe máy, xe mô tô. Đây là nơi dự trữ nhiên liệu dùng để vận hành toàn bộ hệ thống xe, vì thế thùng nhiên liệu phải đáp ứng được an toàn kỹ thuật đưa vào vận hành.
 
phuong-phap-thu-doi-voi-thung-nhien-lieu-xe-mo-to-xe-may-la-phi-kim-loai
 
1. Thùng nhiên liệu phi kim loại phải đáp ứng những quy định riêng nào?
 
Cụ thể tại Mục 2.2. QCVN 27:2010/BGTVT quy định riêng đối với thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại
 
Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1, thì thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại còn phải đáp ứng các quy định sau:
 
- Độ thấm:
 
+ Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.1, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 20 g.
 
+ Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.2, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 10 g.
 
- Độ chịu va đập:
 
Khi thử nghiệm độ chịu va đập theo 2.3.2, chất lỏng thử không được rò rỉ ra ngoài thùng.
 
- Độ bền cơ học:
 
Khi thử nghiệm độ bền cơ học theo 2.3.3, thùng không được thủng hoặc biến dạng tới mức không sử dụng được.
 
- Tính chịu nhiên liệu:
 
Khi thử nghiệm tính chịu nhiên liệu theo 2.3.4, sự khác nhau về độ bền kéo của các mẫu thử không được lớn hơn 25%.
 
- Tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao
 
Khi thử nghiệm tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao theo 2.3.5, thùng không bị rò rỉ, thành thùng không bị biến dạng. Sau khi thử, thùng phải sử dụng được hoàn toàn dung tích danh định của nó.
 
2. Thử chất lượng thùng nhiên liệu phi kim loại theo bằng mấy phương pháp?
 
Mục 2.3. QCVN 27:2010/BGTVT quy định phương pháp thử thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại được thực hiện như sau:
 
- Thử độ thấm
 
Nhiên liệu thử là loại nhiên liệu được cung cấp trên thị trường tương ứng với đăng ký của cơ sở sản xuất và thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành.
 
+ Thùng được đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định và để trong môi trường không khí ở nhiệt độ 400C ± 20C cho đến khi có một tổn thất khối lượng không đổi, giai đoạn này phải được thực hiện ít nhất trong vòng 28 ngày (giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền trữ). 
 
Sau đó, đổ hết nhiên liệu trong thùng ra và tiếp tục đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định của thùng. Để thùng trong điều kiện nhiệt độ ổn định 400C ± 20C cho đến khi nhiên liệu trong thùng đạt được nhiệt độ 400C ± 20C thì đậy kín thùng lại. 
 
Áp suất trong thùng tăng trong quá trình thử nghiệm có thể được cân bằng. Sau 56 ngày thử nghiệm, tiến hành xác định tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ.
 
Khi thực hiện thử nghiệm có cân bằng áp suất bên trong thì việc này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm và tổn thất khối lượng của nhiên liệu do việc cân bằng áp suất phải được tính đến.
 
+ Nếu tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ lớn hơn 20g thì phải tiến hành thử nghiệm lại ở nhiệt độ thử nghiệm 230C ± 50C, tất cả các điều kiện khác được duy trì (bao gồm tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiền trữ là 28 ngày trong nhiệt độ là 400C ± 20C).
 
- Thử độ chịu va đập
 
+ Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng hỗn hợp 50% nước và dung dịch ethylene glycol hoặc bằng bất kỳ chất làm mát nào khác mà không làm ảnh hưởng đến vật liệu thùng, điểm nghiệm lạnh của các chất làm mát này phải thấp hơn - 300C ± 20C. Nhiệt độ của các chất ở trong thùng trong quá trình thử phải là - 200C ± 50C. Cũng có thể đổ vào thùng chất lỏng đã được làm lạnh thích hợp miễn là thùng được để ở nhiệt độ thử ít nhất một giờ.
 
+ Một con lắc được dùng để thử nghiệm. Đầu va đập của con lắc phải có dạng hình chóp tam giác đều và có bán kính cong 3,0 mm ở các đỉnh và các mép. Khối lượng va đập của con lắc là 15 kg. Năng lượng va đập của con lắc không nhỏ hơn 30,0 J.
 
+ Các điểm thử nghiệm trên thùng phải là những điểm dễ hư hỏng khi xe bị va chạm. Trong trường hợp không xác định được những điểm dễ hư hỏng thì thử hai điểm ở hai bên thành thùng.
 
- Thử độ bền cơ học
 
Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng nước ở 530C ± 20C, áp suất để thử không được nhỏ hơn 30 kPa. Trong trường hợp cơ sở sản xuất quy định áp suất làm việc của thùng lớn hơn 15 kPa thì áp suất để thử phải bằng hai lần áp suất quy định đó. Thùng phải được giữ kín liên tục trong năm giờ. Sau đó tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng.
 
- Thử tính chịu nhiên liệu
 
Lấy sáu mẫu thử có độ dày xấp xỉ nhau từ những mặt phẳng của thùng, xác định độ bền kéo ở 230C ± 20C với vận tốc kéo dãn là 50 mm/min. Những giá trị này được so sánh với độ bền kéo xác định được thông qua các thử nghiệm tương tự bằng cách sử dụng thùng đã được chứa nhiên liệu trong giai đoạn tiền trữ.
 
- Thử tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao
 
Đổ nước ở 200C ± 20C tới mức 50% dung tích danh định của thùng, sau đó thùng được lưu giữ trong thời gian một giờ ở nhiệt độ môi trường 700C ± 20C. Tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng.
  •  151
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…