DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phương pháp giả chữ ký và cách nhận biết chữ ký thật giả

Avatar

 

Bài tham khảo thêm:

>>> Những lưu ý khi thay đổi chữ ký

>>> Bốn cách nhận diện giấy tờ giả trong lĩnh vực công chứng


Ký giả theo trí nhớ:

Ký giả theo trí nhớ là cách đối tượng đã quan sát trước được chữ ký thật của người bị làm giả, sau đó nhớ lại các đặc điểm để ký theo.

Cách ký này thường để lại các đặc điểm: Tốc độ ký tương đối nhanh; Mức độ liên kết và độ điêu luyện cao; Hình dáng chung có phần giống chữ ký thật.

Cách nhận biết:

So sánh đối chiếu với mẫu chữ ký thật để xác định một số chữ có nét thừa hoặc nét thiếu, nét bắt đầu và nét kết thúc, hướng đi của chữ ký.

Làm giả chữ ký của người khác:

Là cách nhìn chữ ký thật để ký theo. Về dấu hiệu của chữ ký này: Tốc độ của chữ ký chậm và không trơn. Nét bắt đầu và nét kết thúc không tự nhiên.

Đồ tô lại chữ ký:

Đồ tô lại chữ ký là phương pháp dựa trên cơ sở chữ ký thật rồi dùng một số phương tiện để đồ tô lại chữ ký qua ánh sáng ngược hay giấy than hoặc tô lại qua vết hằn trên tài liệu.

Đồ tô lại chữ ký qua ánh sáng ngược là cách đặt tài liệu có chữ ký thật lên trên một tấm kính trong suốt, sau đó đặt tài liệu cần có chữ ký lên trên, dùng ánh sáng ngược qua tấm kính chữ ký thật phản chiếu trên tài liệu, sau đó dùng bút tô theo các đường nét chữ ký thật.

Đồ tô qua giấy than là cách đặt tài liệu có chữ ký thật lên trên tài liệu cần có chữ ký giả qua lớp giấy than, sau đó dùng bút chì hoặc que nhọn đồ tô theo đường nét chữ ký thật.

Đồ tô chữ ký qua ánh sáng ngược hay giấy than thường để lại các đặc điểm: Cấu tạo, hình dáng chung giống chữ ký thật; tốc độ ký chậm, nét không trơn; mực ở các đường nét đều nhau, có chỗ dừng bút không tự nhiên; Có nét đôi của nét đồ và nét tô lại, nếu đồ, tô qua giấy than thì có vết bẩn của giấy than trên tài liệu…

Chữ ký in:

Là cách dùng các thiết bị in ấn để in lại chữ ký. Đặc điểm về hình thức giống hoàn toàn với chữ ký thật.

Cách phân biệt:Không có vết hằn trên giấy, màu không tự nhiên,ở giữa nét mực không có vết kéo của đầu bút

(Tuy nhiên nếu dùng máy scan độ phân giải cao để chụp lại chữ ký cùng với máy in phun màu cao cấp thì có thể in ra màu chi tiết và những đường kéo mực gần giống 100%, sau có dùng một cây bút hết mực đồ theo tạo vết hằn. Để phân biệt loại chữ ký này cần dùng kính lúp phóng to, quan sát độ phủ của mực, vết hằn do bút hết mực đồ lại không tự nhiên, không nằm giữa nét mực...)

Cố ý thay đổi chữ ký của mình:

Là thủ đoạn giả mạo bằng cách ký khác chữ ký của mình có thể một phần hoặc toàn phần chữ ký để nhằm mục đích không thừa nhận chữ ký đó (Ví dụ: Nhận tiền rồi xong lại bảo là chưa nhận)

Phương pháp nhận biết: Lấy chữ ký mẫu của người ký, so sánh hình dáng các ký tự, điểm bắt đầu và kết thúc, độ đậm nhạt, nét to hay nhỏ của mực, các điểm dừng và lực ấn trên giấy....(cần chuyên môn về giám định chữ ký và chữ viết để xác định chính xác)

*** Làm sao để ký giả chữ ký người khác giống và tự nhiên nhất:

Nếu không có năng khiếu hay trình độ họa sĩ, để ký giống người khác là một điều khá khó khăn, in, tô hay vẽ theo thì dễ dàng phân biệt thật và giả được. Vậy làm sao để bình thường chúng ta cũng ký giống người khác được? Chỉ có cách là "ký giả theo trí nhớ" ( phần phía trên), có ba bước để làm việc này:

Bước 1_ Phân tích chữ ký: Xem chữ ký gồm bao nhiêu chữ hay nét kết hợp, và tách ra thành từng phần riêng biệt. Xem ví dụ sau:

Chữ ký ví dụ tên Lan

Tách chữ ký thành các nét hay nhóm nét

Bước 2_So sánh: Lấy một chữ hay nét của chữ ký mẫu, sau đó ta sẽ tập ký thử bằng nét chữ của mình( ví dụ chữ ký Lan ở trên ta có thể ký nét 1" bằng chữ riêng của ta là số 2, " nét 2" bằng chữ Va, cuối cùng "nét 3" bằng chữ U  )

Bước 3_Kết hợp: Khi đã xác định được chữ ký mẫu gồm bao nhiêu nét và cách ký của ta theo những ký tự nào thì ta ký liền một mạch theo những ký tự riêng của ta để tạo thành chữ ký mẫu ( ví dụ trên ta có thể nghĩ trong đầu và ký liền một mạch là "2vau" để tạo thành chữ ký Lan như trên)

Nguồn: goctangthu.net

Trên đây là các thủ đoạn giả chữ ký và phương pháp nhận diện mà mọi người cần lưu ý khi tạo chữ ký cho riêng mình và tham khảo thêm nội dung: Cần lưu ý 04 điều này để tránh bị giả mạo chữ ký

Vậy việc ký giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Tùy theo tính chất, hành vi và hậu mà xử lý với từng trường hợp cụ thể như sau:

* Xử lý hành chính:

Trong lĩnh vực tư pháp, Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 2015 quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.

Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP  quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo

* Xử lý hình sự:

Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

  •  101093
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…