DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phim Việt hay đang "Chết" dần trên đất mẹ - Nguyên nhân pháp lý

Avatar

 

"RÒM" bộ phim đoạt giải cao nhất tại LHP Busan - Hàn Quốc từng đứng trước nguy cơ tiếp bước các đàn anh đi trước như: Bụi đời chợ lớn, Rừng xác sống, Bẩy cấp 3,...bị cấm chiếu ở Việt Nam do vi phạm các điều cấm.

Ròm

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là một phim có nội dung như thế nào là vi phạm điều cấm và thế nào là đủ điều kiện để được phép công chiếu tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12) Một bộ phim trước khi được đưa ra rạp phải được Hội đồng thẩm định phim thẩm định, đồng thời phải được cấp giấy phép phổ biến phim. Việc cấp giấy phép phổ biến phi m được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.  1. Hội đồng thẩm định phim:

- Hội đồng thẩm định phim cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập 

- Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập 

- Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thành lập, hội đồng thẩm định phim của đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh do Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh thành lập.

2. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh

- Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

- Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

- Cấm phổ biến phim đối với phim có nội dụng vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được.

3. Điều kiện để một bộ phim được công chiếu tại Việt Nam:

- Phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên. Hội đồng thẩm định xếp loại phim theo 3 bậc: Bậc I (phim có chất lượng xếp loại trung bình); Bậc II (phim có chất lượng xếp loại khá); Bậc III (phim có chất lượng xếp loại xuất sắc).

- Cho phép phổ biến phim với điều kiện cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 tuổi (C13), dưới 16 tuổi (C16) hoặc dưới 18 tuổi (C18) nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở từng lứa tuổi.

4. Phân loại phim theo lứa tuổi:

- Loại P là phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng

- Loại C13 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13

- Loại C16 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16

- Loại C18 là phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18.

Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, những bộ phim được thế giới khen ngợi nhưng do quy trình kiểm duyệt quá khắt khe với phim trong nước mà nhiều phim Việt đã chết ngay trên chính đất mẹ. Nhiều đạo diễn tâm huyết với nghề cũng không dám mạnh tay đưa những vấn đề nhạy cảm vào phim của mình. Đây thực sự là một điều đáng tiếc đối với nền điện ảnh Việt.

Căn cứ: Luật Điện ảnh 2006Luật số 31/2009/QH12; Nghị định 54/2010/NĐ-CP .

  •  1511
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…