Hiện nay, vấn đề phòng cháy chữa cháy đang được dư luận vô cùng quan tâm. Theo quy định pháp luật thì một số phương tiện giao thông phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế và phòng cháy và chưa cháy. Vậy phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20m trở lên vận chuyển hành khách có cần thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy không? Mức phí là bao nhiêu? Mời mọi người cùng tham khảo các quy định sau đây.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 13. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
[...]
3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
[...]
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
[...]
14. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.”
Như vậy, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20m trở lên vận chuyển hành khách thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong tổng mức đầu tư phương tiện giao thông cơ giới.
Theo đó, phương pháp tính mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
“Điều 5. Phương pháp tính mức thu phí thẩm định phê duyệt
1. Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt) đối với dự án xác định theo công thức sau:
Mức thu phí thẩm duyệt |
= |
Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt |
x |
Tỷ lệ tính phí |
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/ NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
- Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:
Nit = Nib - { |
Nib - Nia |
(Git - Gib) } |
Gia - Gib |
Trong đó:
- Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
- Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
- Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
3. Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
4. Mức thu phí thẩm duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
Mọi người tham khảo thêm tỷ lệ tính phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới tại bảng 2 ban hành kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC, cụ thể:
STT |
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
Tỷ lệ tính phí (%) |
Đến 05 |
50 |
100 |
500 |
Từ 1000 trở lên |
1 |
Tàu hỏa |
0.01214 |
0.00639 |
0.00426 |
0.00237 |
0.00158 |
2 |
Tàu thủy |
0.02430 |
0.01279 |
0.00853 |
0.00474 |
0.00316 |