DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÂN TÍCH ĐIỂM MỚI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ SỬA ĐỔI 2014

Từ 01/07/2015, Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi 2014 (gọi tắt là Luật sửa đổi bổ sung- LSĐBS) có hiệu lực, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án Dân sự 2008 (LTHADS). Theo đó, Luật sẽ có những điểm mới như sau:

1/ Mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh:

So với LTHADS, LSĐBS bổ sung thêm quyết định của Tòa án giải quyết phá sản vào phạm vi điều chỉnh của Luật.

 

2/ Sửa đổi, bổ sung những bản án, quyết định được thi hành bao gồm:

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

-  Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

 

3/  Bổ sung thêm khái niệm: “Mỗi quyết định thi hành án là một việc thi hành án”

 

4/ Quy định chi tiết hơn quyền, nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án:

LSĐBS cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án tại Điều 7 và 7a theo hướng tăng cường sự chủ động, nâng cao trách nhiệm của người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong quá trình tổ chức thi hành án trong đó có một quyền rất mới mà Luật đã bổ sung cho đương sự, đó là Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ.

Đặc biệt, để phù hợp hơn với thực tiễn, Luật sửa đổi theo hướng chuyển việc xác minh điều kiện thi hành án từ nghĩa vụ của người được thi hành án thành trách nhiệm của Chấp hành viên nhằm giảm bớt khó khăn cho người được thi hành án đồng thời quy định người được thi hành án không phải trả chi phí cho việc xác minh điều kiện thi hành án.

5/ Thêm mới quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (NCQLNVLQ):

Một điểm mới nữa của LSĐSB là đề cập đến quyền và nghĩa vụ của NCQLNVLQ. Qua đó, NCQLNVLQ được thông báo, tham gia vào việc thực hiện biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan;  yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án; khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Đồng thời, NCQLNVLQ cũng có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.

 

6/ Cụ thể quyền kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND):

Nếu trong LTHADS chỉ quy định chung chung rằng VSKND có quyền kiểm tra việc tuân theo pháp luật THA của cơ quan THA thì nay trong LSĐBS đã quy định chi tiết các quyền đó như sau:

-  Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án;

-  Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này;

-  Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát;

-  Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân;

-  Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm, pháp luật ít nghiêm trọng của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa;

-  Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

(Còn tiếp)

  •  33101
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…