DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân loại chất lượng đất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Avatar

 
Đây là nội dung tại QCVN 03:2023/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
 
Theo đó, QCVN về chất lượng đất áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến việc sử dụng đất như sau:
 
phan-loai-chat-luong-dat-theo-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia
 
Phạm vi điều chỉnh
 
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tối đa hàm lượng của một số thông số trong đất phù hợp với mục đích sử dụng được phân loại theo quy định của Luật Đất đai 2013.
 
Quy định kỹ thuật
 
(1) Loại 1 bao gồm các loại đất sau đây:
 
- Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm, Đất trồng cây lâu năm và Đất nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật về đất đai;
 
- Đất nuôi trồng thủy sản.
 
- Đất làm muối.
 
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
 
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
 
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất chợ và đất công trình công cộng khác.
 
(2) Loại 2 bao gồm các loại đất sau đây:
 
- Nhóm đất rừng gồm: Đất rừng sản xuất, Đất rừng phòng hộ, Đất rừng đặc dụng.
 
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
 
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
 
- Đất thương mại, dịch vụ.
 
- Đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông.
 
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
 
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
 
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng mà không sử dụng theo các mục đích như nêu tại Loại 1 và Loại 3.
 
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
 
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
 
(3) Loại 3 bao gồm các loại đất sau đây:
 
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh mà không sử dụng theo các mục đích nêu tại Loại 1 và Loại 2.
 
- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
 
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
 
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.
 
- Đất giao thông gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác.
 
- Đất bãi thải, xử lý chất thải.
 
- Đất chưa đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
 
Trường hợp khu vực đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì ngưỡng chất ô nhiễm được áp dụng theo mục đích phân loại có ngưỡng giới hạn quy định chặt chẽ nhất.
 
Đối với các thông số tổng DDT, PCBs, Dioxin/furan, hóa chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ: căn cứ vào mục đích chương trình quan trắc để lựa chọn các hợp chất quan trắc phù hợp.
 
Quy định quản lý
 
Thông thường, việc quan trắc định kỳ, thường xuyên các chất ô nhiễm trong đất và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
 
Hầu hết việc quan trắc các chất ô nhiễm trong đất định kỳ cần căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm của khu vực cần quan trắc để lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp.
 
Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
 
QCVN 03:2023/BTNMT thay thế QCVN 03-MT:2015/BTNMT, QCVN 45:2012/BTNMT, QCVN 54:2013/BTNMT, QCVN 15:2008/BTNMT.
 
Xem thêm Thông tư 01/2023/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 12/9/2023.
  •  505
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…