DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NSDLĐ có quyền từ chối NLĐ nghỉ không hưởng lương hay không?

Avatar

 

Trong quan hệ lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng trong đó có việc nghỉ không hưởng lương đối với một số sự kiện theo luật định. Vậy theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có được từ chối nghỉ không hưởng lương của người lao động? Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Nghỉ không hưởng lương là gì?

Nghỉ không hưởng lương là việc người lao động (NLĐ) xin nghỉ trong các trường hợp cần thiết hay những sự kiện quan trọng.

Đây là quyền lợi của NLĐ, NLĐ có thể xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải, tuy nhiên, điều này vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

1. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 BLLĐ 2019 thì NLĐ còn có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên mà số ngày nghỉ không lương có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu NSDLĐ không cho nghỉ thì NLĐ không được tự ý nghỉ.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không hưởng lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình.

nghi-khong-huong-luong

NSDLĐ có được từ chối nghỉ không hưởng lương của NLĐ?

Theo Điều 115 BLLĐ 2019, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày là đúng theo quy định của pháp luật trong trường hợp tại Khoản 2 Điều này.

Việc NSDLĐ từ chối khi NLĐ đã báo trước trong trường hợp này là vi phạm quy định pháp luật.

NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng).

Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ  đề xuất thỏa thuận nghỉ việc không lương với NSDLĐ, thì NSDLĐ có quyền xem xét đề xuất của NLĐ và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận.

Nếu trong trường hợp này NSDLĐ không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật.

NSDLĐ không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương mà họ vẫn nghỉ (trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 115 BLLĐ 2019) thì giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp này, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 về việc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ.

Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải căn cứ tại Khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 đổi với NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

  •  714
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…