DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà không muốn nhận lại NLĐ

Avatar

 
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là gì? Người sử dụng lao động (NSDLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng không muốn nhận lại người lao động (NLĐ) thì giải quyết làm sao?
 
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là gì?
Theo Điều 39 Bộ luật lao động 2019 quy định thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật lao động 2019.
 
Như vậy, NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019. Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp hoặc không báo trước đúng thời gian quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
 
NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng không muốn nhận lại NLĐ thì giải quyết làm sao?
Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019 quy định thì NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có các nghĩa vụ sau:
 
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
 
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
 
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
 
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
 
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
 
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
 
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
 
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
 
  •  4630
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…