DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhường cơm sẻ áo có nghĩa là gì? Đối tượng nào được kêu gọi quyên góp từ thiện?

Avatar

 

Câu nhường cơm sẻ áo được hiểu là như thế nào? Có những đối tượng nào được kêu gọi quyên góp từ thiện?

Nhường cơm sẻ áo có nghĩa là gì?

Nhường cơm sẻ áo là một câu thành ngữ của Việt Nam mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu thành ngữ nhường cơm sẻ áo nói đến tinh thần tương thân tương ái, sự đùm bọc, giúp đỡ nhau giữa con người với con người trong xã hội.

Thành ngữ nhường cơm sẻ áo thể hiện tấm lòng cao đẹp, xuất phát từ lòng nhân ái, sự tử tế trong cuộc sống đối với người khó khăn hơn cả về sự san sẻ vật chất như thức ăn, quần áo hay tiền bạc và về mặt tinh thần là những lời động viên, an ủi.

Khi chúng ta giúp đỡ người khác không chỉ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, giúp cho những người yếu thế, người kém may mắn có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống. Vậy nên, mỗi chúng ta nên tích cực lan tỏa tình yêu thương, những hành động đẹp, và sự sẻ chia để cùng nhau tạo nên một cộng đồng đầy ấm áp và tốt đẹp.

Đối tượng nào được kêu gọi quyên góp từ thiện?

Có thể thấy, việc cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp từ thiện, vận động mọi người cùng nhau nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn là một hoạt động nhân văn và cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Hiện nay các đối tượng được quyền kêu gọi quyên góp từ thiện, tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được nêu rõ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP gồm có:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. 
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai.
- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
- Các quỹ từ thiện theo quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
 
Cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện bằng tiền có cần phải mở tài khoản ngân hàng riêng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện.

+ Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

+ Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Như vậy, cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện bằng tiền bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện.

  •  132
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…