DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những thay đổi quan trọng về bảo hiểm tai nạn lao động từ 01/7/2016

Avatar

 

>>> Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016

Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được ban hành nhằm kịp thời hướng dẫn Luật có hiệu lực từ 01/7/2016.

Từ ngày 01/7/2016, các chế độ đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ thực hiện theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thay vì theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 như hiện nay.

Sau đây là những thay đổi quan trọng về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2016.

Chú thích các từ ngữ viết tắt trong bài viết:

- BHXH: bảo hiểm xã hội.

- NLĐ: người lao động.

- NSDLĐ: người sử dụng lao động.

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: bảo hiểm tai nạn lao động.

1. Người lao động đã nghỉ hưu cũng được hưởng chế độ này

Ngoài các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, bồ sung quy định “Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp” thuộc đối tượng áp dụng chế độ này theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP.

(Khoản 3 Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP)

2. Nhiều chế độ dành cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

So với trước thì chỉ có chế độ trợ cấp khi suy giảm khả năng lao động, trợ cấp phương tiện sinh hoạt, trợ cấp phục vụ và trợ cấp khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghiệp cũng như dưỡng sức phục hồi sức khỏe thì từ 01/7/2016 nhiều chế độ dành cho NLĐ ngoài các khoản trợ cấp do bị suy giảm như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, khám chữa bệnh, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động.

(Chương II, III và IV Nghị định 37/2016/NĐ-CP)

3. Quy định mức đóng cho từng nhóm đối tượng:

1% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ

1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

 

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2018, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức nêu trên.

4. Trường hợp NLĐ giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì được hưởng chế độ như thế nào?

- Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức hưởng này không vượt quá mức tối đa theo quy định pháp luật BHXH.

- Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định sẽ được nêu sau và các chế độ BHXH theo quy định pháp luật về BHXH.

5. Hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ phát hiện bệnh khi đã nghỉ hưu

- NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong khỏang thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Hồ sơ hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

+ Sổ BHXH đối với NLĐ đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với NLĐ đã nghỉ hưu;

+ Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

Lưu ý: Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục đối với từng loại trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, đồng thời, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, thủ tục giám định.

6. Điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục hưởng các chế độ

Chế độ

Điều kiện hưởng

Mức hưởng

Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

- Học phí được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(mức hỗ trợ cho từng đối tượng không quá 50% học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở)

 

Hỗ trợ khám bệnh

- Đối tượng thuộc trường hợp bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động:

+ Đóng bảo hiểm tai nạn lao động đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ.

+ NSDLĐ thực hiện quan trắc môi trường lao động.

+ Được đề nghị hỗ trợ kinh phí phải là NLĐ đã được phát hiện bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện.

- Đối tượng đã nghỉ hưu thì khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ = 50% chi phí khám theo biểu giá do Bộ Y tế ban hành sau khi được BHYT chi trả.

(Mức tối đa không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám. Số lần hỗ trợ tối đa là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần)

- Riêng đối với NLĐ đã nghỉ hưu được chi trả 100% mức chi khám bệnh.

 

Hỗ trợ chữa bệnh

- Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện.

+ Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí.

+ NSDLĐ đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho NLĐ trong thời gian làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

+ NSDLĐ đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

- Đối tựơng đã nghỉ hưu đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ = 50% chi phí chữa bệnh theo biểu giá do Bộ Y tế ban hành sau khi đã được BHYT chi trả.

(Số lần hỗ trợ tối đa là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần)

Phục hồi chức năng

NLĐ được hỗ trợ khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức hỗ trợ tối đa = 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được BHYT chi trả.

Mức hỗ trợ không vượt quá 02 lần/mức lương cơ sở/người/lượt.

Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần và trong 01 năm chỉ nhận được hỗ trợ 01 lần.

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

NSDLĐ được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

- Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

- NLĐ được hỗ trợ khi có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng đề nghị hỗ trợ.

- Đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động: không quá 01 lần mức lương cơ sở/người.

- Đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: không quá ½ mức lương cơ sở/người.

- Đối với người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn, vệ sinh viên: không quá ¼ mức lương cơ sở/người.

Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều tra lại vụ tai nạn lao động

- Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan BHXH;

- Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp điều tra lại không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.

100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về công tác phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.

 

 

  •  11337
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…