DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Avatar

 

Hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm liên quan đến lừa đảo, gian lận, đánh bạc…ngày càng nhiều và tinh vi hơn.

(1) Mua, thuê tài khoản ngân hàng để làm gì?

Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. 

Các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, rửa tiền sẽ sử dụng các tài khoản do thuê, mua của người khác để che giấu danh tính để thực hiện hành vi phạm tội, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công cuộc điều tra.

Các đối tượng trên thường đăng tải thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội để thuê, mua tài khoản ngân hàng.

Chúng thường tiếp cận với những người lao động có thu nhập thấp, người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, nhờ thuê mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền công với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Sau khi mở tài khoản, chủ tài khoản phải bàn giao thông tin đăng nhập Internet Banking, sim điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng… cho đối tượng. 

Đối tượng sẽ sử dụng các tài khoản ngân hàng này vào các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(2) Những rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Khi cho thuê hoặc bán tài khoản ngân hàng có thể gặp phải một loạt các rủi ro nghiêm trọng, không chỉ về mặt pháp lý mà còn liên quan đến tài chính, uy tín và an ninh cá nhân.

Người cho thuê, bán tài khoản ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý theo điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, phạt tiền 30-50 triệu đồng những hành vi thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 01 thẻ đến dưới 10 thẻ

Ngoài ra, tại điểm a khoản 6 Điều 28 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, chủ tài khoản có thể bị phạt tiền 50-100 triệu đồng về hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán; mua bán tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản trở lên mà chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thậm chí, có thể bị điều tra, truy tố về hành vi liên quan đến các giao dịch vi phạm pháp luật ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào hoạt động lừa đảo họ vẫn có thể bị coi là đồng phạm hoặc có thể coi hành vi đó là tiếp tay cho tội phạm.

Chính vì vậy, để tránh trở thành nạn nhân của các vụ việc mua bán tài khoản ngân hàng cho mục đích lừa đảo, cần phải cảnh giác trước những mẩu tin trên mạng hoặc các lời mời gọi bán, mở hộ tài khoản ngân hàng để nhận tiền. 

Ngoài ra cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng, dữ liệu cá nhân với bất kỳ ai đặc biệt là những người không quen biết trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, cần cẩn trọng đề nghị kiếm tiền dễ dàng liên quan đến việc thuê, bán tài khoản ngân hàng, những đề nghị này thường là cái bẫy của các hoạt động lừa đảo.

Cuối cùng là thường xuyên kiểm tra định kỳ, theo dõi sát sao giao dịch trong tài khoản ngân hàng.

Sử dụng các dịch vụ bảo mật do ngân hàng cung cấp như thông báo về các giao dịch bất thường. Các giao dịch trực tuyến cần thiết phải được nhận biết bằng sinh trắc học.

Nếu người dân nếu phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình, cần thiết phải báo ngay cho ngân hàng và cơ quan chức năng để được kịp thời xử lý và ngăn chặn hậu quả.

Các đối tượng lừa đảo có thể bị xử lý về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng theo Điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 với hình phạt từ lên đến 07 năm, phạt tiền lên đến 500 triệu.

  •  397
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…