Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là bộ Quốc triều hình luật) được coi là bộ luật nổi bật nhất, có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử lập pháp của nền phong kiến Việt Nam. Cho đến nay mặc dù đã trải qua hơn 500 năm lịch sử. Tuy nhiên, các quy định pháp luật của Bộ luật Hồng Đức vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho nền lập pháp của nước ta hiện nay. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn và có những điểm tiếp cận gần với kĩ thuật lập pháp hiện đại. Đặc biệt là những quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ. Cái mà các bộ luật khác thời phong kiến thường không chú trọng đến với thân phận của người phụ nữ.
Đối với phụ nữ quyền lợi của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trong hai chương là “Hộ hôn” và “Điền sản”. Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thời phong kiến nhà nước quy định con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết. Bên cạnh đó, bộ luật cũng phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho Bên còn sống nếu một trong hai vợ chồng chết trước. Có thể nói đây là một điểm mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà đến ngày hôm nay tại Điều 28, 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã kế thừa về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng.
Bên cạnh vấn đề về tài sản, thừa kế thì sự tiến bộ, nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức còn thể hiện qua địa vị nganghàng của người vợ trong hôn nhân như có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ như: “chồng xa cách vợ không lui tới trong suốt 5 thắng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ. Hay nếu đã có con thì gia hạn 1 năm. Những người công sai đi xa không áp dụng luật này. Nếu đã thôi vợ mà trở lại cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm” theo quy định tại điều 308 Bộ luật Hồng Đức. Điểm này đã cho thấy sự tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện tại.
Ngoài ra ở Điều 167 – Hồng Đức thiện chính thư đã có giấy từ xác thực một điểm tiến bộ minh bạch của Bộ luật Hồng Đức. Bên cạnh việc ưng thuận của cha mẹ hoặc các trưởng bối thì sự ưng thuận của hai bên trai giá cũng được pháp luật chú trọng và hiện nay điều này cũng được ghi nhận tại Luật hôn nhân gia đình 2014.
Qua đó có thể thấy những điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là một bước tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thểđược gía trị thời sự và cách lập pháp tiến tiến của nền lập pháp nước ta để lại kế thừa cho Luật hôn nhân gia đình hiện đại