DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những loại thuế, phí và bảo hiểm người nước ngoài cần đóng khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Thể theo câu hỏi của nhiều bạn đọc về các vấn đề liên quan đến thuế, phí và bảo hiểm dành cho người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, sau đây, là bài viết tổng hợp các loại thuế, phí, lệ phí và bảo hiểm dành cho đối tượng này.

Trong trường hợp thắc mắc thêm các loại thuế, phí, lệ phí khác phát sinh khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này để được giải đáp nhé!

Trước khi xem bài viết này, các bạn có thể xem qua bài viết Những điều người nước ngoài cần biết khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam để nắm được các thủ tục cần thiết.

Chú thích từ viết tắt trong bài viết:

TNTT: Thu nhập tính thuế

TNCN: thu nhập cá nhân

Trđ: Triệu đồng

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

A. PHÍ CẤP THỊ THỰC VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM

STT

Nội dung

Mức thu

1

Cấp thị thực có giá trị một lần

25 USD/chiếc

2

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

 

a

Loại có giá trị đến 03 tháng

50 USD/chiếc

b

Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng

95 USD/chiếc

c

Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm

135 USD/chiếc

d

Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm

145 USD/chiếc

e

Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm

155 USD/chiếc

g

Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)

25 USD/chiếc

3

Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới

5 USD/chiếc

4

Cấp giấy miễn thị thực

10 USD/chiếc

5

Cấp thẻ tạm trú:

 

a

Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm

145 USD/thẻ

b

Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm

155 USD/thẻ

c

Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm

5 USD/thẻ

6

Gia hạn tạm trú

10 USD/lần

7

Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú

100 USD/thẻ

8

Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam

10 USD/người

9

Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13)

5 USD/người

10

Cấp thị thực tại cửa khẩu có giá trị không quá 15 ngày trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh sang nước thứ ba rồi nhập cảnh trở lại Việt Nam cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam chưa đến 30 ngày

5 USD/người

11

Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

200.000
Đồng/lần cấp

12

Cấp giấy phép cho người đã nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới đi thăm quan các địa điểm khác trong tỉnh

10 USD/người

B. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Cần xác định người nước ngoài thuộc trường hợp cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú.

Trường hợp 1: Cá nhân cư trú

Nếu là cá nhân cư trú thì phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Cụ thể:

+ Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an.

+ Hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

i. Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn trên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

ii. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Trường hợp 2: Cá nhân không cư trú

Không đáp ứng đủ điều kiện trên là cá nhân không cư trú.

Tùy theo người nước ngoài được xác định là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú mà mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng khác nhau.

I. CÁ NHÂN CƯ TRÚ

1. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Số thuế TNCN phải nộp được tính theo bảng sau đây: (tùy vào thu nhập tính thuế mà công thức tính thuế khác nhau)

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Trong đó:

* Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ gia cảnh – Các khoản đóng BH, quỹ hưu trí tự nguyện – Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

* Giảm trừ gia cảnh được tính từ tháng 01 hoặc từ tháng người nước ngoài đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng). 

Ngoài ra, nếu người nước ngoài có con dưới 18 tuổi thì được giảm trừ gia cảnh thêm.

Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

Mức giảm trừ gia cảnh cho con dưới 18 tuổi: 3,6 triệu đồng/tháng.

* Các khoản đóng BH, quỹ hưu trí tự nguyện:

Nếu người nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản BHXH khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế TNCN.

2. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu x thuế suất

Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà thuế suất khác nhau:  

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

II. CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

1. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công

 Số thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công x thuế suất 20%

Trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

+ Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

+ Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

2. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu x thuế suất

Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà thuế suất khác nhau:  

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa: 1%

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%

- Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác: 2%

Đây là cách tính thuế đối với các thu nhập phổ biến, ngoài ra còn có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.

C. BẢO HIỂM XÃ HỘI

Cho đến thời điểm hiện tại, người lao động nước ngoài chưa phải đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm thai sản, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…) vì chưa có hướng dẫn cụ thể, dù Luật bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2018) có quy định như sau:

“Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

D. BẢO HIỂM Y TẾ

Mức đóng BHYT hàng tháng = 1,5% tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động,

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014

Thông tư 219/2016/TT-BTC

Thông tư 111/2013/TT-BTC

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

Xem thêm: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại 63 tỉnh, thành

  •  36253
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…