DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều có thể bạn chưa biết về chứng minh nhân dân

>>> Người bị điên không được cấp CMND nhưng được cấp thẻ căn cước?

Chứng minh nhân dân (CMND) được xem là một trong những “giấy tờ bất ly thân” của công dân Việt Nam khi tham gia vào các hoạt động với cơ quan nhà nước hoặc các giao dịch dân sự khác…Thường sử dụng chúng nhưng đã bao giờ bạn thật sự quan tâm đến những quy định về nó chưa?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá ra những điều có thể bạn chưa biết về CMND.

Những điều có thể bạn chưa biết về CMND

1. CMND ra đời khi nào?

CMND ra đời từ khi Nghị định 577-TTg năm 1957 do Thủ tướng ban hành có hiệu lực từ ngày 12/12/1957. CMND được cấp cho tất cả người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trừ người bị bệnh điên không được cấp. CMND có giá trị sử dụng 05 năm, hết hạn phải xin cấp giấy khác.

Đến năm 1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 150-CP có hiệu lực từ ngày 17/10/1964 thay thế Nghị định 577-TTg năm 1957 về việc cấp CMND. Thời điểm này, CMND được cấp cho tất cả người dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 18 tuổi tròn trở lên, trừ người bị mất trí, người đang bị giam giữ, đang bị quản chế đều không được cấp.

Sau đó, đến năm 1972, Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm quy định những người từ 15 đến 17 tuổi được cấp Giấy chứng nhận căn cước theo Quyết định 215-TTg năm 1972 có hiệu lực từ ngày 09/8/1972.

Năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhu cầu đi lại, quan hệ giao dịch giữa hai miền Nam, bắc và do các loại giấy tờ khác chưa thống nhất, vì vậy Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 143-CP năm 1976 có hiệu lực từ 24/8/1976 thay thế Nghị định 577 và Quyết định 215 nêu trên. Lúc này, CMND được gọi là Giấy Căn cước, giấy này được cấp cho tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu từ tuổi 15 trở lên đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Qua quá trình sử dụng lâu dài, Giấy căn cước phát sinh nhiều nhược điểm và để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ, Chính phủ ban hành Nghị định 05/1999/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/5/1999 và vẫn còn áp dụng đến bây giờ. Trong đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ làm thẻ CMND.

Những người bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam, chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình tạm thời chưa được cấp CMND.

Rồi đến ngày 20/11/2014, Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 được ban hành dần dần thay thế CMND. Thẻ căn cước công dân được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.

2. Từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải có thẻ CMND

Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp thẻ CMND.

Đã là nghĩa vụ thì bắt buộc tất cả các công dân Việt Nam đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo ngoại trừ các trường hợp không được cấp.

3. Vậy nếu từ đủ 14 tuổi trở lên mà không có thẻ CMND thì sao?

Như trên đã đề cập, bắt buộc thực hiện tất nhiên phải có chế tài phù hợp nếu như không thực hiện, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu từ đủ 14 tuổi trở lên mà không có CMND (trừ trường hợp không được cấp) thì bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Trước đây, mức phạt này là 80.000 – 100.000 đồng theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP, 60.000 – 100.000 đồng theo Nghị định 150/2005/NĐ-CP và 20.000 – 100.000 đồng theo Nghị định 49-CP năm 1996.

4. CMND ngày trước có cả họ tên cha, họ tên mẹ

Có lẽ xuất phát từ khi Nghị định 577 cho đến thời điểm ban hành Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì quy định CMND phải có cả họ tên cha, lẫn họ tên mẹ. Mãi đến khi Nghị định 106/2013/NĐ-CP được ban hành, có hiệu lực từ 02/11/2013 mới chính thức bỏ quy định ghi họ tên  cha, mẹ vào trong CMND.

5. Từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng không có CMND có thể đi máy bay nội địa được không?

Có thể được, nếu bạn có một trong các loại giấy tờ sau:

- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.

- Thị thực rời.

- Thẻ thường trú.

- Thẻ tạm trú.

- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.

- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.

- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.

- Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận.

(Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Mẫu giấy xác nhận nhân thân được quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư 01)

Căn cứ Phụ lục XIII Thông tư 01/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/5/2016.

6. Chậm đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân có thể bị xử phạt

Cụ thể là từ nay đến hết ngày 31/12/2019, bạn phải tiến hành đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân, trong trường hợp không chấp hành đúng quy định, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

  •  27535
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…