Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh, việc tham gia hoạt động kinh tế ngày nay không chỉ có sự tham gia của người Việt Nam mà còn có người nước ngoài. Quá trình hợp tác ít nhiều cũng xảy ra những mâu thuẫn đòi hỏi có một bên thứ 3 đứng ra giải quyết tranh chấp, có thể là trọng tài thương mại hay tòa án.
>>> Trọng tài thương mại hay Tòa án?
Thực tế, nếu có sự tham gia hợp tác kinh tế với người nước ngoài, phương thức trọng tài thương mại thường được ưu tiên sử dụng hơn. Thế nhưng trước đây chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cho việc giải quyết hòa giải thương mại.
Dưới đây là một số lưu ý về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại theo quy định dự kiến sẽ được trình thông qua trong thời gian tới:
Trước khi tiến hành hòa giải, có một số nội dung cần phải nắm rõ:
- Thỏa thuận hòa giải: được xác lập bằng văn bản hoặc lời nói.
- Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm và thời gian tiến hành
Đồng thời, họ cũng có quyền đồng ý hay từ chối hòa giải, yêu cầu tạm dừng hay chấm dứt hòa giải, có quyền yêu cầu công khai hoặc không khi tiến hành hòa giải,…
Việc lựa chọn hòa giải viên có thể thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải hay hòa giải viên thương mại độc lập.
Thủ tục hòa giải chủ yếu dựa vào thỏa thuận
Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận thủ tục tiến hành hòa giải.
Hòa giải có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
Tùy thuộc vào nội dung tranh chấp, trên cơ sở quy định pháp luật, tập quán thương mại, hòa giải viên thương mại áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên tranh chấp hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình để các bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại có thể đưa ra các đề xuất nhằm giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp.
Đồng thời, cũng tại thời điểm này, các bên có thể yêu cầu chấm dứt, tạm ngừng hoặc tiếp tục hòa giải. Hòa giải viên thương mại phải tôn trọng quyết định của các bên.
Hướng xử lý kết quả tiến hành hòa giải:
|
Hòa giải thành |
Hòa giải không thành |
Điều kiện về mặt nội dung |
Là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp. |
Là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp. Các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. |
Điều kiện về mặt hình thức |
Các bên lập Thỏa thuận hòa giải thành. Thỏa thuận này phải gồm: - Căn cứ tiến hành hòa giải. - Thông tin cơ bản về các bên. - Nội dung chủ yếu của vụ việc. - Diễn biến của quá trình hòa giải. - Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện. - Quyền và nghĩa vụ của các bên. - Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận. - Các nội dung khác. Thỏa thuận hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. |
|
Hiệu lực |
Thỏa thuận hòa giải thành có giá trị ràng buộc với các bên. Một hoặc các bên được yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận hòa giải thành. (Trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự) |
|
Chấm dứt thủ tục hòa giải trong các trường hợp sau:
- Khi các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành.
- Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
- Theo đề nghị của một bên tranh chấp.
Một điều quan trọng nữa là phí và chi phí hòa giải
Chủ yếu do các bên tranh chấp và hòa giải viên thương mại thỏa thuận.
Ngoài ra, có thể áp dụng biểu phí của tổ chức cung cấp hòa giải thương mại.
Mời các bạn xem chi tiết nội dung này tại dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại.