DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhà thuốc dược liệu có thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy không?

Avatar

 

Nhà thuốc, tiệm thuốc dược liệu có thể được biết là cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, theo quy định pháp luật được xem là cơ sở kinh doanh dược. Vậy cơ sở này có thuộc đối tượng được quản lý về phòng cháy, chữa cháy hay không?

Nhà thuốc dược liệu có thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy?

Theo khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016 có quy định về cơ sở kinh doanh dược, bao gồm:

- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

Theo đó, nhà thuốc dược liệu hay là cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu (cơ sở bán lẻ thuốc) là một cơ sở kinh doanh dược theo quy định của Luật Dược.

Cũng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Danh mục bao gồm các cơ sở như:

- Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.

- Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.

- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.

- Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

…(xem toàn bộ danh mục tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này)…

Tuy nhiên danh mục này không đề cập đến cơ sở bán lẻ thuốc như là nhà thuốc dược liệu hoặc là đề cập đến cơ sở kinh doanh dược nói chung.

Như vậy, nhà thuốc dược liệu không thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy.

nha-thuoc-duoc-lieu-phong-chay-chua-chay

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với nhà thuốc dược liệu là gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 31 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 10 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền nói chung để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Luật này;

- Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;

- Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.

Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn.

Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

- Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu;

- Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc;

- Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định tại các điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016.

Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ;

- Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

  •  226
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…