DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nguồn gốc câu nói “Phi thương bất phú”? Quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa?

Avatar

 

“Phi thương bất phú” có nghĩa là gì? Câu nói “Phi thương bất phú” có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào?

Nguồn gốc của câu nói “Phi thương bất phú”

Nhiều quan điểm cho rằng câu nói “Phi thương bất phú” là câu phát triển từ ngạn ngữ cổ đại của Trung Quốc: "无农不稳,无工不富,无商不活" (Vô nông bất ổn, vô công bất phú, vô thương bất hoạt), nghĩa là "không có nông nghiệp thì không ổn định, không có việc làm thì không thể giàu, không có buôn bán thì xã hội không hoạt động", trích Trung Quốc tục ngữ đại từ điển (bộ mới), Ôn Đoan chính chủ biên (tr.941, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2011).

Tuy phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, song "Phi thương bất phú" lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong nhiều văn bản Hán ngữ qua cách viết: 非商不富 (Fēi shāng bù fù), ví dụ trong quyển Pháp ý (法意, 1915); Nguyên phú (原富, 1931) - tập 2; Mục lục danh học (穆勒名學, 1931) của Nghiêm Phục, cả 3 quyển này đều do Thương vụ ấn thư quán xuất bản. Thành ngữ 非商不富 du nhập vào Việt Nam, được chuyển thành "Phi thương bất phú", để rồi nhiều năm sau mới thấy trong quyển Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ (NXB Sử học, Hà Nội, 1961).

Phi thương bất phú

Ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú”

“Phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán, còn “bất phú” có nghĩa là không giàu có, sung túc. Theo đó, ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” là chúng ta sẽ không thể có cuộc sống giàu sang, phú quý nếu không kinh doanh, buôn bán.

Câu nói này khẳng định vai trò quan trọng của việc làm giàu bằng con đường buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, câu nói “Phi thương bất phú” đã trở nên quen thuộc và trở thành châm ngôn sống của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điển hình là việc nhiều người trẻ hiện nay đã tập tành kinh doanh, buôn bán từ rất sớm. Đồng thời, nhờ sự phát triển của các trang mạng xã hội mà việc bán hàng qua các trang mạng này (hay thường được gọi với các tên “bán hàng online”) đã trở nên rất phổ biến hiện nay.

Quy định của pháp luật về việc mua bán hàng hóa

Việc mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự 2015Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Đơn cử một số quy định của Luật Thương mại 2005 mà các thương nhân cần biết khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa:

(1) Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán (theo Điều 34 Luật Thương mại 2005):

- Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

- Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005.

(2) Địa điểm giao hàng (theo Điều 35 Luật Thương mại 2005):

- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó.

+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.

+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.

+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

(3) Thời hạn giao hàng (theo Điều 37 Luật Thương mại 2005):

- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

(4) Các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng (theo Điều 292 Luật Thương mại 2005):

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

- Phạt vi phạm.

- Buộc bồi thường thiệt hại.

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

- Huỷ bỏ hợp đồng.

- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Như vậy có thể thấy, câu nói "Phi thương bất phú" đề cao con đường làm giàu bằng việc buôn bán, kinh doanh.

Bên cạnh đó, khi thực hiện việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa; người bán cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo giao dịch mua bán là hợp pháp và tránh bị áp dụng các chế tài xử phạt không đáng có.

  •  10636
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…