Ngày 31/5/2023 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, nhằm thực hiện nâng cao tay nghề cho người dân tại nông thôn thì người lao động tại nông thôn trên 63 tỉnh thành được hỗ trợ đào tạo sơ cấp 3 tháng.
(1) Bổ sung ngành nghề được lựa chọn xây dựng phát triển giáo dục nghề nghiệp
- Ngành nghề được lựa chọn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên kế hoạch của vùng
Cụ thể bổ sung khoản 3 Điều 7 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình.
- Ngành, nghề được lựa chọn xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu dựa trên kế hoạch của vùng
Bổ sung khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu như sau:
Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình.
- Ngành, nghề được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm dựa trên kế hoạch của vùng
Bổ sung khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm như sau:
Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình.
(2) Xây dựng giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp tuân thủ quy định về đấu thầu
Sửa đổi, bổ sung Điều 10 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH xây dựng giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về giá; Nghị định số 60/2021/NĐ- CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan; Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo danh mục sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình.
(Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH quy định xây dựng giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước còn phải thông qua Nghị định 32/2019/NĐ-CP)
(3) Không còn quy định địa bàn tỉnh có xã khu vực I, II, III
Sửa đổi khoản 1 Điều 32 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH về hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo như sau:
Hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(So với quy định cũ thì hiện hành giờ đây không còn quy định hỗ trợ cho địa bàn tỉnh có xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025).
(4) Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên 63 tỉnh thành
Sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 36 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.