DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người dân có quyền quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang làm nhiệm vụ?

Avatar

 

Hiện nay trong một số trường hợp khi bị CSGT dừng xe để xử phạt lỗi khi tham gia thông, người dân thường lấy điện thoại ra để quay phim, chụp hình lại. Vậy hành vi này có được pháp luật cho phép hay không?

Người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng CSGT?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Luật Công an Nhân dân 2018: “Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khoản 3 Điều 8 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân”.

Như vậy người dân có quyền giám sát hoạt động của CSGT khi đang làm nhiệm vụ.

Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các lực lượng chức năng, công chức đang làm việc và nguyên tắc chung là công dân được làm tất cả những gì luật không cấm.

Theo đó, việc quay phim, ghi hình cảnh sát giao thông làm việc không cấm, tuy nhiên chưa được hướng dẫn cụ thể, nên dễ gây nhầm lẫn là không được thực hiện.

Như vậy, nếu tại trụ sở công an, cảnh sát giao thông và các lực lượng khác đang làm nhiệm vụ không cắm biển “khu vực cấm”, “cấm quay phim chụp ảnh”, v.v.., hay không liên quan đến bí mật Quốc gia, thì công dân có quyền quay phim chụp ảnh.

Việc quay phim chụp ảnh các lực lượng chức năng, công chức, ở đây là cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của cá nhân mà là ghi hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng, và việc đó hoàn toàn có thể coi là một loại hình thức giám sát.

Công dân có quyền giám sát này theo Luật Công an Nhân dân 2018 và Luật Cán bộ công chức 2008 nói trên.

quay-phim-chup-anh-CSGT

05 hình thức giám sát của người dân đối với CSGT

Căn cứ tại Thông tư 67/2019/TT-BCA đã liệt kê cụ thể 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Điều 11 gồm:

- Thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.

Trong đó, nhân dân được quyền giám sát hoạt động của lực lượng CAND trong việc thi hành quy định pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ căn cứ tại Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA.

Chính vì vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ.

Theo đó, việc quay phim hay chụp hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ là điều pháp luật cho phép trong hoạt động giám sát lực lượng CAND.

Điều kiện quay phim, chụp hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ

Như đã phân tích ở trên, việc quay phim hay chụp hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ là điều pháp luật cho phép, tuy nhiên người cần đảm bảo được 03 điều kiện sau:

- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo Khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2019

Trong đó, Điều 4 Thông tư 67/2019/TT-BCA đã giải thích về khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh CSGT nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ trong khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Khiếu nại khi bị ngăn cản quyền giám sát

Theo khoản 1, Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 thì khi có căn cứ khi bị ngăn cản quyền giám sát của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã có hành vi hành chính;

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày biết được hành vi hành chính theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011.

  •  12741
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…