DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người đã áp dụng biện pháp giáo dưỡng thì có xem là phạm tội lần đầu?

Avatar

 
Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm án khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội.
 
Vậy trường hợp trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì có được xem là phạm tội lần đầu?
 
 
nguoi-da-ap-dung-bien-phap-giao-duong-thi-co-xem-la-pham-toi-lan-dau
 
1. Phạm tội lần đầu là gì?
 
Cụ thể tại mục 4 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau:
 
Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.
 
Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa lần chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích.
 
2. Có bao nhiêu trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu?
 
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
- Trước đó chưa phạm tội lần nào.
 
- Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự.
 
- Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
 
- Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.
 
3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù?
 
Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 được Tòa án áp dụng thực hiện như sau:
 
- Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
 
- Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
 
- Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
 
Ngoài ra, không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
 
Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù.
 
4. Như thế nào được xem là phạm tội ít nghiêm trọng?
 
Hiện hành theo Bộ luật Hình sự 2015 thì các tội được xem là tội phạm ít nghiêm trọng thì vẫn có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng ở mức thấp. Theo đó,  người phạm tội ít nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cao nhất là phạt tù đến 3 năm. 
 
Sau đây là ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng: 
 
- Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015  quy định về tội giết hoặc loại bỏ con mới đẻ.
 
- Điều 126 khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn khả năng tự vệ hoặc vượt mức cần thiết khi truy bắt người phạm tội.
 
- Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành hạ người khác và nhiều tội danh khác nhưng đều chỉ có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến hai năm tù (theo quy định là dưới ba năm tù).
 
Như vậy, người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng do đã vi phạm trước đó mà lần tiếp theo vẫn phạm tội thì sẽ được xác định là phạm tội lần đầu nếu là phạm tội ít nghiêm trọng, vô ý phạm tội và có nơi cư trú rõ ràng.
  •  458
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…