DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người có hành vi lấn chiếm đất bất hợp pháp thì bị xử lý thế nào?

Avatar

 
Không ít trường hợp xảy ra tranh chấp đều đến từ hành vi lấn chiếm đất bất hợp pháp hoặc bị cưỡng chế thu hồi đất do sử dụng đất của nhà nước. Vậy người có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị xử lý thế nào?
 
 
1. Hành vi lấn chiếm đất là gì?
 
Căn cứ Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP) có giải thích hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:
 
- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
 
- Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
 
+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
 
+ Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp)
 
+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
 
2. Hành vi lấn chiếm đất bị xử phạt hành chính
 
Đối với trường hợp lấn, chiếm đất mà chưa đến mức truy cứu hình sự thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
 
- Lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn:
 
+ Phạt 02 triệu - 03 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
 
+ Phạt 03 triệu - 05 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
 
+ Phạt 05 triệu - 15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
 
+ Phạt 15 triệu - 30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
 
+ Phạt 30 triệu - 70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
 
- Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
 
+ Phạt 03 triệu - 05 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
 
+ Phạt 05 triệu - 10 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
 
+ Phạt 10 triệu - 30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
 
+ Phạt 30 triệu - 50 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
 
+ Phạt 50 triệu - 120 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
 
- Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
 
+ Phạt 03 triệu - 05 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
 
+ Phạt 05 triệu - 07 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
 
+ Phạt 07 triệu - 15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
 
+ Phạt 15 triệu - 40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
 
+ Phạt 40 triệu - 60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
 
+ Phạt 60 triệu - 150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
 
- Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
 
+Phạt 10 triệu - 20 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
 
+ Phạt 20 triệu - 40 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
 
+ Phạt 40 triệu - 100 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
 
+ Phạt 100 triệu - 200 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
 
+ Phạt 200 triệu - 500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
 
Ngoài ra, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.
 
Đồng thời, bị buộc khôi phục lại tình trạng đất ban đầu, buộc đăng ký đất đai và nộp lại số lợi bất hợp pháp.
 
Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP)
 
3. Lấn chiếm đất có thể bị truy cứu hình sự
 
Căn cứ Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai sẽ bị xử lý hình sự nếu có các hành vi lấn chiếm đất đai như sau:
 
- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
 
- Phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
 
+ Có tổ chức;
 
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
 
+ Tái phạm nguy hiểm.
 
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
 
Như vậy hành vi lấn chiếm đất của người khác bất hợp pháp thì có thể bị xử phạt hành chính đến 500 triệu đồng hoặc truy cứu hình sự lên đến 07 năm tù hoặc phạt từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng.
  •  2787
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…